Công cha như núi Thái Sơn thuộc thể loại nào của văn học dân gian Việt Nam

Nói đến tình thương và công ơn của con người thì trên cõi đời này không có thứ tình thương, công ơn của cha mẹ đối với con cái. Đó là mối quan hệ hoà đồng trong một gia tộc. cha mẹ đối với các con có một nguồn năng lực trong sự sinh thành và phát triển của con cái. Ông cha ta có câu:

Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Cha mẹ dù có chịu đựng bao nhiêu gian lao, khổ sở, hoen uế, hay bị khinh bỉ như thế nào đi chăng nữa nhưng cha mẹ vẫn nhẫn nại để nuôi con trong thời thơ ấu cũng như lúc chúng ta trưởng thành, cố gắng lo toan, dạy dỗ con cái nên người. Với tấm lòng thiêng liêng cao cả ấy được ông cha truyền dạy cho con cháu qua những câu ca dao, tục ngữ.Cha mẹ dạy các con cách đối nhân xử thế hàng ngày, trên phải ra trên, dưới cho ra dưới và thường dặn con cái mình “một câu nhịn, chín câu lành”, nỏ thì phải kính trọng người già cả, lớn thì phải biết thương yêu, đùm bọc con cái:
Công cha nghĩa mẹ cao vờiNhọc nhằn chẳng quản, suốt đời vì taNên người ta phải xót xa

Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao

Con cái phải luôn yêu thương, giúp đỡ và bảo ban lẫn nhau, tối lửa tắt đèn có nhau, như thế là đã đền đáp một phần công lao cho bố mẹ rồi. Cha mẹ có công sinh thành và dạy dỗ chúng ta nên người như ngày hôm nay, đó không phải là ngày một ngày hai mà là một quá trình lâu dai, chăm sóc và dạy dỗ con cái nên người.Khi về già, con cái phải có nghĩa vụ và trách nhiệm chăm sóc và phụ dưỡng cha mẹ trong sự kính yêu và tôn thờ, phải đối xử trên dưới, sống phải có tình có nghĩa. Đối với cha mẹ con cái luôn là một đứa trẻ, cần mẹ chăm lo và bao bọc:
Mẹ yêu con bằng dòng sữa ngọt ngào
Cha yêu con bằng giọt mặn mồ hôi
Cha mẹ sinh con ra là một điều hết sức thiêng liêng và đáng quý rồi nhưng nuôi dưỡng và dạy bảo con cái nên người lại là một nghĩa của vô cùng cao đẹp, bố mẹ hy sinh cả tuổi trẻ, tham vọng, sắc đẹp, mọi thứ để cho con được khôn lớn nên người.Thế nhưng trong xã hội này, bên cạnh những người con hiếu thảo, quan tâm, chăm lo cho bố mẹ khi ốm đau, về già thì bên cạnh đó lại có những trường hợp xấu xảy ra, chỉ vì thú vui ham chơi, đua đòi, dẫn đến nghiện ngập, đánh bố giết mẹ, phá nát gia đình, phá tan hạnh phúc mà bố mẹ đã gây dựng để con cái được sống trong điều kiện tốt nhất.Kể làm sao cho hết công lao của cha mẹ, hiếu thảo với cha mẹ đó không những bổn phận, trách nhiệm của mỗi chúng ta mà đó đã trở thành nếp sống, đạo lý làm người được truyền từ đời này sang đời khác mà không ai có thể chối cãi được. đối với cha mẹ con cái là một phần cơ thể của họ, vì thế nếu mất đi hoặc không may bị hư, hỏng thì người đau lòng nhất chính là bố mẹ, ai cũng muốn cho con bằng bạn, bằng bè, dù mẹ có “một nắng hai sương” tần tảo, vất vả để nuôi con thì mẹ cũng chưa bao giờ hối hận và kể công. Chỉ biết rằng con đau là bố mẹ đau, con khổ là bố mẹ cũng khổ theo, con khóc bố mẹ lo, con ngã bố mẹ sầu.Những ai còn mẹ con cha xin hãy cố gắng hết sức để không làm bố mẹ phải buồn phải sầu vì ta nữa, nếu như hai câu thơ đầu nói về công ơn trời biển của bố mẹ thì hai câu thơ tiếp là nói tới nghĩa vụ và trách nhiệm của con cái đối với bố mẹ, người ta thường bảo rằng: “một mẹ có thể nuôi 10 đứa con nhưng 10 đứa con chưa chắc nuôi được bố mẹ”. Vì thế hãy hiếu thảo và yêu thương cha mẹ của mình khi còn có thể đừng để đến lúc hối cũng không kịp nữa.

