Cơ quan nào sau đây không phải là cơ quan quản lý nhà nước

Mục lục bài viết

  • 1. Tìm hiểu chung về cơ quan quản lý nhà nước
  • 2. Phân tích những bảo đảm cho quan hệ giữa nhà nước và cá nhân
  • 2.1 Những bảo đảm chung
  • 2.2 Bảo đảm pháp lí:

1. Tìm hiểu chung về cơ quan quản lý nhà nước

Các cơ quan quản lí nhà nước ở nước ta thuận hê thống cơ quan hành chính nhà nước, bao Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhận dân các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước có thể phân loại theo tiêu chí khác nhau.

+ Căn cứ vào tiêu chí vị thế thì có cấp trung ương - địa phương có các cơ quan quản lí nhà nước trung ương và các cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương;

+ Căn cứ vào chức năng quản lí, có thể phân chia thành các cơ quan quản lí nhà nước theo ngành, lĩnh vực và cơ quan quản lí nhà nước theo lãnh thổ.

Theo đó, Chính phủ và các bộ, các cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lí nhà nước Ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương. Căn cứ vào chức năng quản lí thì Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lí nhà nước theo lãnh thổ; các Bộ, cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lí nhà nước theo ngành hoặc theo lĩnh vực. Ở Việt Nam, Chính phủ là cơ quan quản lí nhà nước cao nhất, có chức năng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Uỷ ban nhân dân các cấp có chức năng quản lí nhà nước trên phạm vi lãnh thổ địa phương, tổ chức điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của địa phương trên cơ sở chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Tuỳ thuộc vào vị trí của mình, từng cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lí nhà nước được pháp luật giao những quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng thay mặt nhà nước điều hành xã hội trên phạm vi lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực theo thẩm quyền do luật định. Các quyền hạn và nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan có chức năng quản lí nhà nước là: ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền do luật định; tổ chức, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lí, thanh tra, kiểm tra công tác của cấp dưới; xử phạt hành chính theo thẩm quyền quản lí...

Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam, có quyền ban hành, sửa đổi hiến pháp, luật; quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân có ý nghĩa toàn quốc về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, có quyền ban hành nghị quyết; quyết định các vấn đề liên quan trong địa phương trên cơ sở của pháp luật, quy định của trung ương; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương; giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương.

2. Phân tích những bảo đảm cho quan hệ giữa nhà nước và cá nhân

2.1 Những bảo đảm chung

- Bảo đảm về kinh tế: nền kinh tế phát triển ổn định trong mỗi quốc gia sẽ tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và vãn hoá của người dân; là điều kiện vật chất quan trọng vừa để tăng cường sức mạnh của nhà nước, vừa nhằm bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của cá nhân, góp phần to lớn vào việc củng cố và thắt chặt mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân.

>> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định mới 2022 ?

- Bảo đảm về chinh trị-, sự ổn định chính trị và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị sẽ tạo ra niềm tin tưởng của các cá nhân đối với nhà nước, hình thành ở họ ý thức chính trị, ý thức pháp luật, từ đó biến thành hành động thực tế một cách tự giác và sáng tạo, góp phần quyết định tới sự thành công của sự nghiệp phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế và sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố hiện nay thì sự ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết để các nhà nước, các dân tộc phát triển xã hội bền vững, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố và thắt chặt mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân, bảo đảm phát huy sức mạnh của nhà nước và sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân.

- Bảo đảm về tư tưởng: thế giới ngày nay là một thế giới thống nhất trong đa cực, vì vậy mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết định vận mệnh và con đường phát triển của riêng mình; các đảng chính tri cầm quyền ở mỗi quốc gia đều có thể tự mình xây dựng và lãnh đạo thực hiện một hệ tư tưởng khoa học nhất định để dẫn dắt dân tộc mình đi theo con đường phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Hệ tư tưởng khoa học ấy cũng chính là cơ sở lí luận để xây dựng, củng cố, phát huy, phát triển mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong mỗi quốc gia.

