Đánh giá sinh học lớp 8 bài 9

Bài 9:

CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ

I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt:

   1. Kiến thức:

 - HS trình bày được cấu tạo của tế bào cơ và bắp cơ.

 - HS giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ.

   2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.

   3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV: Chuẩn bị tranh vẽ H9.1

III. PHƯƠNG PHÁP :Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

   1. Ổn định(1’)

   2. Kiểm tra bài cũ(10’)

       ? Nêu câú tạo và chức năng của xương dài?

       ? Sự to ra và dài ra của xương là do đâu?

   3. Bài mới(30’)

Mở bài: Dùng tranh hệ cơ người giới thiệu :

Cơ thể người có khoảng 600 cơ, chia thành các nhóm chính: Cơ đầu cổ, cơ thân, cơ chi. Cơ có nhiều hình dạng khác nhau, điển hình là bắp cơ có dạng hình thoi dài. Vậy bắp cơ có cấu tạo như thế nào?....

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ

- GV yêu cầu HS quan sát H9.1, nghiên cứu SGK, thảo luận:

   + Bắp cơ có cấu tạo như thế nào?

   + Tế bào cơ có cấu tạo như thế nào?

     HS quan sát và đọc SGK, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận

- GV giảng giải thêm về cấu tạo của bắp cơ, tế bào cơ, nhấn mạnh: Vân ngang có được là do đĩa sáng, đĩa tối

* Hoạt động 2:  Tìm hiểu tính chất của cơ

- GV yêu cầu HS quan sát H9.2, nghiên cứu SGK, thảo luận:

    + Cho biết thí nghiệm đạt kết quả gì?

      HS quan sát H9.2 và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận

- GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát H9.3 và thảo luận:

   + Trình bày cơ chế phản xạ đầu gối?

   + Vì sao cơ co được?

   + Khi cơ co, bắp cơ bị ngắn lại, vì sao?

      HS quan sát H9.3 và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận

* Hoạt động 3:  Tìm hiểu ý nghĩa của co cơ

- GV yêu cầu HS quan sát H9.4 và thảo luận:

   + Sự co cơ có tác dụng gì?

   + Phân tích sự phối hợp hoạt động của cơ 2 đầu và cơ 3 đầu ở cánh tay?

      HS quan sát H9.4 và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận

- GV hoàn thiện kiến thức cho HS

- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung

I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ

   - Bắp cơ:

      + Ngoài: Màng liên kết, 2 đầu thon có gân, phần bụng phình to

      + Trong: có nhiều sợi cơ (TB cơ) tập trung thành bó cơ

   - Tế bào cơ: có nhiều tơ cơ, gồm hai loại

      + Tơ cơ dày: có các mấu sinh chất, tạo nên vân tối

      + Tơ cơ mỏng: trơn tạo nên vân sáng

      + Các tơ cơ xếp xen kẽ với nhau tạo nên đĩa sáng và đĩa tối

* Đơn vị cấu trúc: là giới hạn giữa tơ cơ dày và tơ cơ mỏng(đĩa tối ở giữa, hai nửa đĩa sáng ở hai đầu)

 II. Tính chất của cơ

    - Cơ có tính chất co và dãn

    - Cơ co theo nhịp gồm 3 pha:

       + Pha tiềm tàng: 1/10 thời gian nhịp

       + Pha co: 4/10 (co ngắn lại , sinh công

       + Pha dãn: 1/2 thời gian (trở lại trạng thái ban đầu, cơ phục hồi)

    - Khi cơ co tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dầy → tế bào cơ ngắn lại → Bắp cơ phình to lên

    - Cơ co chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh

III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ

     - Cơ co giúp xương cử động làm cho cơ thể vận động, lao động, di chuyển

     - Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ

4. Kiểm tra đánh giá (3’)

       - Đặc điểm nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?

       - Nêu tính chất của cơ và ý nghĩa của sự co cơ?

5. Dặn dò (1)

       - Học bài

       - Đọc mục “Em có biết”

       - Soạn bài mới, ôn 1 số kiến thức về lực, công cơ học

V. RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

............Xem online hoặc tải về máy...........

Trên đây là một phần nội dung của giáo án: Cấu tạo và tính chất của cơ để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy.

Để soạn giáo án được đầy đủ và chi tiết hơn, mời quí thầy cô tham khảo thêm:

  • Bài giảng sinh học 8 bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ với hệ thống kiến thức được xây dựng rõ ràng, chi tiết về cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ, tính chất của cơ, ý nghĩa của hoạt động co cơ kèm với đó là các hình ảnh minh họa rõ ràng, video về cơ chế co cơ vân sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác soạn bài của thầy cô. 
  • Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đi từ dễ đến khó xoay quanh kiến thức về cấu tạo và tính chất của cơ sẽ giúp học sinh củng cố lại kiến thức đồng thời giúp thầy cô kiểm tra mức độ nắm bắt bài học của học sinh.
  • Bên cạnh đó, thầy cô có thể hoàn thiện hơn phần giải đáp các câu hỏi SGK với bài tập SGK có lời giải chi tiết, rõ ràng.

Ngoài ra, tailieu.vn cũng xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo án Sinh học 8 bài 10: Hoạt động của cơ giúp dễ dàng hơn trong việc soạn bài tiếp theo.

Chủ đề