Con người có the chịu được nhiệt độ bao nhiêu

Con người có the chịu được nhiệt độ bao nhiêu
Nhiệt độ tăng lên mức 35 độ C cùng độ ẩm cao đã bắt đầu đe dọa sức khỏe con người.

Con người có the chịu được nhiệt độ bao nhiêu
Nên đọc

Theo Daily Mail, nhiều vùng của Ấn Độ đã trải qua những ngày nắng gay gắt. Chính quyền nước này cho biết hầu hết những trường hợp tử vong do sốc nhiệt và mất nước sống ở những bang phía nam. Tuy nhiên, nhiệt độ cao liên tục trong những ngày tới đã lan sang các bang ở miền Bắc.

Lịch sử đã từng ghi nhận nhiều cái nóng khủng khiếp như năm 1995 ở Chicago đã khiến 692 người thiệt mạng và 3.300 người phải cấp cứu. Hay mùa hè nóng bức năm 2013 ở Australia đạt mức kỷ lục khi nhiệt độ luôn ở mức trên 50 độ C.

Các nhà khoa học cho biết nắng nóng kéo dài cộng với nhiệt độ và độ ẩm cao có thể gây ra cháy rừng, bão lũ, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người.

Con người có the chịu được nhiệt độ bao nhiêu

Bảng nhiệt độ và độ ẩm tối đa mà con người có thể chịu đựng được khi thời tiết nắng nóng và lạnh giá. Ảnh: Livescience.

Nắng nóng ảnh hưởng như thế nào?

Làm gì khi nắng nóng?- Uống nhiều nước- Tránh tập thể dục, làm việc nặng nhọc- Mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát- Thận trọng khi sử dụng thuốc- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất

- Tránh ra ngoài quá lâu khi nhiệt độ cao

Theo Live Science, nhiệt độ của cơ thể hoạt động tốt nhất ở mức 36-37,5 độ C và thoát nhiệt bằng cách toát mồ hôi. Khi môi trường quá nóng hoặc quá ẩm, cơ thể sẽ đổ mồ hôi, tăng nguy cơ mất nước.

Nếu nhiệt độ quá cao, cơ thể sẽ cố gắng làm mát, mất một lượng nước lớn dẫn đến kiệt sức hoặc say nắng. Nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể dẫn đến tử vong.

Theo các nhà nghiên cứu, khi nhiệt độ tăng lên mức 35 độ C cùng độ ẩm cao bắt đầu đe dọa tới sức khỏe con người, nguy hiểm hơn khi đạt mức 40 độ C. Nhiệt độ lên đến 50 độ C sẽ trở thành mối đe dọa đáng sợ.

Tuy nhiên, sự tác động của nhiệt độ lên cơ thể còn phụ thuộc vào thể trạng và sức khỏe của từng người. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh về hô hấp sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi nhiệt độ thay đổi.

Con người có the chịu được nhiệt độ bao nhiêu

Ở các nước gần xích đạo, con người thường sống ở nhiệt độ 40-50 độ C vào mùa hè.

Khả năng chịu nóng của con người thực tế lớn hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Những người sống ở vùng ôn đới, khi môi trường nóng tới 38 độ đã cảm thấy ngột ngạt lắm rồi, thế mà mùa hạ ở châu Úc, châu Phi, nhiệt độ thường lên tới 50-55 độ C. Nhưng dân chúng ở đó vẫn chịu được.

Để thử nghiệm sức chịu nóng của con người, có hai nhà vật lý người Anh đã làm tự “giam” mình trong lò nướng bánh mì mấy giờ liền… Kết quả là các ông vẫn sống… như thường! Trên thực tế, nếu ở môi trường khô ráo, con người có thể chịu được nhiệt độ cao tới 160 độ C. Tại sao con người có thể chịu nóng giỏi như vậy?

Nguyên do là cơ thể con người có một “bộ máy điều hoà nhiệt độ” kỳ diệu là… tuyến mồ hôi. Thời tiết nóng quá sẽ làm chúng ta toát mồ hôi. Khi mồ hôi bốc hơi, nó sẽ hút một số nhiệt lượng trong lớp không khí ở gần da, làm nhiệt độ của lớp không khí này hạ xuống xấp xỉ nhiệt độ cơ thể. Nhờ vậy, nếu ở môi trường khô ráo (để mồ hôi bốc hơi được), chúng ta có thể chịu được nhiệt độ khá cao.

