Cơ sở kinh doanh được quyền lựa chọn phương pháp tính thuế khi tính thuế giá trị gia tăng

Mục lục bài viết

  • 1.Khái niệm thuế
  • 2. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng
  • 2.1 . Giả tinh thuế giá trị gia tăng
  • 2.2. Thuế suất
  • 3.Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
  • 3.1. Phương pháp khấu trừ thuế
  • 3.2.Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Thuế của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Thuế, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1.Khái niệm thuế

Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế.

Thu thuế được thực hiện từ hình thức thu bằng hiện vật chuyển dần sang thu dưới hình thức giá trị. Điều đó cũng có nghĩa, thuế xuất hiện ban đầu có hình thức biểu hiện rất đơn giản. Quan hệ phu phen, cống nạp là những loại thuế thể hiện dưới hình thức hiện vật dần có sự phức tạp hơn - hình thức sưu, thuế được cắt đặt một cách thống nhất trong phạm vi lãnh thổ Đến khi tiền tệ ra đời, hình thức thuế thu bằng tiền làm giảm nhẹ sự nghiệt ngã của các hình thức cổng nộp.

Ở Việt Nam, “thuế má” cũng đã bắt đầu xuất hiện từ thời kì đầu của chế độ phong kiến, nhằm tập trung nguồn công quỹ cho nhà vua nhưng chủ yếu dưới dạng cống vật. Mặc dù vậy, cho đến năm 1013, vào đời vua Lý Thái Tổ việc đánh thuế mới được hình thành một cách có tổ chức, hệ thống. Đến thế kỉ thứ XVI, ngoài các loại thuế đã được thu ổn định, các triều đại còn đặt thêm những loại thuế mới (thuế mỏ, thuế đò, thuế).

2. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng

2.1 . Giả tinh thuế giá trị gia tăng

Các loại thuế tiêu dùng thường phải xác định giá tính thuế đối với tiêu dùng chịu thuế. Để xác định giá tính thuế cho hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế, các quốc gia có thể lựa chọn giá chưa có thuế hoặc đã có thuế. Giá chưa có thuế là giá cả chưa bao gồm chính phần thuế cụ thể đó. Giá đã có thuế là giá bao gồm cả phần thuế được tính cho quan hệ thuế cụ thể đó. Do ưu điểm của phương án xác định thuế trên cơ sở giá chưa có thuế, pháp luật thuế giá trị gia tăng Việt Nam quy định giả tính thuế giá trị gia tăng là giá chưa có thuế giá trị gia tăng; đồng thời quy định chi tiết giá tính thuế đối với các hoạt động kinh doanh phổ biến và một số hoạt động kinh doanh đặc thù.

Đối với hoạt động kinh doanh phổ biến, giá tính thuế hàng hoá dịch vụ chịu thuế là giá chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá dịch vụ đó. Trường hợp, hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế giá trị gia tăng là giá đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường thì giá tính thuế là giá đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.Do kết quả hoạt động kinh doanh của chủ thể nộp thuế thường được phản ánh qua hệ thống chứng từ hoá đơn thuế giá trị gia tăng nên việc xác định giá tính thuế đơn giản.

Trường hợp, chủ thể nộp thuế cung ứng hàng hoá dịch vụ mà không tách bạch được giữa giả đã có thuế và giá chưa có thuế, pháp luật cho phép chủ thể nộp thuế được xác định giá chưa có thuế tính trên cơ sở giá thanh toán.

(1) XemĐiều 7 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008; khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2013 và Điều 4 Nghị định của Chính phủ số 123/2008/NĐ - CP ngày 8/12/2008.

(2)Trước ngày 01/01/2004, hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, không nằm trong diện chịu thuế giá trị gia tăng. Quy định này không tạo ra tác động thực sự về giá đối với người tiêu dùng, quy định này cũng dẫn đến những khó khăn cho cơ quan quản lí thuế khi xác định số thuế phải nộp,cho đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi có những yếu tố đầu vào đã nộp thuế giá trị gia tăng nhưng không được khấu trừ.

(3)Điểm k Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định vấn đề này .

Đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu, giá tính thuế là giá nhập khẩu và các loại thuế áp dụng đối với hàng hoá dịch vụ nhập khẩu nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng (thuế nhập khẩu kể cả các khoản phụ thu áp dụng đối với hàng hoá dịch vụ nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường). Đối với hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ dưới dạng đặc thù như cho thuê tài sản, gia công hàng hoá, xây dựng... tuỳ theo từng trường hợp, pháp luật quy định chi tiết về giá tính thuế giá trị gia tăng.

