Con ghẹ có bao nhiêu chân?

Thoạt nhìn, cua và ghẹ có ngoại hình gần giống nhau, tuy nhiên, không quá khó để phân biệt hai loại động vật này. Bên cạnh đó, cua và ghẹ đều có những cách chế biến tương đối giống nhau và cũng mang đến giá trị dinh dưỡng tương tự. Vậy ngoài những đặc điểm và ngoài hình, cua và ghẹ khác nhau thế nào? Hãy cùng haisanbaba.com tìm hiểu nhé.

Bạn có biết cua và ghẹ khác nhau như thế nào hay không?

Mục lục

Cua và ghẹ khác nhau thế nào?  

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu qua những điểm tương đồng nhau của hai loài vật này nhé!

Cua và ghẹ giống nhau ở điểm nào?

Đây đều là hai loại động vật thuộc họ giáp xác, có lớp vỏ cứng và nhiều chân, di chuyển theo chiều ngang. Bên cạnh đó, cua và ghẹ cũng có phần tương đồng về kích thước cũng như cách ăn là sẽ tách bỏ phần vỏ và ăn phần thịt bên trong.

Ngoài ra, còn khá nhiều điểm tương đồng của hai loại vật này. Vậy đâu mới là điểm không giống nhau giữa chúng. Hãy cùng tìm hiểu về sự khác nhau giữa cua và ghẹ ngay sau đây.

Cua và ghẹ khác nhau ở điểm nào?

Cua và ghẹ khác nhau thế nào? Hãy đặt hai loài giáp sát này lên bàn cân để so sánh, ta có thể nhận thấy những điểm khác biệt về những phương diện:

  • Hình dáng

Thông thường, cua sẽ có 2 càng to và 8 chân nhỏ, trên chân có những đốm hoa li ti. Về phần ghẹ sẽ có nhiều loại: ghẹ xanh, ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm,… giữa chúng sẽ có sự khác biệt về màu sắc. Tuy vậy, nhìn chung, hầu hết loài ghẹ đều sẽ có đốm rải đều trên vỏ và chân ghẹ.

Phần mai cua tương đối cứng, có hình ô van khá tròn. Trong khi đó, mai của ghẹ mềm hơn và có hình ô van dẹt, hai bên hông của vỏ sẽ có gai nhọn.

Phần mai cua và ghẹ có điểm khác biệt

Khác với phần bụng ghẹ có màu trắng sữa và rất cứng, bụng cua có màu trắng ngà, yếm cua cái sẽ to hơn cua đực một chút. 

  • Màu sắc

Khi còn sống, sự khác biệt về màu sắc giữa cua và ghẹ rất dễ nhận ra. Trong khi đa số loài ghẹ có màu rêu pha lẫn đốm hoa trắng nổi bật thì cua sẽ có màu xám rêu (đối với cua biển sinh sống tại những vùng nước sâu) và màu vàng đồng (đối với cua sinh sống ở vùng nước trũng, chứa nhiều phèn).

Vậy còn khi đã qua chế biến, màu sắc của cua và ghẹ khác nhau thế nào?

Cua khi được luộc chín sẽ có phần vỏ màu cam đẹp mắt, trơn láng và không sần sùi. Ngược lại, khi được chế biến, phần vỏ ghẹ sẽ chuyển sang màu cam nhạt và vẫn giữ được các đốm hoa ở trên, lớp vỏ ghẹ sẽ sần sùi chứ không trơn láng như cua.

Sự khác biệt giữa cua và ghẹ đã qua chế biến

  • Hương vị thịt

Nếu phân biệt cua và ghẹ thông qua lớp vỏ ngoài tương đối đơn giản, vậy liệu có thể nhận biết cua và ghẹ khác nhau thế nào qua phần thịt bên trong hay không?

Câu trả lời là có. Tuy không quá rõ ràng, nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy phần thịt cua có màu sắc đậm hơn, các sớ thịt cũng to hơn. Về hương vị, khi dùng, bạn sẽ nhận thấy thịt cua có vị ngọt thanh, nhẹ mùi và thịt khá chắc. Ngược lại, thịt của ghẹ sẽ ít ngọt hơn và sở hữu mùi nồng đặc trưng.

Đó cũng chính là lý do mà thịt cua thường có giá cao hơn so với ghẹ, nếu không tính đến sự chênh lệch về kích cỡ và khối lượng. Nhìn chung, các món ăn chế biến từ cua vẫn được ưa chuộng hơn hẳn. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là thịt ghẹ không được nhiều người ưa thích.

Địa chỉ mua cua và ghẹ tươi ngon chất lượng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ chuyên cung cấp cua và ghẹ nói riêng và hải sản nói chung tại Hà Nội, hãy chọn chúng tôi – nhà hàng hải sản Chu Thiên Ân. Tại đây, chúng tôi nhận đặt tiệc song song với cung cấp các loại hải sản. Toàn bộ thực phẩm do Chu Thiên Ân mang đến cho quý khách hàng đều đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nếu bạn là một người có hứng thú với hải sản, chắc hẳn bạn không thể bỏ qua những thông tin về việc cua và ghẹ khác nhau thế nào được chia sẻ phía trên. Hiểu rõ những điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi những nhầm lẫn không đáng có khi mua cua và ghẹ nữa đấy.

“Cua và ghẹ khác nhau như thế nào?” là điều nhiều người quan tâm bởi cả 2 loại này đều có hình dáng giống nhau nhưng giá tiền lại khác nhau. Phân biệt được cua và ghẹ sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đi chợ, tránh được những tình huống dở khóc dở cười.