Với sự biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tăng trên toàn cầu, nắng nóng khắc nghiệt đang ngày càng trở thành mối đe dọa sức khỏe. Cơ thể con người vốn kiên cường, nhưng nó chỉ có thể chịu đựng được đến một mức độ nhất định. Vậy nhiệt độ cao nhất mà con người có thể chịu đựng là bao nhiêu?

Câu trả lời rất đơn giản, nhiệt độ bầu ướt (một chỉ số kết hợp giữa nhiệt độ, độ ẩm và khả năng làm mát của cơ thể để phản ứng với sự thay đổi của môi trường) là 35 độ C, theo một nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí Science Advances.

Nhiệt độ bầu ướt không giống với nhiệt độ không khí mà bạn được báo cáo bởi ứng dụng thời tiết hoặc bản tin dự báo ở địa phương. Đúng hơn, nhiệt độ bầu ướt được đo bằng một nhiệt kế được bọc trong một miếng vải ngâm nước và nó tính đến cả nhiệt và độ ẩm. Điều quan trọng là khi có nhiều nước hơn trong không khí, mồ hôi sẽ khó bốc hơi khỏi cơ thể giúp hạ nhiệt.

Con người có the chịu được nhiệt độ bao nhiêu

Lý do khiến con người không thể sống sót ở nhiệt độ và độ ẩm cao là cơ thể không còn có thể điều chỉnh nhiệt độ bên trong của mình.

Nếu độ ẩm thấp nhưng nhiệt độ cao hoặc ngược lại, nhiệt độ bầu ướt có thể không ở gần điểm giới hạn của cơ thể con người. Nhưng khi cả độ ẩm và nhiệt độ đều rất cao, nhiệt độ bầu ướt sẽ tăng lên mức nguy hiểm.

Ví dụ, khi nhiệt độ không khí là 46,1 độ C và độ ẩm tương đối là 30%, nhiệt độ bầu ướt chỉ khoảng 30,5 C. Nhưng khi nhiệt độ không khí là 38,9 độ C và độ ẩm tương đối là 77%, nhiệt độ bầu ướt là khoảng 35 độ C.

Lý do khiến con người không thể sống sót ở nhiệt độ và độ ẩm cao là cơ thể không còn có thể điều chỉnh nhiệt độ bên trong của mình. Nếu nhiệt độ bầu ướt tăng cao hơn nhiệt độ cơ thể người, bạn vẫn có thể đổ mồ hôi, nhưng sẽ không thể làm mát cơ thể đến nhiệt độ cần thiết để hoạt động về mặt sinh lý.

Tại thời điểm này, cơ thể trở nên tăng thân nhiệt - trên 40 C. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như mạch nhanh, thay đổi trạng thái tinh thần, không đổ mồ hôi, ngất xỉu và hôn mê.

Con người có the chịu được nhiệt độ bao nhiêu

Mặc dù không ai có thể sống ở nhiệt độ bầu ướt cao hơn khoảng 35 độ C, nhưng nhiệt độ thấp hơn cũng có thể gây chết người.

Mặc dù không ai có thể sống ở nhiệt độ bầu ướt cao hơn khoảng 35 độ C, nhưng nhiệt độ thấp hơn cũng có thể gây chết người. Tập thể dục và tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp dễ khiến cơ thể quá nóng.

Người già và những người có tình trạng sức khỏe nhất định, chẳng hạn như béo phì hay những người dùng thuốc chống loạn thần cũng không thể điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, vì vậy sự thay đổi nhiệt sẽ giết chết họ dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, điều hòa không khí có thể cứu mọi người khỏi cái nóng khó chịu. Nhưng tất nhiên, không phải tất cả mọi người đều có thể sử dụng nó. Theo nghiên cứu của Science Advances, rất ít địa điểm đạt nhiệt độ bầu ướt là 35 độ C trong lịch sử được ghi lại.

Kể từ cuối những năm 1980 và 1990, các điểm nóng là Thung lũng sông Indus ở miền trung và miền bắc Pakistan và bờ nam của Vịnh Ba Tư. Theo các nhà nghiên cứu, với sự nóng lên toàn cầu, điều đó sẽ trở nên thường xuyên hơn. Các địa điểm có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ này trong 30 đến 50 năm tới bao gồm tây bắc Mexico, bắc Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Phi.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên hạn chế tập thể dục cũng như làm việc trong khu vực ẩm ướt vào những ngày nắng nóng và có độ ẩm cao, tránh rủi ro cho sức khỏe.

