Cuộc đình công là gì

1.Đình công là gì?

– Khái niệm Đình công

Theo Điều 209 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

“Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động”.

Xuất phát từ khái niệm trên, đình công thường bao gồm các đặc điểm sau:

  • Đình công là sự ngừng việc triệt để. Điều này thể hiện sự khác biệt giữa đình công với những sự ngừng việc khác như ngừng việc lẻ tẻ, làm việc cầm chừng.
  • Đình công là sự ngừng việc có tính tổ chức. Tính tổ chức của một cuộc đình công thể hiện ở chỗ đình công được thực hiện bởi sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của một cá nhân hay một nhóm người và sự phục tùng, phối hợp của những người khác. Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận đình công hợp pháp khi người lãnh đạo, tổ chức đình công là ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động.
  • Đình công là sự ngừng việc nhằm giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Đình công không nhằm mục đích giải quyết tranh chấp một cá nhân người lao động vì nó không thể hiện được mức độ, phạm vi cũng như những vi phạm về quyền và lợi ích của một mối quan hệ lao động.

– Điều kiện tiến hành đình công

Căn cứ Khoản 2 Điều 209 Bộ luật Lao động 2012 thì việc đình công chỉ được tiến hành khi:

– Có các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

– Sau 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được

– Sau 03 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành.

Như vậy, không phải bất cứ lúc nào tập thể người lao động cũng được phép đình công mà chỉ được đình công sau khi Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải.

BLLĐ sửa đổi, bổ sung 2006 thì không có bất cứ quy định nào về thời gian được tiến hành thủ tục đình công mà chỉ quy định: “Trường hợp Hội đồng trọng tài lao động hoà giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết quy định tại khoản 1 Điều này mà Hội đồng trọng tài lao động không tiến hành hoà giải thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công” (khoản 3 Điều 171). Trong khi đó, đối với trường hợp này BLLĐ 2012 đã có quy định về thời gian người lao động được tiến hành đình công tại khoản 3 Điều 206 như sau: “Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công. Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công”. Bên cạnh đó thì BLLĐ 2012 bổ sung thêm một trường hợp NLĐ được phép tiến hành đình công so với quy định trước đây là một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã được ghi nhận trong biên bản được lập bởi Hội đồng trọng tài lao động.

2. Thẩm quyền hoãn và tạm dừng đình công

Theo Điều 221 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về quyết định hoãn, ngừng đình công như sau:

“Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công và giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

Chính phủ quy định về việc hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động.”

Bộ luật Lao động năm 2012 quy định quyền quyết định hoãn, ngừng đình công là Chủ tịch UBND cấp tỉnh, bởi Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ nắm bắt được kịp thời tình hình, diễn biến, hậu quả của cuộc đình công, như vậy sẽ ngăn chặn được những hậu quả khác có thể xảy ra từ đình công.

Hơn nữa Điều 8 Nghị định 46/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật lao động về tranh chấp lao động cũng quy định về các trường hợp hoãn, ngừng đình công như sau:

“1. Đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp dịch vụ về điện, nước, vận tải công cộng và các dịch vụ khác trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Chiến thắng, ngày Quốc tế lao động và ngày Quốc khánh.

2. Đình công dự kiến tổ chức tại địa bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

3. Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

4. Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh.

5. Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, làm mất an ninh, trật tự công cộng ảnh hưởng đến các hoạt động của cộng đồng dân cư tại nơi xảy ra đình công.”

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ đến Luật sư tư vấn trực tiếp TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT 1900 966 980 hoặc Email: để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời!

Cuộc đình công hay cuộc bãi công là sự kiện lao động ngừng lại vì rất nhiều công nhân từ chối tiếp tục làm việc. Cuộc đình công thường diễn ra vì các công nhân cảm thấy bất bình đối với điều kiện lao động, chế độ tiền lương... Các cuộc đình công bắt đầu có ảnh hưởng vào Cách mạng công nghiệp, khi các tập thể lao động bắt đầu có vị trí quan trọng tại các nhà máy và mỏ. Nhiều nước vội vàng cấm không được đình công, vì những người chủ nhà máy có nhiều thế lực chính trị hơn những công nhân. Phần nhiều quốc gia phương Tây lại công nhận cuộc đình công vào cuối thế kỷ 19 hay đầu thế kỷ 20.

