Covid omicron bao lâu hết

Các triệu chứng của Omicron khác biệt so với chủng virus gốc hoặc các biến thể khác nhưng thời gian phát bệnh tương tự nhau.

Hiện biến thể Omicron đã xuất hiện ở gần 80 nước. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đây là biến thể có tốc độ lây lan nhanh nhất cho đến nay.

Hiện giới khoa học xác định, triệu chứng của Omicron hơi khác so với các triệu chứng truyền thống. Nhưng các dấu hiệu nhiễm Omicron có xuất hiện sớm hơn so với chủng gốc và các biến thể khác hay không?

Người nhiễm Omicron thường bị ngứa ngáy họng. Ảnh minh họa: Times of India

Thời điểm xuất hiện triệu chứng Covid-19

Theo WHO, trung bình mất từ ​​5 đến 6 ngày để một người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 bộc lộ các triệu chứng, tuy nhiên khoảng thời gian đó có thể kéo dài đến 14 ngày.

Bệnh nhân Covid-19 có thể lây nhiễm cho người khác từ khoảng 2 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu và cho đến 10 ngày sau đó. Họ có thể truyền bệnh cho người khác, ngay cả khi chỉ có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nào cả. Đó là lý do họ phải cách ly ở nhà.

Triệu chứng của Omicron có xuất hiện sớm hơn?

Các triệu chứng Omicron có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian từ 3 đến 14 ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Điều này không thay đổi so với các trường hợp nhiễm các chủng virus khác.

Một số báo cáo ghi nhận triệu chứng của Omicron có thể nhẹ hơn, đặc biệt là ở những người đã có kháng thể từ tiêm vắc xin hoặc từng nhiễm bệnh trước đó.

Tuy nhiên, bằng chứng sơ bộ chỉ ra vắc xin Covid-19 có thể kém hiệu quả hơn trong việc chống nhiễm bệnh và lây lan liên quan đến biến thể Omicron.

Giống các chủng virus SARS-CoV-2 khác, một số người nhiễm Omicron không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh.

Triệu chứng của Omicron có gì khác biệt?

Dữ liệu đến từ Nam Phi, nơi lần đầu tiên phát hiện Omicron, cho thấy các triệu chứng nhẹ so với các chủng virus khác.

Tuy nhiên, điều này có thể do đất nước này vừa phải qua một đợt dịch mạnh bởi tác động của biến thể Delta.

Các nhà khoa học khẳng định ở Nam Phi, hầu hết mọi người đều từng nhiễm Covid-19 hoặc đã được tiêm vắc xin phòng bệnh này.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết: "Cần có thêm dữ liệu để biết liệu Omicron, đặc biệt ở các ca tái nhiễm và nhiễm bệnh đột phá ở những người tiêm chủng đầy đủ, có gây ra bệnh nặng hoặc tử vong hơn so với nhiễm các biến thể khác hay không”.

Các triệu chứng quen thuộc của Covid-19 gồm sốt, ho liên tục, mất hoặc thay đổi khứu giác/vị giác.

Với biến thể Omicron, các triệu chứng đặc trưng là ngứa cổ họng, mệt mỏi dai dẳng, đau nhức cơ, đổ mồ hôi ban đêm. Ngoài ra, các bác sĩ đang ghi nhận thêm một số triệu chứng như đau phần thắt lưng, phát ban (ở trẻ nhỏ).

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP HCM, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP, cho biết qua kết quả tầm soát ngẫu nhiên biến chủng Omicron bằng xét nghiệm RT-PCR từ ngày 10 đến 17-2, trong 92 mẫu bệnh phẩm dương tính Covid-19 thì có đến 70 mẫu là biến chủng Omicron, chiếm 76%.

Theo ông Thượng, như vậy, biến chủng Omicron đang chiếm ưu thế tại TP HCM, khi biến chủng Delta chỉ khoảng 24%.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP HCM cho rằng các biểu hiện của biến chủng Omicron giống như cảm lạnh thông thường, đau bụng, tiêu chảy và thêm đặc trưng của nhiễm Covid-19 là mất mùi, mất vị. Từ 1-3 ngày đầu nhiễm bệnh, 70% F0 sẽ sốt cao và giảm dần qua các ngày, có 20-30% là sốt vừa và nhẹ.

Đối với trẻ em khi nhiễm Omicron cũng có những biểu hiện giống người lớn, sốt cao như sốt xuất huyết. Bác sĩ Tiến khuyến cáo, trong ba ngày đầu nếu thấy trẻ sốt liên tục, người nhà ngoài nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, tay chân miệng, cần phải chú ý thêm có thể trẻ bị sốt cho nhiễm Covid-19.

Các bệnh nhân bị nhiễm biến chủng Omicron được chuyển đến Bệnh viện Dã chiến số 12 (TP Thủ Đức, TP HCM) điều trị (Ảnh: HẢI YẾN)

Phụ huynh cần rà soát lại quá trình di chuyển của con, thành viên trong gia đình để xem thử có thể bị lây nhiễm Covid-19 ở đâu không. Sau đó tiến hành test Covid-19 cho trẻ. Nếu trẻ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thì có thể điều trị triệu chứng tại nhà.

"Trẻ em khi mắc Covid-19 chỉ từ 3-5 ngày là khỏi bệnh, rất nhanh. Trong 23 trường hợp dương tính thì chỉ có 2 trường hợp nhập viện, trong đó một trường hợp phải thở ôxy nhưng một ngày là ổn định và thở bình thường" - bác sĩ Tiến nói.

Do đó, bác sĩ Tiến cho biết số ca mắc Covid-19 gia tăng thời gian gần đây nhưng số ca nhập viện không tăng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thuốc điều trị Covid-19 dành cho trẻ em, phụ huynh không nên chủ quan lơ là. Nếu trẻ mắc Covid-19 không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ, được điều trị tại nhà thì cần điều trị triệu chứng như: hạ sốt, dùng thuốc ho dược thảo, uống nhiều nước, bổ sung vitamin nhóm A, B, C, D.

Quan trọng hơn, phụ huynh cần theo dõi dấu hiệu diễn tiến bệnh nặng ở trẻ để đưa vào bệnh viện kịp thời. Những trẻ có bệnh nền rất có khả năng bệnh diễn tiến nặng nên cần được theo dõi sát sao.

Chủ đề