2.2. Thuế suất

Khi ban hành một đạo luật thuế, việc lựa chọn hệ thống thuế suất có ý nghĩa rất quan trọng. Khi ban hành Luật thuế giá trị gia tăng, các nước đang áp dụng loại thuế này thường lựa chọ:Thực hiện chế độ nhiều mức thuế suất hoặc chế độ một thuế suất (không tính tới mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu)… Mỗi sự lựa chọn đều có tính hai mặt,cho dù có sự lựa chọn khác nhau nhưng khi ban hành thuế suất thuế giá trị gia tăng thường dựa trên những tiêu chí cơ bản.

Thứ nhất, mức thuế suất được ban hành phải tạo nguồn thu ổn định và chiếm tỉ trọng mong muốn trong tổng thu ngân sách nhà nước.

Thứ hai là loại thuế tiêu dùng, mức thuế suất phải có khả năng định hướng tiêu dùng trong dân cư.

Thứ ba, thông qua mức thuế suất áp dụng cho các loại hàng hoá dịch vụ chịu thuế, Nhà nước thực hiện một số chính sách khuyến khích, thay đổi cơ cấu đầu tư trong nền kinh tế . Việt Nam cũng không nằm ngoài những yêu cầu chung đó. Hiện nay, Việt Nam áp dụng 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%. Quy định này một mặt giải quyết yêu cầu về khoảng cách giữa các mức thuế suất đồng thời cũng được coi là “bước đệm” cho việc tiến tới áp dụng một mức thuế suất duy nhất trong giai đoạn tới Mức thuế suất 10% có thể coi là mức thuế suất chuẩn,áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ thông thường. Mục 3 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng quy định cụ thể về những hàng hoá, dịch vụ này. Cần lưu ý, đối với hàng ho, dịch vụ áp dụng thuế suất khác nhau, để tránh sai sót,pháp luật thường sử dụng phương án liệt kê.

Đối với hàng hoá dịch vụ không nằm trong diện áp dụng mức thuế suất 5%, đều áp dụng mức thuế 10%. Luật sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2013 quy định giảm 50% mức thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/06/2013 đối với bán, cho thuê, cho thêu mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70m và có giá trị dưới 15 triệu đồng/m. Quy định này nhằm hỗ trợ cho thị trường bất động sản trong giai đoạn này.

Thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ ưu đãi, khuyến khích phát triển, đầu tư. Các sản phẩm thiết yếu sản phẩm công nghiệp nặng hoặc công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ công cộng... đều nằm trong diện ưu đãi, áp dụng mức thuế 5%. Là mức thuế suất ưu đãi, các đối tượng áp dụng mức thuế suất này đều được ghi nhận cụ thể, chi tiết trong các văn bản pháp luật thuế giá trị gia tăng. Luật sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2013 bổ sung hàng hoá, dịch vụ là “bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở” cũng được áp dụng mức thuế suất 5%.

Việc áp dụng thuế suất khác nhau đối với hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng, trong chừng mực nhất định, không đảm bảo tính công bằng. Trong nhiều trường hợp, còn khó khăn khi áp dụng. Vì vậy, xu hướng chuyển dần từ cơ chế nhiều thuế suất sang cơ chế một thuế suất là phù hợp và cần thiết. Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, không phân biệt đối tượng và hình thức xuất khẩu. Điều này có nghĩa, mức thuế suất này được áp dụng đối với cả hoạt động xuất khẩu tại chỗ, các dịch xuất khẩu khi đáp ứng đủ điều kiện pháp luật. Để giảm thiểu khả năng gian lận thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với xuất khẩu, pháp luật quy định hàng hoá dịch vụ xuất khẩu phải dựa trên cơ sở hợp đồng, có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, có tờ khai hải quan nếu là hàng xuất khẩu.

Quy định này áp dụng cả đối với hàng hoá dịch vụ xuất khẩu được xuất khẩu và thanh toán bù trừ. Một trong những điểm mới của Luật thuế giá trị gia tăng 2008 là việc đưa các loại hàng hoá, dịch vụ thuộc diễn không chịu thuế giá trị gia tăng, khi được xuất khẩu, cũng được hưởng thuế suất 0%.Điểm mới này thể hiện quan điểm nhà nước không chỉ dừng lại ở việ khuyến khích hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ để phục vụ cho nội bộ nền kinh tế mà còn mong muốn thúc đẩy việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ này ra khỏi biên giới. Việc quy định mức thuế suất 0% tạo cơ hội cho các đối tượng này hoàn thuế giá tị gia tăng đã xuất hiện ở khâu trước, nhưng đồng thời cũng tạo ra khả năng cạnh tranh giữa hàng hoá có xuất xứ tử Việt Nam với hàng hoá của các quốc gia khác vào thị trường nước nhập khẩu.

