Đáp án nào không phải là một trong những nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Đáp án nào không phải là một trong những nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Tỉnh tổ chức diễu hành tuyên truyền các quy định về xây dựng môi trường không khói thuốc lá, tập trung vào việc xử lý các vi phạm hành chính

- PV: Thưa bà, chúng ta phải hiểu mục tiêu của Luật PCTHTL như thế nào cho đúng?

- Ths. Nguyễn Hoàng Uyên: Chúng ta cần nhớ rằng đây không phải là luật phòng, chống thuốc lá mà chỉ PCTHTL theo cách tiếp cận của y tế công cộng. Mục tiêu của Luật là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hạn chế, tiến tới giảm dần tỷ lệ người sử dụng thuốc lá, giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá như ung thư, tim mạch, hô hấp,... đang ngày càng tăng, gây quá tải cho hệ thống y tế và làm gia tăng chi phí điều trị, gánh nặng cho ngân sách nhà nước cũng như kinh tế của người sử dụng thuốc lá và thậm chí là chi tiêu của cả gia đình nếu có người mắc bệnh do hút thuốc lá thụ động.

- PV: Thưa bà, tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người đã được khoa học chứng minh. Thế thì tại sao không cấm sản xuất và bán thuốc lá để bảo vệ sức khỏe người dân?

- Ths. Nguyễn Hoàng Uyên: Sở dĩ Luật PCTHTL không quy định cấm hoàn toàn sản xuất và bán thuốc lá vì nhiều nguyên nhân. Đó là do trong một thời gian dài, chúng ta chưa biết rõ tác hại của thuốc lá, thuốc lá lại có khả năng gây nghiện. Thuốc lá cũng là một sản phẩm được sử dụng rộng rãi từ người có thu nhập cao đến người thu nhập thấp vì sản phẩm của nó rất đa dạng.

Nếu một quốc gia nào đó cấm hút thuốc lá nhưng do nhu cầu hút thuốc lá của người dân còn rất lớn và thuốc lá lại là sản phẩm gây nghiện, từ đó sẽ dẫn tới việc sản xuất bất hợp pháp và buôn lậu thuốc lá gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của những người nghiện thuốc lá.

Sản xuất thuốc lá cũng là một ngành công nghiệp trên thế giới và tại nước ta, do đó, việc quy định cấm hoàn toàn ngay lập tức sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người đang làm việc trong ngành, cho nên phải tính đến chuyện thu hẹp dần ngành công nghiệp này.

Vì những lý do trên, cấm hoàn toàn việc sản xuất và bán thuốc lá tại Việt Nam là không khả thi và không phù hợp. Thay vào đó, Luật PCTHTL tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá. Khi nhu cầu không còn nữa, các cơ sở sản xuất thuốc lá đương nhiên sẽ bị thu hẹp và tự đóng cửa.

- PV: Trong Luật PCTHTL định nghĩa như thế nào về “thuốc lá” và “sử dụng thuốc lá”, thưa bà?

- Ths. Nguyễn Hoàng Uyên: Theo Luật PCTHTL quy định, thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.

Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá.

- PV: Việc xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong PCTHTL dựa trên nguyên tắc nào, thưa bà?

- Ths. Nguyễn Hoàng Uyên: Việc xử lý VPHC trong PCTHTL theo nguyên tắc chung là công bằng, công khai, khách quan, tôn trọng quyền giải trình của cá nhân, tổ chức.

Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm bằng việc áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ việc một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không VPHC. Mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Việc xử phạt VPHC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Việc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng.

Một người hoặc một tổ chức bị xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định. Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng được pháp luật quy định tại các Điều 90, 92, 94 và 96 của Luật Xử lý VPHC.

Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

- PV: Ai được quyền xử phạt VPHC trong PCTHTL, thưa bà?

- Ths. Nguyễn Hoàng Uyên: Người của các cơ quan có thẩm quyền xử phạt VPHC bao gồm: UBND; công an nhân dân; bộ đội biên phòng; cảnh sát biển; hải quan; kiểm lâm; cơ quan thuế; quản lý thị trường; thanh tra; cảng vụ hàng hải, cảng vụ hàng không, cảng vụ đường thủy nội địa; tòa án nhân dân; cơ quan thi hành án dân sự; cục quản lý lao động ngoài nước; cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự,
cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài. Các chức danh cụ thể có thẩm quyền xử phạt VPHC và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại các điều từ Điều 38 đến Điều 51, Luật Xử lý VPHC.

Đối với ngành Y tế, các chức danh thuộc cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền xử phạt VPHC, gồm: Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục trưởng Cục Quản lý Dược; Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế; Cục trưởng Cục Y tế dự phòng; Cục trưởng Cục ATTP; chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ; trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở; trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ.

Người có thẩm quyền xử phạt có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt VPHC. Cấp phó được giao quyền xử phạt VPHC phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt VPHC của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.

- PV: Quy trình xử phạt VPHC trong PCTHTL được thực hiện ra sao?

- Ths. Nguyễn Hoàng Uyên: Xử phạt VPHC là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC theo quy định của pháp luật về xử phạt VPHC. Việc xử phạt nhằm bảo đảm quyền lợi của người không hút thuốc lá cũng như xử lý nghiêm các vi phạm để đảm bảo thực thi Luật PCTHTL.

Thông thường, thủ tục xử phạt bao gồm các giai đoạn sau:

Một là, khởi xướng việc xử phạt. Khởi xướng việc xử phạt là hành động của cơ quan hoặc người có thẩm quyền phát hiện và quyết định cho tiến hành kiểm tra, xác minh để xử lý hoặc chuyển vụ việc vi phạm về cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý. Trong một số trường hợp xử phạt VPHC có thể có hoặc không có bước khởi xướng.

Hai là, kiểm tra, xác minh, xem xét. Đây là giai đoạn cơ bản của thủ tục xử phạt VPHC. Việc xử phạt đúng, sai chủ yếu phụ thuộc vào giai đoạn này.

Ba là, ra quyết định xử phạt, được áp dụng theo Điều 66 của Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định thời hạn ra quyết định xử phạt VPHC.

Bốn là, thi hành quyết định xử phạt. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt VPHC có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.

Năm là, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan xử phạt.

- PV: Xin cảm ơn bà!

Ngươn Kiết(thực hiện)

Một số câu hỏi mô tả tài liệu:

Câu 1: Theo Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, số:  09/2012/QH13. Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá bao gồm?

a. Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá

b. Các biện pháp cai nghiện thuốc lá, lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá

c. Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của người sử dụng, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khác chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá, môi trường sống và kinh tế – xã hội; Tác hại của việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá giả và mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá nhập lậu đối với sức khỏe người sử dụng và kinh tế – xã hội;

d. Chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá

e. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 2: Theo Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, số:  09/2012/QH13. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá và có các nhiệm vụ, quyền hạn trpng phương án nào sau đây?

a. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá

b. Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.

c. Tổ chức bồi dưỡng và tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;

d. Không có phương án nào đúng

Câu 3: Theo Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, số:  09/2012/QH13. Phương án nào không phải là  một trong những nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá?

a. Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra.

b. Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá

c. Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá

d. Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.