Đại hội liên minh thương mại UNISON tại Oxford trong lúc biểu tình ngày 28 tháng 3 năm 2006

Các cuộc đình công đôi khi được sử dụng để ép chính quyền thay đổi các chính sách. Thỉnh thoảng, một cuộc đình công có thể làm một đảng chính trị mất quyền lực. Một ví dụ lớn là cuộc đình công tại Xưởng đóng tàu Gdańsk ở Ba Lan do Lech Wałęsa dẫn đầu. Cuộc đình công này góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh giành thay đổi chính trị tại Ba Lan và giúp lật đổ những chính quyền cộng sản ở Đông Âu.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đình công.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đình_công&oldid=56557591”

Đình công là gì? Những trường hợp nào là đình công bất hợp pháp? Mời quý khán giả theo dõi nội dung bài viết sau đây của Luật Hoàng Phi để hiểu rõ hơn về hoạt động này trong Bộ Luật Lao động năm 2012.

Đình công là gì?

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này.

Nội dung này được quy định tại Điều 209 Bộ luật Lao động năm 2012.

Đình công sẽ được thực hiện theo trình tự như sau:

– Lấy ý kiến của tập thể người lao động.

– Ra quyết định đình công

– Thực hiện đình công.

Hình thức đình công có thể là đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp. Đình công hợp pháp là khi những cuộc đình công được diễn ra theo đúng trình tự của pháp luật, đình công bất hợp pháp là tổ chức đình công thuộc các trường hợp tại điều 215 của luật Lao động năm 2012.

Dựa vào phạm vi đình công, có thể phân loại đình công thành đình công doanh nghiệp, đình công bộ phận và đình công toàn ngành.

+ Đình công doanh nghiệp là đình công do tập thể người lao động tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp.

+ Đình công bộ phận là tập thể người lao động tổ chức đình công trong phạm vi một bộ phận trong doanh nghiệp.

+  Đình công toàn ngành là những cuộc đình công của những người lao động thực hiện trong phạm vi một ngành trên cả nước.

Như vậy, đình công là sự ngưng việc tạm thời và do tập thể người lao động thực hiện nhằm đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình. Và sau đình công là gì, chúng tôi sẽ đưa ra đặc điểm của đình công và những trường hợp đình công bất hợp pháp.

Đặc điểm của đình công

– Đình công nhằm mục đích đạt được những lợi ích nhất định

Tập thể người lao động chỉ được phép đình công khi có những tranh chấp lao động xảy ra có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi. Vì thế, bản chất của đình công là đòi hỏi quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động từ người sử dụng lao động. Việc thực hiện đình công là biện pháp để người sử dụng lao động thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và thỏa mãn được quyền lợi của người lao động.

– Đình công là ngừng việc tạm thời

Đình công diễn ra nhằm đòi lại quyền lợi cho người lao động, và nếu quyền lợi đó được đáp ứng thì người lao động sẽ quay trở lại làm việc bình thường. Bên cạnh đó, đình công không làm mất đi quan hệ lao động và được diễn ra với quy mô lớn. Chính vì vậy đình công chỉ mang tính chất tạm thời.

– Đình công có tính tổ chức

Đình công luôn được thực hiện bởi tập thể người lao động, được sự tổ chức và lãnh đạo của Ban Chấp hành công đoàn.

– Đình công được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của người lao động

Việc tham gia đình công đòi hỏi quyền, lợi ích chính đáng luôn mang tính tự nguyện bởi nó là quyền của cá nhân người lao động nói riêng và tập thể người lao động nói chung. Người lao động không bị bắt buộc, cưỡng ép tham gia đình công.

