Con ruồi đầu tiên bay vào vũ trụ

Ngày 12/4/1961, phi hành gia người Liên Xô Yuri Gagarin (1934 - 1968) lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện chuyến bay vào không gian, mở ra kỷ nguyên khai phá vũ trụ mới cho loài người. Tuy nhiên, để có mốc son mà cả nhân loại phải ghi nhớ này thì trước đó là hàng chục năm người Nga phải đau đầu nghiên cứu và thử nghiệm, từ việc phóng Sputnik 1 lên quỹ đạo (vệ tinh nhân tạo đầu tiên trong lịch sử) vào ngày 4/10/1957 đến việc tiếp tục chế tạo thành công Sputnik 2 với mức kinh phí khổng lồ và công sức của không biết bao nhiêu người.

Tính đến cuối những năm 1950, khi việc đưa loài người ra ngoài vũ trụ vẫn còn là bài toán chưa có lời giải, không ai rõ về những tác động của các chuyến bay không gian này lên cơ thể sống của con người. Chính vì vậy, động vật nghiễm nhiên trở thành "con tốt thí mạng" của các nhà khoa học trong cuộc chạy đua chinh phục vũ trụ.

Cuộc đua tìm con tốt thí mạng cho khoa học vũ trụ

Chú chó Laika, giống chó lai giữa husky và spitz được Liên Xô lựa chọn để thực hiện sứ mệnh bay vào không gian lần đầu tiên trong lịch sử của thế giới. Thực tế, trước Laika, đã có những loài động vật khác lên tàu con thoi và bay vào không gian, đầu tiên có thể kể đến loài Ruồi Giấm. Sau đó là khỉ Albert I, khỉ Albert II của Mỹ. Với người Liên Xô, họ quyết định chọn loài chó. Và một trong số được chọn chính là Laika.

Con ruồi đầu tiên bay vào vũ trụ

Laika được chọn để thực hiện sứ mệnh.

Thực tế, Laika là một chú chó hoang lang thang vô chủ trong một ngõ hẻm của thủ đô Moskva. Sau này chú được người ta giải cứu rồi đón về nuôi, cuối cùng được chọn lựa làm "ứng viên" bay thử nghiệm ra ngoài vũ trụ cùng với các chú chó khác. Trong quá trình tuyển chọn kĩ càng dựa trên rất nhiều tiêu chí phức tạp, Laika được nhận xét là có khả năng chịu đựng nghịch cảnh khắc nghiệt của nhiệt độ và việc thiếu thốn thức ăn, điều này là đặc tính thường thấy ở những con chó vô chủ lang thang. Bên cạnh đó, Laika là giống cái, sẽ nhẹ cân và hiền lành hơn so với các con đực.

Cùng những ứng viên được chọn khác, Laika được huấn luyện trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt, thực hiện các bài test độ thuần phục và nghe lời. Tiếp theo là bị giam nhốt trong một cái lồng vô cùng chật hẹp từ vài ngày đến vài tuần. Chúng cũng phải làm quen với thức ăn dạng lỏng hoàn toàn để dạ dày thích ứng trước khi bước vào thực hiện sứ mệnh của mình.

Con ruồi đầu tiên bay vào vũ trụ

Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra phản ứng của chúng trước những thay đổi đột ngột của áp suất không khí và tiếng ồn lớn, trong đó, bao gồm cả việc bị nhấc bổng lên không khí đột ngột. Sau hàng loạt bài test khắc nghiệt nhất, chỉ có 2 chú chó chịu đựng được đến cuối bao gồm, Laika, và ứng viên dự bị của Laika - Albina. Trước khi bay vào vũ trụ, các bác sĩ tiến hành cấy thiết bị y tế vào cơ thể chúng nhằm theo dõi xung tim, nhịp thở, huyết áp và chuyển động vật lý.

Có tin đồn rằng Albina vượt trội hơn Laika nhưng vì nó vừa mới sinh con không lâu trước đây, lại giành được nhiều tình cảm hơn từ những người chăm sóc, nên con vật đã "may mắn" thoát được nhiệm vụ cảm tử đáng sợ đang chờ mình và Laika ở phía trước. Nói cách khác, các nhà khoa học đã quyết chọn "hy sinh" mạng sống của Laika cho tham vọng khai phá vũ trụ của mình.

Ngay trước ngày phóng tàu vũ trụ, một trong những người chăm coi Laika tại đó là Vladimir Yazdovsky, đã đưa Laika về nhà mình để "làm điều gì đó tốt đẹp cuối cùng cho con vật". Ba ngày trước khi cất cánh theo lịch trình, Laika phải vào không gian hẹp, chỉ cho phép di chuyển vài inch. Con vật cũng được mặc một bộ đồ không gian có gắn các thanh chắn bằng kim loại. Bên trong khoang lái của con tàu Sputnik 2, mọi thứ đã sẵn sàng!

