Danh từ chỉ sự vật là gì năm 2024

Từ chỉ sự vật là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 2. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Từ chỉ sự vật là gì?

Câu hỏi: Từ chỉ sự vật là gì?

Trả lời:

Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên gọi của:

+ Con người, các bộ phận của con người: Bố, mẹ, ông, bà, cô, dì, chú, bác, thầy cô, chân, tay, tóc…

+ Con vật, các bộ phận của con vật: Chó, mèo, chuột, gà, trâu, rắn, chân, mắt, mỏ, lông…

+ Các đồ vật, vật dụng hàng ngày: Bàn, ghế, sách, vở, bút,…

+ Các từ ngữ chỉ thời tiết, thời gian: Xuân, thu, hạ, đông, mưa, gió, sấm, sét, lũ lụt….

+ Các từ ngữ chỉ thiên nhiên: Bầu trời, mây, sông, hồ, ao, suối, biển, núi, rừng…

1. Tìm những từ ngữ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối, …)

Lời giải chi tiết:

- Từ chỉ người: bộ đội, công nhân.

- Đồ vật: ô tô, máy bay

- Con vật: con voi, con trâu

- Cây cối: cây dừa, cây mía

2. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật có trong bảng sau

bạn

thân yêu

thước kẻ

dài

quý mến

cô giáo

chào

thầy giáo

bảng

nhớ

học trò

viết

đi

nai

dũng cảm

cá heo

phượng vĩ

đỏ

sách

xanh

Phương pháp giải:

Em tìm những từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.

Lời giải chi tiết:

Từ chỉ sự vật là: bạn, bảng, phượng vĩ, cô giáo, nai, thước kẻ, học trò, sách, thầy giáo, cá heo.

3. Đặt câu theo mẫu dưới đây

Ai (hoặc cái gì? con gì?)

là gì?

Bạn Vân Anh

là học sinh lớp 2 A

Phương pháp giải:

Câu theo mẫu Ai là gì? dùng để giới thiệu, nhận xét hoặc giải thích.

Lời giải chi tiết:

Ai (hoặc cái gì? con gì?)

là gì?

Em

là con út trong nhà.

Bố em

là kĩ sư.

Cô bạn Minh

là y tá.

4. Viết đoạn văn có danh từ chỉ sự vật

Đoạn văn mẫu 1

Vào dịp sinh nhật, em được bố mẹ tặng một chiếc cặp sách (DT chỉ sự vật) mới. Bên ngoài cặp có màu xanh da trời trông rất xinh xắn. Bên trong cặp gồm hai ngăn, một ngăn nhỏ và một ngăn to. Em thường cất hộp bút, thước kẻ ở ngăn nhỏ và sắp xếp sách vở vào ngăn to. Chiếc cặp nhắc nhở em phải học tập thật tốt để khiến bố mẹ tự hào. Em rất trân trọng chiếc cặp này và sẽ gìn giữ nó cẩn thận

Đoạn văn mẫu 2

Trước khi đi du học, anh trai có tặng em một chú gấu bông (DT chỉ sự vật). Chú gấu có bộ lông màu cam nhạt, mềm mại vô cùng. Đầu chú to bằng quả bưởi, hai tai xinh xắn như tai chuột Mickey. Đôi mắt chú được làm từ nhựa, đen láy trông rất dễ thương. Chú có chiếc miệng cười xinh xắn cùng cái mũi nhỏ nhắn được thêu tay tỉ mỉ. Chú gấu bông là người bạn thân thiết của em. Em sẽ gìn giữ Bo thật cẩn thận.

Đoạn văn mẫu 3

Vào dịp sinh nhật, bạn Thu đã tặng cho em một hộp bút chì màu (DT chỉ sự vật). Nó có hình chữ nhật. Trên mặt hộp có in hình chú mèo máy Đô-ra-ê-mon. Ở bên trong có mười hai màu được xếp ngay ngắn. Hộp màu đã giúp em vẽ những bức tranh đẹp. Em rất thích hộp màu này.

Đoạn văn mẫu 4

Chó là con vật em yêu thích nhất trong tất cả các loài vật. Nhà em có nuôi một chú chó rất đáng yêu. Bé ấy tên là John. John trông rất to lớn với bộ lông màu xám xám. Ai vào nhà em cũng khen John là một chú chó xinh đẹp. Bé chỉ nặng cỡ 15 kg nên trông rất xinh xắn. Bé ấy không chỉ là người bạn mà còn là một thành viên trong gia đình em. John tinh nhanh lắm. Mỗi khi nghe thấy tiếng cổng mở và người nhà em về là nó liền chạy ra rồi vẫy đuôi ngoe nguẩy. Em và mọi người yêu John lắm.