- Bảo đảm về văn hoá: mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có nền văn hoá riêng, trong đó kết hợp nhuần nhuyễn, hài hoà tính tiên tiến với tính dân tộc. Nền văn hoá ấy tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú, đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ và luôn hướng tới xây dựng con người mới phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, bao dung, góp phần quan trọng vào việc củng cố và phát triển nền tảng tinh thần vững mạnh cho mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.

- Bảo đảm về tổ chức: việc tổ chức họp lí và sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống chính trị nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả nhà nước và cá nhân thực hiện đúng đắn và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, ngăn ngừa và chống lại được tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước và những thói hư tật xấu, các vi phạm pháp luật trong nội bộ cộng đồng cá nhân, góp phần to lớn vào việc củng cố, phát triển mói quan hệ giữa nhà nước và cá nhân.

- Bảo đảm về xã hội: quan hệ thân thiện, bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân trong xã hội ở mỗi quốc gia sẽ tạo ra cơ sở xã hội vững chắc để nhà nước và cá nhân vì mục tiêu chung của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ, bình đẳng và tiến bộ xã hội cũng tạo ra niềm tin của nhân dân vào chế độ xã hội mà họ đang sống,

góp phần củng cố và giữ vững sự ổn định xã hội, làm cho quan hệ giữa nhà nước với cá nhân ngày thêm bền chặt.

2.2 Bảo đảm pháp lí:

Trong mỗi quốc gia, hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ, hoàn thiện là cơ sở pháp lí để nhà nước và cá nhân thực hiện đúng đắn, đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình. Trước hết phải kể đến những văn bản quy phạm pháp luật quy định tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước; quyền, nghĩa vụ của nhà nước, cá nhân và trình tự, thủ tục, hình thức pháp lí của việc thực hiện chúng; các chế tài pháp luật và trình tự, thủ tục, hình thức áp dụng các chế tài đó đối với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và cả nhân khi họ vi phạm pháp luật. Ngoài ra, còn có những điều ước quốc tế liên quan tới quyền con người mà nhà nước kí kết, tham gia. Việc thường xuyên cải tiến nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật đang góp phần to lớn vào việc hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, viên chức, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước và cá nhân thực hiện ngày càng đúng đắn, đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình. Hoạt động kiểm tra, giám sát của nhà nước và nhân dân đối với việc thực hiện pháp luật là biện pháp quan trọng để phòng, chống vi phạm pháp luật trong bộ máy nhà nước và ngoài xã hội. Việc xử lí kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đã vi phạm pháp luật ngày càng củng cố lòng tin của công dân vào nhà nước và pháp luật, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân.

Luật Minh Khuê (biên tập)

Quy định về cơ quan hành chính nhà nước

  • 1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước
  • 2. Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước
  • 3. Đặc điểm chung của cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan nhà nước
  • 4. Đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước
  • 5. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
  • 6. Phân tích hệ thống ngành luật hành chính

1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước

Ở Việt Nam, cơ quan hành chính nhà nước được hình thành từ các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ do Quốc hội thành lập. Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm. Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp hợp thành hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước. Nghiên cứu địa vị pháp lí hành chính của cơ quan hành chính nhà nước nhằm xác định vai trò của cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là chủ thể của pháp luật hành chính và là chủ thể của quan hê pháp luật hành chính. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cơ quan hành chính nhà nước được xác định là chủ thể mang quyền lực nhà nước hay chủ thể tham gia vào quan hê pháp luật hành chính.

2. Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước nên cũng có các dấu hiệu chung của các cơ quan nhà nước như sau:

- Cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiên các quyền và nghĩa vụ pháp lí với mục đích hướng tới lợi ích công;

- Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định;

- Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, vụ pháp lí hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành-điều hành.

- Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

>> Xem thêm: Cơ quan hành chính nhà nước là gì ? Phân loại cơ quan hành chính nhà nước ?

- Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lí hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc. Ví dụ: Các trường đại học trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo; các tổng công ti, các công ti, nhà máy trực thuộc Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thồn, Bô giao thông vận tải; các đơn vị công an, quân đội trực thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng...

Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là bố phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành-điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

3. Đặc điểm chung của cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước nên cũng có các đặc điểm chung của cơ quan nhà nước như sau:

– Cơ quan hành chính nhà nước cơ quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiên các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công. Biểu hiện của tính quyền lực nhà nước đó là: Cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản pháp luật như nghị định, quyết định, chỉ thị và có thể được áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước nhất định.

– Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Nói cách khác, cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập tương đối về cơ cấu – tổ chức (có cơ cấu bộ máy và quan hệ công tác bên trong của cơ quan được quy định trước hết quy định trước hết nhiệm vụ, chức năng, thể hiện vai trò độc lập)… Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như Luật tổ chức Chính phủ 2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015,…

– Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên quy định của pháp luật, có chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước mà quan hệ đó được quy định bởi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định – đó là tổng thể những quyền, nghĩa vụ chung và những quyền hạn cụ thể mang tính quyền lực – pháp lý mà nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan không phải của nhà nước vì những cơ quan, tổ chức đó không có thẩm quyền được quy định trong pháp luật.

– Nguồn nhân sự chính của cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức, được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008.

Ngoài những đặc điểm chung với cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước có các đặc điểm riêng được quyết định bởi chính bản chất hoạt động chấp hành – điều hành thông qua các đặc trưng này và có thể phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan nhà nước khác.

>> Xem thêm: Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là gì ? Tại sao nói chủ thể quản lý hành chính nhà nước là cơ quan hành chính nhà nước ?

4. Đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước

– Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành (đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở Luật và để thi hành Luật) nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước.

Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục… Việc thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước.

– Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.

– Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành.

– Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

– Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc từ Trung ương đến địa phương. Ví dụ: Các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổng công ty, công ty, nhà máy trực thuộc các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng…; các đơn vị quân đội, công an trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an…

5. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước

>> Xem thêm: Cơ quan tiến hành tố tụng là gì ? Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự là gì ?

- Cơ quan hành chính nhà nước được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí như phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc.

- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính nhà nước được chia làm hai loại là cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

- Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Phần lớn các văn bản pháp luật do độ trách nhiêm chủ yếu là trách nhiệm cá nhân. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là trung tâm lãnh đạo và quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là quyết định của cơ quan.

6. Phân tích hệ thống ngành luật hành chính

Luật hành chính là một hệ thống thống nhất các quy phạm có quan hệ hữu cơ với nhau được chia thành hai phần là phần chung và phần riêng.

Sự phân chia này dựa trên thực tế khách quan là trong luật hành chính có những quy định có thể áp dụng trong quản lí hành chính nhà nước nói chung hay trong phần lớn các lĩnh vực của quản lí hành chính nhà nước. Chúng được coi là phần chung của luật hành chính đồng thời những quy định còn lại được coi là phần riêng.

Trong luật hành chính, số lượng những quy định có tính chất chung tuyệt đối không phải là nhiều (so vói toàn bộ hệ thống quy phạm luật hành chính) và về vấn đề những gì thuộc về phần chung cũng còn nhiều ý kiêh khác nhau. Nhiều tác giả rất quan tâm đến việc nghiên cứu phần chung nhưng lại không dành thời gian thích đáng cho phần riêng vì họ cho rằng soạn thảo phần riêng không phải là nhiệm vụ khoa học. Kết quả của cách nhìn nhận đó là họ không phân chia luật hành chính thành phần chung và phần riêng mà dành những chương độc lập cho các đề tài có liên quan đến một lĩnh vực nào đó hoặc với phần lớn các lĩnh vực của quản lí hành chính nhà nước.

