Đau dạ dày An bánh trạng được không

Bánh cuốn là món ăn sáng cổ truyền ở nhiều địa phương, chúng được làm từ gạo có thể kèm theo mộc nhĩ, mỡ hành phi hoặc nhân thịt… Mặc dù chúng thơm ngon, bổ dưỡng như vậy nhưng người đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn hay không? Câu trả lời sẽ được chia sẻ thông qua nội dung bài viết được chia sẻ dưới đây!

Nhiều người đặt ra câu hỏi người bệnh đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn không? Để trả lời được câu hỏi này thì chúng ta cũng cần phải biết rõ trong món ăn có chứa những chất gì, chúng được chế biến ra sao?

Thực tế thì bánh cuốn đã xuất hiện từ hàng thập kỷ trước, chúng được chế biến với nhiều công thức khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền, địa phương. 

Bánh cuốn – Món ăn đậm nét cổ truyền

Về cơ bản thì chúng được kết hợp từ gạo cũ (gạo mới sẽ dẻo, dễ kết dính nên khó chế biến và ăn không ngon) và bột năng. Cùng với nhiều nguyên liệu được dùng để ăn kèm như: nước mắm tỏi ớt được pha loãng, mộc nhĩ băm nhỏ, thịt nạc băm, hành phi…

Ban đầu thì món bánh cuốn sẽ có màu hơi trắng ngà đục, vì đó là màu nguyên bản của hai nguyên liệu chính của bánh. Tuy nhiên sau nhiều thời gian, thì màu sắc của món ăn đã dần dần đổi thành màu trắng tinh. Điều này đã khiến cho các chuyên gia trong giới ẩm thực, đội nghiên cứu món ăn đặt ra dấu hỏi về “bí quyết” làm nên điều này.

Dựa theo kết quả được nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn – Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, thì đa phần trong bánh cuốn có chứa chất phụ gia (Tinopal – huỳnh quang). Chúng sẽ được người chế biến pha với nước bột gạo, để qua đêm trước khi được đem hấp, tráng thành bánh. Chúng sẽ có tác dụng làm tăng trắng quang học, khiến món ăn nhìn trắng tinh và ngon mắt hơn. 

Hình minh họa về cách tráng bánh cuốn

Ngoài ra, có nhiều loại bánh cuốn còn chứa chất tạo giòn, hèn the, chất làm chua, lưu huỳnh… Đương nhiên chúng có thể sẽ gây nguy hại đối với sức khỏe của con người. Vậy nên, mặc dù bản chất đây là một món ăn bổ dưỡng, lành tính nhưng sau thời gian dài lại bị lạm dụng và khiến chúng trở thành mối nguy hại đối với người tiêu dùng, nhất là người bị bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…

Với những thông tin chia sẻ ở trên thì bạn cũng đã phần nào xác định hiểu rõ được những nguy cơ tiềm ẩn nếu đau dạ dày ăn bánh cuốn rồi. Nếu bánh cuốn tự mình làm hoặc người thân quen làm, có thể tin tưởng được thành phần bên trong món ăn thì người bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn được.

Tuy nhiên, nếu ăn bánh cuốn ngoài hàng quán thì bất cứ ai cũng nên cẩn trọng, có thể thành phần bên trong có chứa chất phụ gia như đã kể ở trên. Sau khi ăn nhiều lần, liên tục thì có thể sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cơ thể và khiến bệnh đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Nên hạn chế ăn bánh cuốn

Dựa theo lời khuyên được chia sẻ bởi Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng HCM, khi dung nạp nhiều chất phụ gia Tinopal – huỳnh quang, thì người bệnh đau dạ dày có thể gặp phải một số biến chứng sau:

  • Khiến đường tiêu hóa bị rối loạn chức năng, niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng và có thể bị chuyển biến thành bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Quá trình tiêu hóa và hấp thụ cũng sẽ bị ảnh hưởng, cơ thể không dung nạp được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Từ đó cơ thể có thể sẽ bị sụt cân, suy nhược và mệt mỏi.
  • Gia tăng nguy cơ bị mắc bệnh suy gan, suy thận, viêm đại tràng, thậm chí là ung thư dạ dày,… và một số bệnh lý thuộc đường tiêu hóa khác.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên đã giúp bạn có được lời giải đáp đầy đủ về đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn không? Ngoài ra, bạn có thể tìm đến bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được đưa ra lời khuyên cụ thể về chế độ ăn uống phù hợp với thể bệnh của mình!

Người bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo các chuyên gia bánh mì là một loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe tổng thể. Đối với những người có vấn đề về dạ dày, loại thực phẩm này có tác dụng phòng ngừa và cải thiện cơn đau, giảm bớt lượng axit dịch vị dư thừa. Vì thế đau dạ dày ăn bánh mì rất tốt, người bệnh không nên kiêng.

Tìm hiểu người bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Lợi ích từ việc ăn bánh mì

Theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày nên thêm bánh mì vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày, không nên kiêng.