Đoạn văn mẫu 5

Có rất nhiều người thân mà em yêu quý, nhưng người em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ em có một khuôn mặt rất xinh đẹp (DT chỉ đơn vị). Mái tóc mẹ dài mượt mà. Hàng ngày mẹ thường mặc những bộ quần áo kín đáo và lịch sự để đi làm. Buổi sáng mẹ thường dậy sớm để nấu những bữa ăn ngon miệng cho em và bố. Sau một ngày làm việc bận rộn, buổi tối mẹ vẫn dành thời gian quan tâm đến em. Mẹ thường hỏi han tình hình học tập của em và an ủi em mỗi khi em gặp khó khăn. Em rất kính trọng và biết ơn mẹ. Em mong mẹ luôn mạnh khỏe để em và bố có thể tặng mẹ thật nhiều tình yêu thương.

-------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Từ chỉ sự vật là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 2, Bài tập Tiếng Việt 2 Nâng cao, Soạn bài Tiếng Việt 2, Tập làm văn lớp 2 KNTT, Trắc nghiệm Tập đọc lớp 2, Giải VBT Tiếng Việt lớp 2 KNTT.

Một số danh từ đặc biệt đó vừa làm danh từ vừa làm động từ, tính từ mà không cần các từ đứng trước hoặc sau chúng biến đổi nó thành các từ loại trên.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

  • Danh từ chỉ khái niệm: đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng,…
  • Danh từ chỉ đơn vị: ông, vị (vị chủ tịch), cái, bức, tấm,…; mét, lít, kilôgam,…; nắm, mớ, đàn, tá ...

Khi phân loại danh từ tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: danh từ riêng và danh từ chung.

  • Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên, Phú Thọ,..)
  • Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). Danh từ chung có thể chia thành hai loại:
    • Danh từ cụ thể: là danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).
    • Danh từ trừu tượng: là các danh từ chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,...)

Danh từ chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị là các loại nhỏ của danh từ chung.

  • Danh từ chỉ hiện tượng: Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là danh từ biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)
  • Danh từ chỉ khái niệm: Chính là loại danh từ có ý nghĩa trừu tượng (danh từ trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại danh từ không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
  • Danh từ chỉ đơn vị: Hiểu theo nghĩa rộng, danh từ chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia danh từ chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:
    • Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Các danh từ này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là danh từ chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…
    • Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Các danh từ này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…ví dụ: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
    • Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn, dãy, bó, những, nhóm,...
    • Danh từ chỉ đơn vị thời gian: giây, phút, giờ, tuần, tháng, mùa vụ, buổi,…
    • Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

Danh từ có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Trong cụm danh từ, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

Danh từ được chia làm nhiều loại, những loại này thường chia thành các nhóm đối lập với nhau, chẳng hạn:

  1. Danh từ chung và Danh từ riêng
  2. Danh từ số ít và Danh từ số nhiều
  3. Danh từ trừu tượng và Danh từ cụ thể

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Danh từ được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau:

  • Làm chủ ngữ cho câu

Ví dụ: Hoa hồng rất đẹp. (Trong câu này "hoa hồng" là danh từ đứng đầu câu làm chủ ngữ)

  • Làm tân ngữ cho ngoại động từ.

Ví dụ: Thằng bé ăn kem. Dùng nội động từ không trọn nghĩa (tức là nó đứng một mình không được)

Ví dụ: Anh ta là bác sĩ. (Trong câu này "bác sĩ" là danh từ làm bổ chủ nói rõ thân phận của "anh ta")

Danh từ chỉ vật là gì?

Danh từ chỉ sự vật là một phần của hệ thống danh từ. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm, tên địa phương, tên địa danh…. Ví dụ như: Giáo viên, nghệ sĩ, học sinh, bút, thước, điện thoại, cây cối, cuộc biểu tình, mưa, nắng, tác phẩm, Hà Nội….

Tiếng việt lớp 2 từ chỉ sự vật là gì?

Từ chỉ sự vật là gì? Theo định nghĩa trong SGK tiếng Việt lớp 2 thì từ chỉ sự vật được biết đến là những danh từ dùng để chỉ về một sự vật cụ thể như con người, đồ vật, cây cối hay thậm chí là đơn vị, khái niệm, hiện tượng…

Danh từ chỉ khái niệm có nghĩa là gì?

Danh từ chỉ khái niệm là một loại danh từ (noun) nằm trong danh từ trừu tượng. Danh từ trừu tượng (abstract nouns) diễn tả một khái niệm hoặc bản chất mang tính trừu tượng hay phi vật thể. Do đó, danh từ trừu tượng mô tả sự vật, sự việc mà ta không thể chạm và nhìn thấy.

Từ chỉ hiện tượng là gì?

danh từ chỉ hiện tượng là danh từ biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) Danh từ chỉ khái niệm: Chính là loại danh từ có ý nghĩa trừu tượng (danh từ trừu tượng, đã nêu ở trên).