Đánh giá tầm quan trọng của việc học

Học tập trải nghiệm là quá trình học tập thông qua thực hành, thực nghiệm. Thuyết học tập trải nghiệm ban đầu được đề xuất bởi nhà tâm lý học David Kolb, người đã nêu rõ tầm quan trọng của trải nghiệm đối với quá trình học tập. Kolb định nghĩa học tập trải nghiệm là “Quá trình mà kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm. Kết quả của kiến thức là từ sự kết hợp của việc nắm bắt và chuyển đổi kinh nghiệm”.

Nội dung chính

  • 1 Thay đổi để thích nghi
  • 2 Học tập trải nghiệm là gì?
  • 3 Lợi ích của học tập trải nghiệm
    • 3.1 Học sinh có thể nắm bắt các khái niệm dễ dàng hơn.
    • 3.2 Học sinh có nhiều cơ hội để phát huy tính sáng tạo
    • 3.3 Sai lầm trở thành bài học quý giá

Thay đổi để thích nghi

Thế giới ngày nay vận động và thay đổi không ngừng. Nhiều dự đoán cho rằng, một đứa trẻ sinh ra ở thế kỷ này sẽ trải qua khoảng bốn đến năm nghề nghiệp khác nhau trong suốt cuộc đời. Trong khi các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao các ứng viên giỏi kỹ năng mềm, người lao động có thể dễ dàng tham gia các lớp học online hoặc các khoá đào tạo, hội thảo chuyên đề để bổ túc, phát triển các kỹ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu của công việc. Các kỹ năng như khả năng thích ứng, kỹ năng làm việc nhóm luôn được coi là những kỹ năng quan trọng hàng đầu, là tiêu chí để các nhà tuyển dụng đánh giá và lựa chọn nhân viên.

Hơn bao giờ hết, các trường học cần áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới để chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng với công việc đầy thách thức trong tương lai. Phương pháp giảng dạy và học tập truyền thống như “giáo huấn” và “học thuộc lòng” đã trở nên lỗi thời. Với những phương pháp này, học sinh luôn đóng vai trò thụ động trong quá trình học tập. Trong những năm gần đây, nhiều trường học ở khắp nơi trên thế giới đã áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực hơn như phương pháp học tập trải nghiệm.

Học tập trải nghiệm là quá trình học tập thông qua thực hành, thực nghiệm. Thuyết học tập trải nghiệm ban đầu được đề xuất bởi nhà tâm lý học David Kolb, người đã nêu rõ tầm quan trọng của trải nghiệm đối với quá trình học tập. Kolb định nghĩa học tập trải nghiệm là “Quá trình mà kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm. Kết quả của kiến thức là từ sự kết hợp của việc nắm bắt và chuyển đổi kinh nghiệm”.

Chu trình học tập Kolb tập trung nhiều vào quy trình học và phong cách học. Theo chu trình học tập Kolb, quá trình học gồm bốn giai đoạn: Trải nghiệm cụ thể; Quan sát, đánh giá sự việc; Khái quát các khái niệm; Chủ động thử nghiệm.

Theo Kolb, trải nghiệm cụ thể giúp cung cấp các thông tin làm cơ sở cho sự đánh giá. Qua đánh giá, chúng ta đồng hoá thông tin thu thập thông qua trải nghiệm và phát triển các lý thuyết mới. Ông cũng lưu ý rằng, những người được coi là “người quan sát” thường chỉ tập trung vào việc quan sát, đánh giá sự việc, trong khi đó những “người hành động” thích tham gia vào các hoạt động thử nghiệm một cách chủ động.

Ngày nay, phương pháp học tập thông qua trải nghiệm đang trở lên phổ biến trong nhiều trường học trên toàn thế giới. Như tại trường Think Global School (Mỹ), nhà trường tổ chức lớp học tại một quốc gia mới trong mỗi học kỳ. Học sinh có thể tham gia học tập trải nghiệm thông qua các hoạt động như du lịch quốc tế, giao lưu văn hoá, tham quan các bảo tàng, học tập qua dự án.

Đánh giá tầm quan trọng của việc học

Lợi ích của học tập trải nghiệm

Qua nhiều năm, học tập trải nghiệm đã được thực tế chứng minh có những đóng góp giá trị đối với sự phát triển của học sinh.

Học sinh có thể nắm bắt các khái niệm dễ dàng hơn.

Ghi nhớ và hiểu được các khái niệm luôn là điều không dễ dàng với bất kỳ học sinh nào. Thông qua học tập trải nghiệm, học sinh có cơ hội áp dụng các kiến thức và ý tưởng vào các tình huống thực tế, trong đó học sinh đóng vai trò chủ thể. Đó là một trong những cách hiệu quả nhất để hiểu được bản chất của khái niệm.

Học sinh có nhiều cơ hội để phát huy tính sáng tạo

Học tập qua trải nghiệm là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để hướng dẫn học sinh vận dụng và phát triển tư duy sáng tạo. Với các nội dung học tập mang tính thực tiễn cao, học sinh nhận thấy luôn có nhiều giải pháp khác nhau cho mỗi tình huống, mỗi vấn đề cần giải quyết. Học sinh được khuyến khích tìm kiếm, đưa ra giải pháp độc đáo của riêng mình trong các nhiệm vụ được giao.

Sai lầm trở thành bài học quý giá

Khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, học sinh sẽ tìm ra những phương pháp tiếp cận, cách giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Học sinh biết phân tích, so sánh và loại bỏ các phương pháp, cách giải quyết vấn đề thiếu hiệu quả. Trong học tập trải nghiệm, việc loại bỏ những phương pháp, cách thức “sai lầm” trở thành một phần vô cùng giá trị của quá trình học tập. Học sinh học được cách không sợ sai nhưng phải ghi nhớ để không lặp lại những sai lầm đó.

(Theo Educating Adventures)