Xem thêm: Ngày càng nhiều biến chứng đáng lo ngại liên quan đến COVID-19 kéo dài

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Trưởng đơn nguyên hồi sức - ICU - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Khi nhiệt độ giảm sâu, nếu không có những biện pháp giữ ấm cần thiết, con người có thể bị hạ thân nhiệt từ nhẹ đến nặng, thậm chí tử vong. Vậy giới hạn chịu lạnh của con người ở mức nào?

Cơ thể được tích hợp nhiều cơ chế để đối phó với sự khắc nghiệt của môi trường, đặc biệt là trước cái lạnh để tự bảo vệ tính mạng. Cụ thể là:

  • Sự co mạch (vasoconstriction): Khi cảm nhận được không khí lạnh, cơ thể sẽ tự phản ứng bằng cách chuyển máu tránh xa những bộ phận nhô ra bên ngoài như ngón tay, ngón chân. Lượng máu đó sẽ được chuyển vào khu vực trung tâm của các cơ quan này. Sự co mạch sẽ giúp giới hạn lượng nhiệt của cơ thể thất thoát ra ngoài môi trường;
  • Run rẩy: Ngay khi nhiệt độ hạ thấp, một số người sẽ có biểu hiện rùng mình, nổi da gà, răng đánh vào nhau và run rẩy. Đây là một trong những cảnh báo của não để chỉ huy cơ bắp co giãn liên tục. Phản ứng này giúp cơ thể tạo thêm nhiệt độ, làm thân nhiệt tăng lên, giữ ấm cho các cơ quan quan trọng của cơ thể và cảnh báo cho con người là nên tìm một nơi ấm áp hơn.

Hiện chưa có nghiên cứu chỉ rõ rằng con người chịu lạnh đến đâu. Có thể đề cập tới một số luận điểm về khả năng chịu lạnh của con người như sau:

2.1 Giới hạn chịu lạnh của mỗi người sẽ khác nhau

  • Người sống quen ở vùng lạnh giá có khả năng chịu lạnh tốt hơn. Cụ thể, những người sống ở vùng đất tuyết phủ quanh năm như Nam Cực hay vùng Siberia của Nga (nhiệt độ trung bình khoảng -60°C) đều có thể tồn tại nếu có biện pháp bảo vệ cơ thể tốt. Mức nhiệt này gần như là quá sức chịu đựng đối với những người sống ở các khu vực khác có nhiệt độ ấm hơn;

Con người có the chịu được nhiệt độ bao nhiêu

Người sống quen ở vùng lạnh giá có khả năng chịu lạnh tốt hơn

  • Người bị cảm sẽ cảm thấy lạnh so với người khỏe mạnh bình thường. Nguyên nhân vì trong suốt thời gian bị cảm, các mạch thần kinh điều khiển nhiệt độ cơ thể được thiết lập ở mức nhiệt cao hơn nên cơ thể phản ứng như cơ chế lúc bị lạnh cho tới khi nhiệt độ cơ thể trở về mức nhiệt ổn định được thiết lập;
  • Ở người mắc triệu chứng Raynaud, tình trạng tốc độ dòng chảy quá chậm khiến các ngón tay và ngón chân bị lạnh;
  • Ở phụ nữ mang thai, nếu cảm thấy quá lạnh chứng tỏ họ bị thiếu hormone hoạt động tuyến giáp;
  • Phụ nữ thường chịu lạnh kém hơn so với đàn ông trong cùng một môi trường do nhiệt độ trên da của nữ giới thấp hơn nam giới (kết quả của tình trạng lớp mỡ dưới da dày hơn và hormone estrogen);
  • Cảm giác lạnh có tính di truyền ở một số người;
  • Một số người cảm thấy lạnh vì những người bên cạnh trông có vẻ đang bị lạnh. Hiện tượng này còn được gọi là sự lây nhiễm cảm giác lạnh.

Nhiệt độ trung tâm bình thường của cơ thể người là 37°C. Nếu cơ thể người bị lạnh sẽ xuất hiện hiện tượng hạ thân nhiệt. Hạ thân nhiệt là hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể người giảm xuống dưới 35°C, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh, hoạt động của tim và dòng máu, dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Tim không hoạt động tốt dẫn tới tình trạng kém lưu thông máu đến các bộ phận, khiến cơ thể bị sốc và tăng nguy cơ ngừng hoạt động gan và thận. Trẻ em và người già sẽ gặp nhiều rủi ro hơn do cơ tim yếu. Ngoài ra, những người cao tuổi đang sử dụng thuốc chẹn beta dễ bị giảm nhịp tim, làm tăng nguy cơ hạ thân nhiệt trong thời tiết giá lạnh.