"Sẵn sàng để chết"

Ngày 3/11/1957, sân bay vũ trụ Baikonur Cosmodrome nhộn nhịp hơn mọi ngày với sự xuất hiện của các nhà khoa học, kỹ sư và giới lãnh đạo Liên Xô. Họ hồi hộp chờ đợi và theo dõi thời khắc sắp đi vào lịch sử của nước mình. Đúng 5h30 sáng, con tàu Sputnik II được phóng lên quỹ đạo Trái Đất, mang theo Laika, chú chó dũng cảm vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt dưới mặt đất, với lực G* gấp 5 lần bình thường.

Tiếng ồn của động cơ phản lực và áp lực đè nặng lên Laika khiến con vật hoảng sợ: Nhịp tim nó tăng lên 3 lần so với bình thường và nhịp thở tăng gấp 4 lần. Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia lưu giữ các bản báo cáo cho thấy, ở độ cao hơn 3000km, Laika đã dũng cảm vượt qua thử thách thực tế khắc nghiệt đến kiệt cùng trong đời. Nó đã hoàn thành nhiệm vụ bay vòng quanh Trái Đất trong khoảng thời gian 103 phút bên trong con tàu nặng hơn 500kg. Sau khi Sputnik 2 đạt đến trạng thái phi trọng lực thì nhịp tim của Laika giảm mạnh đột ngột.

Con ruồi đầu tiên bay vào vũ trụ

Trong và sau chuyến bay, Liên Xô vì muốn giấu nhẹm sơ suất trong việc nghiên cứu của mình, vẫn đưa ra giả thuyết rằng Laika đã sống sót trong vài ngày. Ho lo sợ dư luận lên án việc Sputnik 2 chưa đáp ứng đủ kỹ thuật (như việc hạ cánh và chống cháy) mà vẫn thực hiện việc đo tác động của không gian lên sinh vật sống.

"Các tài liệu chính thức đã bị làm giả. Các chương trình phát thanh của Liên Xô tuyên bố rằng Laika còn sống cho đến ngày 12 tháng 11. Tờ New York Times thậm chí còn đưa tin rằng con vật có thể được cứu. Việc mất tấm chắn nhiệt đã khiến nhiệt độ trong khoang chứa tăng lên bất ngờ, gây nguy hiểm cho Laika. Con vật đã chết ngay sau khi phóng", bác sĩ y khoa người Nga và huấn luyện viên chó không gian Oleg Gazenko tiết lộ vào năm 1993.

"Nhiệt độ bên trong tàu vũ trụ sau quỹ đạo thứ tư là hơn 90 độ," Lewis - người phụ trách các chương trình không gian quốc tế tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Smithsonian nói, "Không có cơ hội sống sót cho con vật sau quỹ đạo đầu tiên hay thứ hai. Con tàu Sputnik 2, sau đó tiếp tục bay theo quỹ đạo 5 tháng tiếp theo sau đó trước khi rực cháy trên đường trở về Trái đất".

Con ruồi đầu tiên bay vào vũ trụ

Laika được thế giới ghi nhớ sau chuyến bay tiên phong vào không gian.

Sputnik 2 không được thiết kế để chống cháy và hạ cánh trở về Trái Đất, Laika cũng không hề bước vào bên trong đó với hy vọng được an toàn sống sót, sau khi được cho một bữa ăn và lượng oxy chỉ đủ sống sót trong 7 ngày. Người ta thực tế định trước rằng Laika sẽ chết vì thiếu oxy - cái chết không đau đớn trong vòng 15 giây - sau bảy ngày bay vào không gian.

Cuối cùng, các thông cáo chung của Liên Xô cũng thừa nhận sau chín ngày rằng, Laika đã qua đời chỉ sau vài giờ được phóng lên cùng Sputnik 2 vào vũ trụ. Trước đó, rất nhiều người đã phản đối quyết định "cố ý" để Laika chết của Liên xô vì họ không hề đủ cơ sở để đưa con vật trở về an toàn. Một nhóm những người yêu chó đã biểu tình và tuần hành bên ngoài Tòa nhà Liên Hợp Quốc ở New York. "Thời gian trôi qua càng lâu, tôi càng tiếc về điều đó," Gazenko nói hơn 30 năm sau.

Như vậy, đối với Laika, ngay cả khi mọi thứ hoạt động hoàn hảo, và nếu con vật may mắn có đủ thức ăn, nước uống và oxy, nó cũng sẽ chỉ là một xác chết thối rữa khi con tàu vũ trụ quay trở lại bầu khí quyển sau 2.570 quỹ đạo. 103 phút mà con vật đã trải qua với sợ hãi, chật chội và cô độc bên trong con tàu Sputnik 2 có lẽ còn đáng sợ hơn cái chết. Đó là lý do vì sao khi nghĩ về hành trình lịch sử của Laika, thế giới luôn không thể kìm được sự xúc động trước cái chết uẩn ức và đáng thương của "người anh hùng vũ trụ" sẽ mãi được nhớ tên.