Đình công diễn ra nhằm mục đích đặt được những quyền, lợi ích 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 209 Bộ luật lao động 2012 thì việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Cũng chính vì đó mà đình công về bản chất là đòi hỏi quyền, đòi hỏi lợi ích cho mình từ người sử dụng lao động như đòi tăng lương, giảm giờ làm,…  Đình công là biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt của tập thể lao động để đòi người sử dụng lao động thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và đòi thỏa mãn quyền, lợi ích chính đáng của người lao động.

>>>Tham khảo: Ai là người có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công?

Đình công bất hợp pháp là gì?

Đình công bất hợp pháp là những cuộc đình công được diễn ra mà không đáp ứng các điều kiện tại Điều 215 Bộ luật Lao động năm 2012.

Những điều kiện tại Điều 215 như sau:

1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

2. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.

3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.

5. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

Việc quy định về đình công bất hợp pháp được nhiều quốc gia quan tâm nhằm tạo căn cứ pháp lý rõ ràng cho việc xem xét quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ ràng giữa cuộc đình công bất hợp pháp với các hành vi đình công bất hợp pháp. Cuộc đình công bất hợp pháp nhưng có thể không có hành vi cá nhân bất hợp pháp, ngược lại có thể có hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân tham gia đình công nhưng cuộc đình công vẫn hợp pháp vì bảo đảm các điều kiện do pháp luật quy định.

Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (năm 2006), các cuộc đình công bị xác định là bất hợp pháp nếu vi phạm một trong các quy định tại Điều 173 Bộ luật Lao động (đã sửa đổi, bổ sung).

Tại Bộ luật Lao động năm 2012, căn cứ xác định cuộc đình công bất hợp pháp được giảm bớt số lượng quy định nhưng mở rộng nội hàm. Theo đó, các cuộc đình công bị xác định bất hợp pháp khi có một trong các dấu hiệu sau đây:

+ Cuộc đình công đó không xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Trước đây Bộ luật Lao động quy định là không xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể nói chung chứ không thu hẹp lại như hiện nay, tức là chỉ công nhận đình công hợp pháp nếu gắn với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích mà không phải là tranh chấp lao động tập thể về quyền. Cũng theo quy định nêu trên, các cuộc đình công xuất phát từ tranh chấp lao động cá nhân không được thừa nhận.

+ Cuộc đình công đó được tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động. Pháp luật chỉ công nhận đình công hợp pháp khi nó phục vụ cho những người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động. Có thể ở những phạm vi và quy mô khác nhau nhưng dứt khoát phải cùng một chủ sử dụng lao động. Việc tham gia đình công của những người lao động khác vào cuộc đình công là vi phạm điều kiện nêu trên.

+ Cuộc đình công được tiến hành khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể (về lợi ích) chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này. Nói cách khác, Bộ luật chỉ cho phép đình công khi đã-sử dụng hết các phương thức giải quyết tranh chấp lao động, nếu đang hoặc chưa được giải quyết thì đình công bị tuyên bất hợp pháp.

+ Cuộc đình công tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định. Vì, các doanh nghiệp đó (được cân nhắc lựa chọn) đều thuộc loại doanh nghiệp có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân.

Cuộc đình công vẫn tiếp tục tiến hành khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công. Theo quy định này, một cuộc đình công  dù có được tổ chức thực hiện hợp pháp trong doanh nghiệp không bị cấm đình công nhưng vì tiến hành vào thời điểm nhạy cảm, không thích hợp, có thể gây ảnh hưởng đối với các hoạt động kinh tế, xã hội hoặc đời sống nhân dân… nên cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu hoãn, ngừng lại, tức là có thể dời sang thời điểm khác.

Những cuộc đình công vẫn được tổ chức và diễn ra vào thời điểm, thời gian có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công. Vì vậy, sẽ bị xác định là đình công bất hợp pháp

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến đình công là gì, quý khán giả nếu còn những thắc mắc có thể liên hệ Tổng đài 19006557 để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ đề