Cửa khẩu lệ thanh ở đâu

Hôm nay (19/4), tại huyện biên giới Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã diễn ra Lễ khánh thành Quốc môn - Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh. Tham dự có đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cùng lãnh đạo tỉnh Ranatakiri, Vương quốc Campuchia.

Sau gần 3 năm xây dựng, công trình Quốc môn - Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, tỉnh Gia Lai, đã hoàn thành với tổng kinh phí đầu tư xây dựng hơn 21 tỷ đồng. Công trình có chiều dài 46m, rộng 18m, cao 33m được xây dựng bằng những vật liệu hiện đại. Móng cọc, kết cấu khung, sàn mái được thi công hoàn toàn bằng bê tông cốt thép.

Quốc môn là được thiết kế cách điệu theo biểu tượng nhà rông Tây Nguyên.

Điểm đặc biệt của công trình Quốc môn là được thiết kế cách điệu theo biểu tượng nhà rông Tây Nguyên. Công trình được Viện Khoa học công nghệ xây dựng (thuộc Bộ Xây dựng) kiểm định chất lượng đảm bảo yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn.

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định, Quốc môn - Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh là công trình có ý nghĩa quan trọng, nhằm phục vụ hoạt động về ngoại giao, phương tiện qua lại tại khu vực cửa khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời thể hiện tình đoàn kết hữu nghị hai nước Việt Nam - Campuchia.

Lễ Khánh thành Quốc môn - Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh.

“Ý nghĩa của Quốc môn - Cửa khẩu Lệ Thanh cùng công trình Cột mốc 30 không những thể hiện niềm tự tôn của dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời là mối quan hệ hữu nghị, truyền thống và sự hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia. Chúng tôi tin rằng đây sẽ tạo thành quần kiến trúc đẹp của khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Chúng tôi hy vọng rằng, trong thời gian tới Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh cùng công trình Quốc môn sẽ phát huy những lợi thế của mình, trong đó  có việc trở thành điểm tham quan du lịch có ý nghĩa về nhiều mặt với nhân dân hai địa phương, của cả nước và của các du khách quốc tế”, Thứ trưởng Lê Hoài Trung khẳng định./.

Những ngày này, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, nhưng dòng xe tải, container vận chuyển nông sản từ tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) vào nội địa qua Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, huyện Đức Cơ vẫn khá nhộn nhịp.

Ông Đào Trọng Vũ, nhân viên thủ tục của Công ty Nông nghiệp Thagrico (thuộc Tập đoàn THACO) tại đây cho biết, nhằm đảm bảo cho các container nông sản được lưu thông thuận lợi, doanh nghiệp đã tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu của lực lượng phòng, chống dịch.

“Xe đã được đăng ký luồng xanh, khi đi qua các tỉnh thì tài xế đã test Covid-19 đây đủ. Đối với tài xế, khi đi qua cửa khẩu mặc đồ bảo hộ, khử quẩn xe; khi đi qua cột mốc thì sẽ có tài xế bên Campuchia nhận xe, đưa về điểm đóng hàng” - ông Đào Trọng Vũ nói.

Công tác khử khuẩn xe nông sản ở Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh.

Từ đầu năm đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) luôn được đảm bảo thông suốt, đạt tổng kim ngạch đạt khoảng 90 triệu USD, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, hoạt động nhập khẩu (chủ yếu là nông sản) chiếm 62 triệu USD, tăng 2,5 lần.

Ông Hoàng Lương Quang - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh cho biết, lực lượng hải quan tỉnh Gia Lai đã  phối hợp chặt chẽ với lực lượng y tế, biên phòng thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng, chống dịch Covid-19 tại khu vực trung chuyển hàng hoá. Trong đó, chuyển đổi số, thực hiện giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu trên cổng dịch vụ công trực tuyến là một trong những giải pháp quan trọng và đạt hiệu quả.

“Hiện nay, ngành hải quan đã thực hiện các dịch vụ công ở mức độ 3 và 4.  Các doanh nghiệp gửi hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công, không tiếp xúc trực tiếp với cán bộ hải quan. Tại các điểm kiểm tra hàng hoá, cán bộ hải quan tạo điều kiện tối đa trong điều kiện cho phép để thông quan hàng hoá nhanh nhất ở khu vực cửa khẩu, tránh ách tắc; giải phóng hàng trong thời gian nhanh nhất để doanh nghiệp đưa vào lưu thông” - ông Hoàng Lương Quang nói./.