Con ruồi đầu tiên bay vào vũ trụ

PV (Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Con ruồi đầu tiên bay vào vũ trụ

Chú chó Laika. (daviddarling)

Nhân loại thường nhắc đến chó Laika - con vật được coi là tiên phong trong việc mở đường đưa sự sống lên quỹ đạo trái đất. Nhưng sự thật không chỉ mình Laika mà còn có nhiều chú chó khác tham gia các cuộc thử nghiệm này.

Ngày Yuri Gagarin bay vào vũ trụ, đã đánh dấu kỷ nguyên chinh phục khoảng không gian bao la của loài người. Để có được dấu mốc quan trọng đó, các nhà khoa học đã phải trải qua nhiều lần thử nghiệm bằng những lần phóng tàu vũ trụ mang theo sinh vật. Đầu tiên phải kể đến 2 chú chó có tên Digan và Dezik được tên lửa đẩy của Liên Xô phóng vào không gian vào tháng 7/1951. Cuộc thử nghiệm này đã thành công, Digan và Dezik trở về trái đất an toàn trong khoang chứa được tiếp đất bằng dù.

Quảng cáo

Những năm tiếp theo, các cuộc thử nghiệm vẫn được tiếp tục với những điều kiện và thiết bị ngày càng cải tiến. Hàng chục chú chó đã được tên lửa đẩy phóng vào không trung để tìm ra lời giải về sự sống trong khoảng không. Tuy nhiên những lần thử nghiệm trên đều chưa thể là các cuộc “du hành vũ trụ”, bởi các chuyến bay chưa vượt ra khỏi bầu khí quyển để tới quỹ đạo của trái đất.

Ngày 4/10/1957, với tên lửa có vận tốc gần 25.000 km/giờ, Liên Xô là nước đầu tiên đã thắng được sức hút của trái đất, đưa được vệ tinh Sputnik 1 lên quỹ đạo. Chỉ một tháng sau, ngày 3/11/1957, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với tư cách là chuyến du hành vũ trụ thực sự với sự tham gia của chú chó Laika trên con tàu Sputnik 2 được tiến hành. Sputnik 2 nặng hơn nửa tấn với những thiết bị khoa học dùng để đo độ bức xạ của mặt trời, kiểm tra tính chất của các tầng nằm ngoài khí quyển cũng như các thiết bị theo dõi chỉ số sinh học của Laika đã bay 2.570 vòng quanh trái đất trong vòng 7 ngày. Tuy vậy, do những thông tin về sự sống của Laika trong 6 tiếng ngắn ngủi đó lại vô cùng quý giá cho công cuộc chuẩn bị đưa người vào vũ trụ.

Quảng cáo

Sau Laika, còn có nhiều chú chó khác được các nhà khoa học Xôviết đưa lên khoảng không. Tháng 8/1960, chuyến bay thử nghiệm với 2 chú chó Belka và Strelka đã thu được thành công rực rỡ. Hai "nhà du hành vũ trụ 4 chân" này đã trở về trái đất an toàn sau khi bay lượn 17 vòng quanh quỹ đạo, được đón tiếp khá long trọng. Thắng lợi này đã chứng minh rằng, với những kỹ thuật hiện tại cho phép con người có thể sinh sống và làm việc trên quỹ đạo trái đất. Được tin về chuyến bay, Jacqueline Kennedy - vợ của Tổng thống Mỹ đương thời John F.Kennedy - đã gửi điện chúc mừng đến các nhà lãnh đạo Liên Xô và xin được tặng một trong những hậu duệ của Strelka. Đáp lại yêu cầu, phía Liên Xô đã gửi tặng bà chú chó trắng Puchok, con của Strelka

Bốn tháng sau chuyến bay của Belka và Strelka, tháng 12/1960, chuyến bay thử nghiệm với hai chú chó Alpha và Zhulka đã không đưa lại kết quả như mong đợi. Con tàu bị sự cố, buồng chứa buộc phải phóng khỏi tàu ngoài dự kiến ban đầu. Chiếc dù mang theo buồng chứa Alpha và Zhulka rơi xuống vùng Siberi hoang vu. Nhưng kỳ diệu thay, hai nhà du hành bé nhỏ này vẫn sống khỏe mạnh. Bốn tháng sau đó, Tổng công trình sư Sergei Korolev lại cho thực hiện chuyến bay thử nghiệm với chú chó Zvedochka (Ngôi sao nhỏ). Có người nói rằng, ban đầu nó có tên là Udachi (Thắng lợi) nhưng khi chuẩn bị phóng đi, chính Yuri Gagarin đã đặt lại tên cho nó.

Với cái tên này, chó Zvedochka đã đi vào lịch sử hàng không vũ trụ sau khi thực hiện thành công một chuyến bay với những điều kiện gần như chuyến bay của Yuri Gagarin về cả máy móc, thời gian bay và điều kiện đổ bộ. Với những kết quả thu được, các nhà khoa học Xô Viết mới quyết định phóng tàu Phương Đông 1, đưa Yuri Gagarin phi hành gia đầu tiên của loài người bay vào vũ trụ, mở ra kỷ nguyên chinh phục khoảng không bao la.

(Theo ANTG)