3.Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

3.1. Phương pháp khấu trừ thuế

Nội dung cơ bản của phương pháp khấu trừ thuế là số thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính trên cơ sở số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

Điểm cần đặc biệt lưu ý, đối với phương pháp khấu trừ thuế, số thuế được xác định một cách trực tiếp, là hiệu số thuế của các khâu trong quá trình sản xuất lưu thông mà không phải phần giá trị gia tăng được xác định trực tiếp qua các khâu. Thuế giá trị gia tăng đầu ra là số thuế xuất hiện ở khâu bán ra, chủ thể nộp thuế đã xác định và tính trong giá bán cho người nhận hàng hoá dịch vụ (trong giá thanh toán).

Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi , bổ sung năm 2013 quy định thuế đầu ra được tính bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.Phần thuế này được tính trên toàn bộ giá trị hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, tính bằng giá tính thuế hàng hoá, dịch vụ đầu ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.

- Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng, theo quy định pháp luật.

- Thuế suất được quy định rõ cho từng loại ngành nghề kinh doanh, từng chủng loại hàng hoá dịch.

- Thuế giá trị gia tăng ở khâu bán ra được xác định trên chứng từ hoá đơn hợp lệ của chủ thể nộp thuế.

Pháp luật cũng quy định chặt chẽ trường hợp chúng từ không phản ánh số thuế giá trị gia tăng hoặc chỉ ghi nhận giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng đầu vào xuất hiện ở khâu mua vào, được tính trong tổng giá mà chủ thể nộp thuế đã trả để nhận được hàng hoá dịch vụ. Luật thuế giá trị gia tăng quy định số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ, chủng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hoá nhập khẩu. Như vậy, bằng một nghiệp vụ phát hành hoá đơn, có thể là cơ sở xác định số thuế đầu ra cho chủ thể cung ứng hàng hoá, dịch vụ,đồng thời lại là căn cứ xác định số thuế đầu vào cho bên nhận hàng hoá dịch vụ. Đối với chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu, vừa là cơ sở để xác định nghĩa vụ thuế đã hoàn thành ở khâu nhập khẩu, đồng thời là cơ sở để cơ quan thuế nội địa khấu trừ thuế đối với hoạt động tiêu dùng ở trong nước.

3.2.Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm

Phương pháp trừ trực tiếp là phương pháp tính thuế mà theo đó: “Số thuế phải nộp bằng giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đã quý”

- Để có được phần “giá trị tăng thêm của vàng bạc, đá quý”, pháp luật quy định “bằng giá thanh toán của vàng bạc , đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng bạc , đá quý mua vào tương ứng”.Như vậy, nếu phương pháp khấu trừ thuế xác định theo hiệu số thuế thì phương pháp tính trực tiếp xác định theo hiệu số kết quả kinh doanh của chủ thể kinh doanh vàng bạc, đá quý.

- Thuế suất thuế giá trị gia tăng được áp dụng phù hợp với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý. Áp dụng phương pháp nộp thuế trên cơ sở trừ trực tiếp, cần lưu ý một số điểm.

- Căn cứ tính phần “giá trị tăng thêm” (bao gồm giá và lượng hàng hoá, dịch vụ bán ra) là giá thanh toán, tức giá đã có thuế giá trị gia tăng được xác định trong chứng từ hoá đơn.

- Thuế suất áp dụng chung cho hàng hoá dịch vụ mua vào và hàng hoá dịch vụ bán ra.

- Đối với hàng hoá, dịch vụ ở khâu mua vào, nếu không chứng minh được đã bán ra, đã cung ứng, không được xác định là phần giá trị được phép trừ đi khi tính phần “giá trị gia tăng”.

Chủ thể nộp thuế theo phương pháp trừ trực tiếp trong trường hợp này được pháp luật chỉ rõ là cơ sở chế tác, kinh doanh vàng bạc, đá qúymà không quy định chung chung. Ngoài trường hợp chủ thể kinh doanh vàng bạc, đá quý, phương pháp tính trực tiếp còn áp dụng đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình kinh doanh; doanh nghiệp, hợp tác xã có mức doanh thu dưới 1 tỉ đồng; cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh nhưng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho đối tượng này được xác định bằng tỉ lệ phần trăm nhân với doanh thu. Tỉ lệ 1% áp dụng đối với hoạt động phân phối, cung cấp hàng hoá; 5% đối với dịch vụ, xây dựng, không bao gồm bao thầu nguyên liệu;đối với hoạt động sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hoạt động bao thấu nguyên vật liệu và 2% cho các hoạt động kinh doanh khác.Cả hai trường hợp trên, tỉ lệ giá trị gia tăng do cơ quan thuế ấn định.

Luật Minh Khuê (Sưu Tầm). Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ đề