Vì được chế biến từ bột mì nên bánh mì là một loại thực phẩm có thành phần chính là tinh bột, tốt cho dạ dày nói riêng và tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung. Thành phần này mang nhiều lợi ích trong việc cải thiện cơn đau dạ dày của bạn.

Tinh bột khi được đưa vào cơ thể sẽ tạo ra một lớp màng giúp bảo vệ dạ dày, giảm bớt lượng axit dịch vị dư thừa. Từ đó giúp cải thiện cơn đau một cách hiệu quả.

Đặc biệt khi bạn kết hợp bánh mì cùng với trứng và ăn vào mỗi buổi sáng, hàm lượng protein trong cả hai loại thực phẩm này sẽ giúp bạn cung cấp đủ nâng lượng cho một ngày mới. Đồng thời giúp cơ thể dễ dàng hơn trong việc hấp thu nhiều chất dinh dưỡng khác.

Ngoài ra, người bị đau dạ dày nên đưa bánh mì vào thực đơn ăn uống mỗi ngày vì những lợi ích và tác dụng hữu hiệu sau:

  • Thành phần dinh dưỡng trong bánh mì có khả năng tác động và trung hòa axit dịch vị. Từ đó giúp cho quá trình thấm hút axit dịch vị dư thừa trong dạ dày diễn ra suôn sẻ hơn và nhanh hơn. Đây được đánh giá là một trong những cách chữa đau dạ dày rất tốt.
  • Làm giảm và ngăn cản sự tác động của axit dịch vị đối với dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc, bảo vệ dạ dày khỏi các yếu tố có khả năng ăn mòn (tồn tại trong axit dịch vị) theo thời gian. Từ đó giúp phòng ngừa tình trạng viêm loét.
  • Thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương, vết viêm loét trong dạ dày.
  • Một số thành phần dinh dưỡng khác được tìm thấy trong bánh mì rất tốt cho người bị đau dạ dày. Điển hình như chất xơ, chất sắt…
Đau dạ dày ăn bánh mì rất tốt, người bệnh không nên kiêng

Theo các chuyên gia, hàm lượng trong loại thực phẩm này rất đa dạng. Ngoài tinh bột, bánh mì còn chứa protein, canxi, folate, axit folic… mang đến nhiều tác dụng và tác dụng khác nhau. Cụ thể:

Bánh mì là thực phẩm giàu protein. Chính vì thế việc đưa bánh mì vào chế độ ăn uống mỗi ngày cũng là một cách bổ sung hàm lượng protein cần thiết cho cơ thể.

Protein khi được đưa vào cơ thể sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện hệ miễn dịch. Bên cạnh đó chất này còn có tác dụng cải thiện làn da, giúp da căng bóng, không bị chảy xệ.

  • Nâng cao sức khỏe xương khớp

Người bình thường cần phải ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để cung cấp cho cơ thể 800mg canxi mỗi ngày. Nếu bạn thêm vào bữa ăn bốn lát bánh mì có nghĩa bạn đã bổ sung cho cơ thể 164mg canxi, tương ứng với hàm lượng canxi tồn tại trong 100 gram các loại sữa chua.

Chính vì thế việc đưa bánh mì vào thực đơn ăn uống mỗi ngày sẽ giúp cải thiện lượng canxi đáng kể cho xương. Từ đó nâng cao sức khỏe cho xương khớp.

  • Giúp não hoạt động tốt hơn

Thiết chất sắt khiến sức khỏe suy yếu, cơ thể mệt mỏi, dễ gây ra tình trạng thiếu máu lên não. Để bổ sung lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể, bạn có thể ăn bánh mì.

Theo kết quả nghiên cứu, một lát bánh mì trắng có khả năng cung cấp 0,6mg chất sắt cho cơ thể trong tổng số 15mg phụ nữ cần mỗi ngày. Chính vì thế, nếu bạn ăn 4 lát bánh mì mỗi ngày, lượng chất sắt trong cơ thể của bạn sẽ được nâng cao. Điều này mang đến nhiều lợi ích trong trường hợp bạn muốn tránh ăn dầu cá hoặc thịt bò.

Lượng chất sắt trong bánh mì giúp não hoạt động tốt hơn

Nếu bạn đang trong thời gian ăn kiêng thì không nên bỏ qua bánh mì . Việc dung nạp một số loại bánh mì làm từ hạt sẽ mang đến nhiều lợi ích cho quá trình giảm cân của bạn. Trong một lát bánh mì trắng chỉ có khoảng 77 calo. Hàm lượng này ít hơn so với lượng bơ tương đương được sử dụng để ăn kèm với lát bánh mì đó và một chiếc bánh quy.

Kết quả kiểm chứng về thực phẩm đã chỉ ra rằng thành phần tinh bột tồn tại trong bánh mì được chế biến từ các hạt còn nguyên cám. Vì thế nếu ăn bánh mì bạn có thể kiềm chế được cơn đói bụng. Đồng thời kích thích quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể và kiểm soát lượng đường trong máu.