I. Khái quát về Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh


 

Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Đức Cơ, Gia Lai) thông thương với cửa khẩu Oyadav huyện Ou Ya Dav tỉnh Ratanakiri, Campuchia

      Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (đường 19) tỉnh Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 139/2001/QĐ-TTg ngày 21/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ, gồm các xã: Ia Kla, Ia Pnôn, Ia Nan, Ia Dom và thị trấn Chư Ty, với tổng diện tích tự nhiên 41.860 ha, dân số khoảng 27.700 người, chiếm 58,3% diện tích, 50% dân số toàn huyện Đức Cơ. Cửa khẩu Lệ Thanh được nâng cấp từ Cửa khẩu quốc gia lên Cửa khẩu quốc tế theo Quyết định 306/QĐ-TTg ngày 13/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.       Là địa bàn biên giới có xuất phát điểm kinh tế thấp, kết cấu hạ tầng thiếu và không đồng bộ. Song nhờ sự quan tâm của Chính phủ, sự chỉ đạo sâu sát và kịp thời của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của các ngành, nên đầu tư Khu kinh tế Cửa khẩu bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Tình hình an ninh tại Khu kinh tế được củng cố và giữ vững. Kim ngạch xuất nhập khẩu và số lượt người xuất nhập cảnh năm sau cao hơn năm trước; hoạt động thương mại biên giới dần hình thành và đi vào nề nếp; hệ thống kết cấu hạ tầng như giao thông, điện, nước sinh hoạt, chợ Cửa khẩu và bãi đỗ xe được đầu tư xây dựng góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng tại Cửa khẩu. Với vị trí địa chính trị quan trọng thuộc khu tam giác phát triển Việt Nam- Lào - Campuchia, cách thành phố Pleiku 72 km, huyện Đức Cơ 23 km, huyện Ojadao 30 km và thành phố Bun Lung - tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) 75 km, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh được Chính phủ 3 nước Việt Nam – Lào - Campuchia đặc biệt quan tâm. Sự phát triển của khu vực này có tác động lớn đến quá trình phát triển của tỉnh Gia Lai cả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh, đồng thời góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của các tỉnh Đông Bắc Campuchia và các tỉnh Nam Lào. Khu vực này có nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, xuất nhập khẩu nông sản, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, giao thương và dịch vụ kinh tế Cửa khẩu với nước bạn, đặc biệt là Campuchia.

II. Khái quát về Khu công nghiệp Trà Đa


 

      Khu công nghiệp Trà Đa giai đoạn 1 (diện tích 109 ha) được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt dự án khả thi xây dựng cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 1493/QĐ-CT ngày 25/12/2003. Qua nhiều giai đoạn đầu tư, hiện nay, hạ tầng Khu công nghiệp Trà Đa được xây dựng khá đồng bộ; bao gồm: hệ thống đường giao thông, bó vỉa, cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng, nhà máy xử lý nước thải… cơ bản đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư và đã được lấp đầy 100% diện tích.


      Khu công nghiệp Trà Đa mở rộng (diện tích 104 ha) được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 616/QĐ-UBND ngày 16/9/2011; đang trong giai đoạn đầu tư kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và nguồn vốn khác, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016, đến nay đã có 6 dự án đầu tư và sẵn sàng đón các nhà đầu tư mới.

Cửa khẩu Lệ Thanh (Việt Nam)

Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, Việt Nam [1][2].

Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thông thương với cửa khẩu Oyadav (hay O'Yadaw) huyện Ou Ya Dav tỉnh Ratanakiri, Campuchia [2][3][4][5] 13°46′01″B 107°29′33″Đ / 13,766928°B 107,492431°Đ / 13.766928; 107.492431 (Oyadav)

Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh nằm ở điểm cuối quốc lộ 19 và cách thành phố Pleiku cỡ 75 km về phía tây-tây nam.

Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh đã từng được nhà nước đầu tư khoảng 6.000 tỉ đồng cho phát triển giai đoạn 2010 - 2020. Tuy nhiên đến năm 2014 thì nó vẫn như là bức tranh nguệch ngoạc với nhiều công trình dang dở, bỏ hoang [6].

  • Các hình ảnh về Cửa khẩu Lệ Thanh.

  • Cửa khẩu thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

  • Cửa khẩu thuộc huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai

Video liên quan

Chủ đề