Câu ca dao chính là lời nhắc nhở, khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cái về đạo lý gia đình, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, trải qua bao đời nay, đạo lý đó vẫn còn nguyên giá trị.

tửu tận tình do tại

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

I, Đọc bài ca dao sau đây và trả lời câu hỏi:

Côngg cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Câu1: bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào?

Câu2: cho biết nội dung bài ca dao trên và khuyên dạy chúng ta điều gì?

Câu3: trong bài ca dao tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hãy chỉ ra biện pháp cụ thể

Câu4: nêu cảm nhận của em về cách dùng biện pháp nghệ thuật đó?

II, Đọc bài cao dao sau đây và trả lời câu hỏi:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên cụ Hồ.

Bông sen dành để lễ chùa

Cụ Hồ mãi mãi tôn thòe trong tim

Câu1: bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào?

Câu2: theo em" Tháp Mười" trong bài ca dao trên được nói đén là ở đâu?

Câu3: trong 2 câu ca dao đầu tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hãy chỉ ra biện pháp cụ thể?

Câu4: nêu cảm nhận của em về cách dùng biện pháp nghệ thuật đó?

Giúp mình với mình sắp thii rồi :<<

Các câu hỏi tương tự

Hành như thế nào (Ngữ văn - Lớp 8)

1 trả lời

Đóng vai công chúa kể lại chuyện Thạch Sanh (Ngữ văn - Lớp 6)

2 trả lời

Thuậtlại một giờ chào cờ mà em được tham gia (Ngữ văn - Lớp 6)

1 trả lời

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Câu1:Văn bản trên thuộc thể loại nào của văn học dân gian Việt Nam?

Câu 1 :

Thuộc thể thơ : lục bát 

Phương thức biểu đạt : Miêu tả

Câu 2 :

biện pháp tu từ chính trong 2 dòng thơ đầu văn bản là So sánh 

Tác dụng : Khi làm một người con , chúng ta lớn lên phải biết hiếu thảo với cha mẹ , phải biết phụng dưỡng và chăm sóc họ khi họ già đau ốm yếu . Phải nên biết ơn sinh thành dưỡng dục của họ với mình . Nếu còn trên ghế nhà trường thì ta phải biết chăm chỉ , ngoan ngoãn học hành để không phụ công sinh thành của cha mẹ .Câu 3 : 

Nhũng phép so sánh ở bài “Công cha như núi Thái Sơn” là rất đặc sắc bởi “Công cha” “Nghĩa mẹ” là những ý trừu tượng  , được so sánh với các hình ảnh cụ thể “núi Thái Sơn”  “nước trong nguồn ”- là những vật mang tầm vũ trụ, là biểu tượng cho sự vĩnh hằng bất diệt của thiên nhiên. Những hình ảnh ấy được miêu tả bổ sung bằng những từ ngữ chỉ mức độ ước lệ nhưng lại vô hạn : “núi Thái Sơn ” là núi rất cao, cao vút trời xanh, lẫn vào trong mù mịt mây trời. " Nước trong nguồn " là nước chảy mãi không đứt đoạn . Một nét vẽ chiều đứng (cao), một nét vẽ chiều ngang (rộng), rất hài hòa cân xứng, tạo một không gian bát ngát, mênh mang, một bức tranh về vũ trụ to lớn, cao rộng không cùng. Đúng là chỉ có hình ảnh ấy mới diễn tả nổi công ơn cha mẹ. “Núi Thái Sơn ” “Nước trong nguồn” không thể nào đo được cũng như công ơn cha mẹ đối với con cái không thể nào tính đếm được.


Qua nghệ thuật so sánh, dùng từ đặc tả (từ láy, điệp từ), kết hợp với giọng thơ lục bát ngọt ngào đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Và chính sự đặc sắc trong nghệ thuật dùng từ đã làm cho lời giáo huấn trong bài ca dao không còn khô khan mà trở nên truyền cảm, dễ đi vào lòng người.
Xin câu trả lời hay nhất và 5 sao ạ !

Video liên quan

Chủ đề