Chất folate và acid folic khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng bảo vệ các dây thần kinh khỏe mạng. Đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, bạn cần bổ sung cho cơ thể 400mcg chất folate và acid folic mỗi ngày. Việc ăn bốn lát bánh mì sẽ đáp ứng được 1/4 nhu cầu của bạn.

Ngoài ra kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã kết luận rằng, trong bánh mì chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Cụ thể như vitamin B, vitamin E, sắt, kẽm, photpho và magie. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng có khả năng bảo vệ cơ thể, chống lại các chứng bệnh về tinh thần. Điều này giúp tạo nên cảm giác dễ chịu, thúc đẩy tâm trạng tự tin và thoải mái hơn.

Việc đưa bánh mì vào thực đơn ăn uống mỗi ngày có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng

Mặc dù bánh mì rất tốt cho hệ tiêu hóa, tốt cho người bị đau dạ dày và mang đến nhiều lợi ích khác nhưng bạn không nên quá lạm dụng. Bởi bên cạnh các lợi ích, bánh mì sẽ gây ra nhiều tác hại nếu sử dụng không đúng cách. Cụ thể như gây chướng bụng, khó tiêu, làm tăng lượng đường trong máu, gây thiếu chất dinh dưỡng đối với trẻ em.

Để bữa ăn thêm đa dạng và cân bằng dưỡng chất, bạn cần kết hợp việc ăn bánh mì với một số loại thực phẩm khác. Điển hình như trứng, thịt, cá…

Ngoài ra không phải tất cả các loại bánh mì đều thích hợp cho người bị đau dạ dày. Nếu bạn đang trong quá trình điều trị đau dạ dày hoặc chữa một số bệnh lý, vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa, bạn nên chọn cho mình những loại bánh mì sau:

  • Bánh mì chế biến từ ngũ cốc nguyên cám: Người bị đau dạ dày nên ưu tiên lựa chọn và thêm vào khẩu phần ăn của mình các loại bánh mì có thành phần chính là ngũ cốc nguyên cám. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng bánh mì đen. Bởi loại bánh mì sẽ giúp bạn thấm hút và trung hòa lượng axit dịch vị một cách hiệu quả hơn.
  • Ăn phần ruột mềm của bánh mì: Những người đang có vấn đề về dạ dày chỉ nên ăn phần ruột mềm của bánh mì. Bạn cần tránh sử dụng phần vỏ ngoài. Đồng thời không sử dụng bánh mì cùng với phô mai hoặc kem. Bởi nếu sử dụng chung, tác dụng chữa đau dạ dày của bánh mì có thể giảm. Thậm chí gây ra tình trạng đầy hơi và khó tiêu cho người bệnh.
  • Hạn chế sử dụng bánh mì ngọt, bánh mì quá khô và bánh mì phô mai: Người mắc bệnh dạ dày cần hạn chế sử dụng bánh mì ngọt, bánh mì quá khô và bánh mì phô mai. Bởi những loại bánh mì này không chỉ không có tác dụng bảo vệ dạ dày mà còn thúc đẩy quá trình tiết dịch vị dẫn đến dư thừa và làm cản trở quá trình điều trị bệnh.
  • Không nên ăn bánh mì trắng: Người bị đau dạ dày không nên ăn bánh mì trắng để cải thiện triệu chứng. Bởi loại bánh mì này được chế biến từ bột mì đã qua quá trình tinh chế nên sẽ tác động và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Lưu ý an toàn:

  • Không ăn bánh mì trước khi đi ngủ: Không chỉ riêng người bị đau dạ dày, người bình thường cũng cần tránh ăn bánh mì trước khi đi ngủ. Bởi điều này sẽ khiến dạ dày không đủ thời gian để tiêu hóa hết lượng bánh mì được dung nạp vào cơ thể. Từ đó hình thành cảm giác đầy hơi, chướng bụng, làm tăng mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của những cơn đau.
  • Không ăn bánh mì khi no: Bạn không nên dùng thêm bánh mì khi đã ăn quá no. Bởi điều này có thể làm tăng áp lực lên dạ dày. Đồng thời tạo ra cảm giác đau.
Người bị đau dạ dày không nên ăn bánh mì trước khi đi ngủ

Nhìn chung, người bị đau dạ dày ăn bánh mì rất tốt, không nên kiêng. Ngoài tác dụng giảm đau và hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh về dạ dày, việc dung nạp bánh mì còn mang đến nhiều lợi ích và tác dụng hữu hiệu khác. Tuy nhiên bạn cần ăn bánh mì đúng cách và lựa chọn các loại bánh mì phù hợp. Từ đó giúp quá trình nâng cao sức khỏe, quá trình chữa bệnh dạ dày trở nên tốt hơn.

Bài viết liên quan:

  • Bị đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng để khỏe cả ngày?

Video liên quan

Chủ đề