Nhưng nhìn chung thì phần lớn các nhà khoa học nghiên cứu vê luật hành chính cho rằng luật hành chính gồm hai phần: Phần chung và phần riêng.

những quan hệ ấy; hệ thống quy phạm pháp luật hành chính và hiệu suất của sự tác động của chúng đối vói hoạt động quản lí hành chính nhà nước.

>> Xem thêm: Phân tích các phương pháp quản lý hành chính nhà nước hiện nay ?

Nhiệm vụ của khoa học luật hành chính là làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về quản lí nhà nước; nghiên cứu, tổng kết thực tiễn tổ 'chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, thực tiễn xây dựng và thực hiện pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước; rút ra những kết luận khoa học về lí luận cũng như thực tiễn và đề xuất những ý kiến nhằm hoàn thiên các chế định pháp luật hành chính.

Cơ sở lí luận của khoa học luật hành chính là chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là triết học Mác-Lênin. Chính vì vậy, phương pháp luận của khoa học luật hành chính là duy vật biện chứng.

Lênin - lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, là người đã nêu ra những luận điểm cơ bản về tổ chức và quản lí nhà nước xã hội chủ nghĩa. Những tác phẩm tiêu biểu về vấn đề này là: “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết”; “Chúng ta phải tổ chức lại bộ kiểm tra công nông như thế nào”, “Thà ít mà tốt”, “Sáng kiến vĩ đại”, “Về kế hoạch kinh tế thống nhất”...

Nguồn tư liệu quan trọng của khoa học luật hành chính là đường lối, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam. Các văn kiện của Đảng, các tác phẩm, bài phát biểu của các lãnh tụ của Đảng và Nhà nước là sự vận dụng sáng tạo lí luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào những điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam nên chúng có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của khoa học luật hành chính.

Khoa học luật hành chính coi trọng việc tham khảo những tác phẩm nghiên cứu lí luận về luật hành chính và khoa học

Cơ sở của môn học luật hành chính là khoa học luật hành chính. Điều đó khồng có nghĩa là trong quá trình giảng dạy luật hành chính không thể sử dụng những tư liệu liên quan đến các khoa học khẫc. Trong việc giải thích các khái niệm chúng ta thường xuyên phải sử dụng kếbquả nghiên cứu của các khoa học khác nhưng việc sử dụng những tư liêu đó chỉ thực hiện chức năng bổ trợ, bởi vì đối tượng nghiên cứu của môn học luật hành chính không phải là cái gì khác ngoài luật hành chính.

Môn học luật hành chính phải giải quyết hai mặt của một nhiệm vụ: Trang bị cho người học kiến thức lí luận về luật hành chính và kĩ năng áp dụng chúng trong thực tế.

Nhiệm vụ trang bị kiến thức lí luận có nội dung là làm cho. học viên nắm được bản chất của luật hành chính nói chung cũng như của các chế định của nó, những quy luật khách quan quyết định bản chất của luật hành chính, nội dung pháp luật hành chính hiện hành và xu hướng phát triển khách quan của nó. Đối với phần lớn các vấn đề nêu trên đã có được sự thống nhất về quan điểm. Nhưng cũng còn một số vấn đề còn tranh luận. Vì vậy, đối với những yấn đề đặc biệt quan trọng, bên cạnh việc nghiên cứu quan điểm chính thống, người học còn được làm quen với các quan điểm khác.

Nhiêm vụ trang bị kĩ năng áp dụng kiến thức lí luận vào thực tiễn liên quan đến việc giáo dục kĩ năng áp dụng quy phạm pháp luật hành chính trong những trường hợp cụ thể của hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, người học được giới thiệu tư liệu thực tế và giải các bài tập, thông qua đó người học không chỉ được trang bị những hiểu biết về nội dung các quy phạm pháp luật hành chính mà còn được làm quen với những tình huống có thể xảy ra trên thực tế.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

>> Xem thêm: Vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động hành chính Nhà nước là như thế nào ?

Video liên quan

Chủ đề