Nội dung chính

Điểm chung của cua và ghẹ

Về lý thuyết, cua và ghẹ thuộc lớp giáp xác sống ở vùng sông, biển. Chúng có vỏ cứng, có càng với nhiều chân. Dù là cua hay ghẹ thì khi ăn bạn đều phải tách bỏ mai, vỏ để lấy phần thịt ăn. Cua và ghẹ giàu canxi, photpho, vitamin, nhiều khoáng chất bổ dưỡng, là thực phẩm lý tưởng dành cho phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ, thanh thiếu niên đang trong giai đoạn vàng để đạt được sự vượt trội trong triển chiều cao. 

Cả cua và ghẹ đều giàu đạm, vì thế tốt nhất bạn nên chọn loại đang bơi, còn sống để đảm bảo độ tươi ngon. Cua và ghẹ rụng càng sẽ có giá thành rẻ bằng nửa so với loại sống, độ tươi ngon giảm nhiều vì thế bạn cần cân nhắc nếu lựa chọn. 

 Có thể dễ dàng phân biệt cua và ghẹ

Cua và ghẹ khác nhau như thế nào?

Việc phân biệt cua và ghẹ khác nhau như thế nào có thể dễ với người dân vùng biển nhưng lại rất khó với những người không am hiểu về hải sản. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết cua và ghẹ: 

1. Màu sắc

  • Cua biển tự nhiên sống ở những vùng nước sâu sẽ có màu xám rêu, còn cua biển nuôi sống ở vùng nước trũng, nước lợ có phèn sẽ có màu vàng đồng.Khi chế biến lên vỏ cua chuyển màu cam đỏ, phần mai trơn láng không sần sùi.
  • Ghẹ có màu rêu điểm những đốm hoa trắng bắt mắt. Một số loại ghẹ có điểm màu xanh. Khi chế biến, ghẹ chỉ có màu cam nhạt, điểm đốm trắng đặc trưng và lớp vỏ sần sùi hơn cua rất nhiều. 

2. Hình dáng

  • Cua có 2 càng to và 8 chân nhỏ, phần thân có những đốm nhỏ li ti đặc trưng, Phần mai cua cứng, hình ô van, mắt lõm vào trăng. Đặc biệt phần bụng của cua có màu trắng ngà, dễ làm sạch dưới vòi nước chảy. Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ yếm của cua cái có kích thước nhỉnh hơn cua đực. Những con cua mới thay vỏ sẽ có phần mai mềm. Càng cua chắc, khỏe, không có gai hay màu đốm.
  • Ghẹ cũng có 2 càng và 8 chân tuy nhiên càng của ghẹ nhỏ, thuôn dài có nhiều gai nhọn. Phần bụng rất cứng với màu trắng sữa dễ nhận biết.

3. Phần thịt

  • Thịt cua có màu đậm, thớ to, chắc thịt. Khi ăn có vị đậm đà xen lẫn ngọt thanh nơi đầu lưỡi.
  • Ghẹ có màu nhạt hơn, thịt mềm, nhiều nước. Khi ăn có vị ngọt đậm.

4. Giá thành

Cua có giá cao hơn ghẹ, có thời điểm cao gấp đôi ghẹ tùy vào thị trường.

Phân biệt cua và ghẹ dựa vào giá trị dinh dưỡng

Với giá thành cao so với nhiều loại thực phẩm trên thị trường, cua và ghẹ được xếp vào loại cao cấp. Rất khó để đánh giá xem cua hay ghẹ cái nào ngon hơn, tốt hơn. Bởi tùy vào khẩu vị từng người, nhu cầu dinh dưỡng của từng người sẽ có câu trả lời riêng cho mình. 

  • Cua được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao vì giàu canxi, magie và omega 3 là những chất tốt cho tim mạch. Trong thịt cua còn có vitamin nhóm B rất tốt cho quá trình trao đổi chất của các axit amin trong cơ thể và hỗ trợ tái tạo hồng cầu. 
  • Ghẹ có hàm lượng protein cao vượt trội so với các loại cá. Ngoài ra trong thịt ghẹ cũng có lượng lớn  canxi, photpho và nhóm vitamin thiết yếu A, B1, B2, C… 

Cua và ghẹ chỉ ngon và tốt cho sức khỏe khi được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo sự tươi ngon. Lựa chọn cua và ghẹ cũng khác nhau. 

  • Bạn có thể chọn mua cua vào tất cả các mùa trong năm. Nếu muốn chọn cua ngon bạn nên chọn những con cua có càng to, khỏe. Tốt nhất bạn nên chọn cua trưởng thành để thịt không bị ốp, nhiều gạch. Những con cua ngon sẽ có màu nâu sẫm đặc trưng, gai cứng nhọn. Mai cứng không dễ ấn xuống. Tuyệt đối không nên mua cua vừa lột xác vì dễ bị bấy.  

              
Cua sau chế biến có màu đỏ sậm

  • Ghẹ khác với cua khi phải mua theo con nước. Những ngày đầu tháng và cuối tháng âm lịch, ghẹ sẽ béo, nhiều thịt nhất. Vào những ngày giữa tháng, con ghẹ bước vào giai đoạn lột vỏ nên ghẹ gầy, thịt nhạt không chất lượng. 

Với giá trị dinh dưỡng cao, cua – ghẹ luôn là món ăn hấp dẫn bậc nhất trong bữa ăn. Tuy nhiên cua và ghẹ có màu sắc, hương vị, giá trị dinh dưỡng khác nhau, từ đó giá tiền cũng khác nhau. Việc giúp bạn phân biệt cua và ghẹ khác nhau như thế nào hy vọng sẽ cho bạn cái nhìn đầy đủ về 2 loại thực phẩm đắt đỏ này, từ đó có cách lựa chọn phù hợp với sở thích, sức khỏe và khả năng tài chính của mình và gia đình. 

Chủ đề