Sự nguy hiểm của hiện tượng hạ thân nhiệt phụ thuộc vào từng mức độ giảm nhiệt cơ thể. Cụ thể:

  • Thân nhiệt xuống còn 35°C: Hạ thân nhiệt nhẹ;
  • Thân nhiệt xuống mức 32,2°C: Cơ chế bù trừ nhiệt độ của cơ thể bắt đầu suy giảm, trạng thái tâm thần có thể biến đổi và thậm chí người bệnh có thể bị mất trí nhớ;
  • Thân nhiệt tại 27,7°C: Người bệnh bắt đầu mất ý thức;
  • Thân nhiệt còn dưới 21°C: Trạng thái hạ thân nhiệt nặng diễn ra, con người sẽ tử vong.

Kỷ lục ghi nhận thân nhiệt thấp nhất của một người trưởng thành là 13,7°C. Ở thời điểm đó, người này đã bị ngâm trong nước lạnh và đóng băng trong thời gian khá lâu.

Cơ thể bị ẩm ướt sẽ mất nhiệt nhanh gấp 25 lần so với trong không khí. Thông thường, cơ thể sẽ tự bù nhiệt bằng phản ứng run rẩy và điều hòa máu từ các chi tới những bộ phận quan trọng. Tuy nhiên, cơ chế này không thể bù lại hiện tượng hạ nhiệt quá nhanh trong môi trường nước. Trong vòng 20 - 30 phút, tùy thuộc vào nhiệt độ nước, nhiệt độ cơ thể các nạn nhân sẽ nhanh chóng bị giảm đi. Các nạn nhân sẽ tử vong khi thân nhiệt giảm xuống dưới ngưỡng 27°C.

Nếu ngủ trong lúc cơ thể đang bị giảm nhiệt độ, con người sẽ thiệt mạng nhanh hơn. Đặc biệt, trong điều kiện cực lạnh, nhất là khi không được giữ ấm, dù không tử vong con người cũng dễ gặp phải những tổn thương đáng kể. Cụ thể, khi các bộ phận cơ thể phải chịu lạnh lâu dài, lượng máu lưu thông sẽ giảm. Tình trạng thiếu máu ấm khiến các cơ bị đóng băng và đứt vỡ.

Con người có the chịu được nhiệt độ bao nhiêu

Hiện tượng hạ thân nhiệt phụ thuộc vào từng mức độ giảm nhiệt

Mỗi người không nên tự thí nghiệm khả năng chịu đựng nhiệt độ thấp của mình vì cơ thể người thường sẽ chịu nhiều thương tổn, dễ mắc bệnh do thời tiết lạnh giá. Vì vậy, mỗi người nên tự giữ ấm, nhắc nhở mọi người xung quanh về việc giữ ấm cơ thể.

Cụ thể, trong thời tiết lạnh giá, mỗi người nên mặc đủ ấm, ít nhất 3 lớp quần áo. Lớp trong cùng là vải thấm hút mồ hôi để hơi ẩm thoát khỏi da, ở giữa là lớp cách nhiệt và ngoài cùng là lớp bảo vệ chắn gió, mưa và các yếu tố ngoại cảnh khác. Bên cạnh đó, nên đi giày thật dày, ấm và chống thấm nước để bảo vệ bàn chân và ngón chân. Đội mũ dày cũng giúp giữ ấm tốt cho đầu và tai. Nên đeo găng tay để giữ ấm đầu ngón tay, đặc biệt là khi tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc nước lạnh.

Để phòng tránh hiện tượng hạ thân nhiệt, sau khi ở ngoài trời hoặc dưới nước lạnh quá lâu, chúng ta nên cởi bỏ quần áo ướt, lau khô người. Tiếp theo, bắt đầu làm ấm từ phần thân vì nếu làm ấm tứ chi trước tiên có thể gây ra hiện tượng sốc nhiệt. Đặc biệt, người bị lạnh chú ý tuyệt đối không được ngâm mình trong nước nóng vì việc tăng nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng có thể làm rối loạn nhịp tim.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: bbc.com

XEM THÊM: