Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống

Vẹo cột sống là một bệnh ảnh hưởng đến xương sống ở cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Tình trạng tiến triển của bệnh sẽ khiến cột sống cong dần, có khả năng đe dọa tính mạng. Trong khi bệnh bắt đầu biểu hiện từ 10 tuổi trở lên, vẹo cột sống có thể được chẩn đoán ngay sau khi sinh. Vẹo cột sống ở trẻ nhỏ phần lớn có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm.

1.Các loại vẹo cột sống ở trẻ nhỏ

Vẹo cột sống ở trẻ nhỏ phần lớn có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm.

Vẹo cột sống ở trẻ nhỏ thường được phân loại thành vẹo cột sống sơ sinh và vẹo cột sống bẩm sinh. Vẹo cột sống sơ sinh là rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 1% các trường hợp cong vẹo cột sống ở trẻ em. Vẹo cột sống bẩm sinh là biến dạng cột sống do cột sống không được hình thành đúng cách, thường xảy ra ở tuần thứ 6 trong giai đoạn phát triển của thai nhi.

2. Triệu chứng và chẩn đoán

Vẹo cột sống bẩm sinh có thể được chẩn đoán ngay khi sinh nhưng phải đến khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, bệnh mới bắt đầu có biểu hiện rõ rệt. Vẹo cột sống sơ sinh thường có hình dạng cong hình chữ S hoặc chữ C. Bệnh ảnh hưởng tới bé trai nhiều hơn bé gái. Cha mẹ hoặc các bác sĩ có thể nhận thấy cơ thể của trẻ nghiêng theo một hướng và một vai cao hơn so với bình thường. Khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, chụp MRI hoặc chụp X quang để loại trừ các bệnh lý khác cũng liên quan tới cột sống.

3. Nguyên nhân

Hiện tại nguyên nhân dẫn tới tình trạng vẹo cột sống ở trẻ mới sinh và vẹo cột sống bẩm sinh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có một giả thuyết cho rằng tình trạng này là do cột sống của bào thai bị sai lệch bởi áp lực từ thành tử cung. Giả thuyết thứ 2 tập trung vào yếu tố di truyền. Còn một giả thuyết khác lại đưa ra quan điểm   trẻ sơ sinh cơ cổ yếu, nếu không biết cách bế ẵm cổ trẻ sẽ bị tổn thương và ảnh hưởng tới đốt sống.

4. Điều trị

Điều trị vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của độ cong vẹo cột sống.

Điều trị vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của độ cong vẹo cột sống. Theo Scoliosis Research Society, vẹo cột sống dưới 25 độ thường được điều trị thông qua quan sát và đo lường thường xuyên để xác định xem liệu tình trạng bệnh có đang trở nên xấu đi. Trẻ sơ sinh bị cong vẹo cột sống nghiêm trọng có thể được trang bị dây đeo để làm chậm tiến độ của độ cong theo thời gian. Nếu những phương pháp này không hiệu quả, phẫu thuật có thể được lựa chọn. Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng các thanh thép, móc, vít hoặc các thiết bị kim loại khác để giữ thẳng cho cột sống và hỗ trợ các xương của cột sống.

5. Lưu ý

Nếu nghi ngờ trẻ bị cong vẹo cột sống, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra cụ thể. Vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị, không chỉ gây dị tật cột sống mà còn có thể tạo áp lực lên phổi, tim và các cơ quan nội tạng khác và trong trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh là bệnh vẹo cột sống bẩm sinh xảy ra ở trẻ trước 3 tuổi với triệu chứng đặc trưng là cột sống cong bất thường sang bên phải hoặc bên trái. Tùy vào mức độ cong vẹo mà làm cho cột sống bị uốn cong sang một bên theo hình chữ S hoặc C.

Nguyên nhân chính xác dẫn đến cong vẹo cột cột sống ở trẻ sơ sinh hiện nay vẫn chưa được biết, tuy nhiên, các nghiên cứu y học về vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh phát hiện một số thuyết về nguyên nhân gây ra tình trạng này, cụ thể như sau:

  • Tử cung có thể là nguyên nhân gây ra chứng vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh. Do khi ở trong tử cung, cột sống bị ảnh hưởng trong quá trình tăng trưởng của thai nhi do áp lực bất thường từ cơ của tử cung đẩy thai nhi khiến thai nhi nằm ở tư thế bất thường trong tử cung.
  • Do ngoại lực tác động lên cột sống của trẻ sau khi sinh, ví dụ như bố mẹ cho trẻ sơ sinh nằm ngửa trong cũi diễn ra trong một thời gian dài.
  • Di truyền cũng có thể gây vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, loại gen chính xác nào dẫn đến cong vẹo cột sống vẫn chưa được xác định, nhưng các nghiên cứu dịch tễ đã cho thấy tỷ lệ mắc dị tật này cao hơn ở một số gia đình đã có người mắc bệnh này.

Mặc dù đã có bằng chứng đáng tin cậy cho những thuyết về nguyên nhân của cong vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh nhưng phần lớn các thuyết này vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu để hiểu đầy đủ hơn.

Tử cung có thể gây ra chứng vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh

Mức độ cong vẹo cột sống có thể từ nhẹ đến nặng, được đo bằng mức độ cong của cột sống.

Cong vẹo cột sống ở mức độ nhẹ diễn ra ở trẻ sơ sinh có thể khó nhận thấy và phải nhìn kỹ ở lưng hoặc khi mức độ cong tăng theo thời gian thì bố mẹ mới phát hiện ra.

Độ cong vừa phải có thể gây ra những thay đổi về tư thế mà bố mẹ có thể nhìn thấy được như:

  • Vai nghiêng và không đều với một xương bả vai nhô ra so với vai kia
  • Xương sườn một bên nổi rõ hơn bên đối diện
  • Vòng eo không đều
  • Bất thường trong chiều cao hoặc vị trí của hông
  • Một chân nhìn dài hơn chân kia
  • Tổng thể ngoại hình cơ thể trẻ nghiêng sang một bên
  • Đầu không nằm giữa hai vai
  • Trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống thường không có triệu chứng đau nào do từ tình trạng dị tật này gây ra.

Cong vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh không có triệu chứng đau

Phát hiện sớm tật cong vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh đóng vai trò rất quan trọng trong khả năng điều trị thành công sau này. Điều trị càng sớm thì mức độ điều chỉnh độ cong của cột sống sẽ ít hơn hoặc ngừng tiến triển xấu đi nên cải thiện đáng kể sức khỏe sau này của trẻ.

Ngoài việc hỏi chi tiết về các triệu chứng của trẻ, quan sát và khám trực tiếp cột sống của trẻ, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán để xem mức độ cong vẹo và liệu trẻ có thêm các vấn đề khác nữa không.

  • Chụp X-quang là một trong những công cụ chẩn đoán chính cho tật cong vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh và cho thấy các góc độ chính xác của mức độ cong trong hình ảnh hai chiều.

Nếu kiểu đường cong không điển hình hoặc nếu có thêm bất thường trong phim chụp X-quang, bác sĩ có thể yêu cầu thêm một số kỹ thuật chẩn đoán sau đây để cung cấp thêm thông tin:

  • Kỹ thuật chụp toàn thân EOS là công nghệ sử dụng phóng xạ với liều cực thấp để tạo ra hình ảnh ba chiều từ hai hình ảnh phẳng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI), sử dụng nhiều nam châm lớn với tần số vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và cấu trúc trong cơ thể.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT), sử dụng tia X và kết hợp với công nghệ máy tính để tạo ra hình ảnh cắt ngang của cơ thể. Quét CT rất hữu ích trong việc phát hiện các vấn đề về lồng ngực.
  • Đo đậm độ xương (DEXA scan), xác định tình trạng và sức mạnh của xương cột sống.

Chụp MRI giúp chẩn đoán vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh

Quyết định điều trị tật cong vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nghiêm trọng của độ cong cột sống và khả năng nó sẽ xấu đi trong tương lai.

Trẻ có đường cong nhẹ (10-25 độ) có thể chỉ cần theo dõi chặt chẽ vì những đường cong này hiếm khi trở nên nghiêm trọng hơn và thường trẻ tự điều chỉnh được. Tuy nhiên, việc quan sát và theo dõi không phải chỉ bố mẹ mà đòi hỏi phải bố mẹ cần đưa trẻ thường xuyên khám với bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình. Các lần khám, bác sĩ sẽ khám và bài kiểm tra bằng chụp X-quang. Các lần thăm khám sẽ kéo dài cho đến tuổi dậy thì, vì các giai đoạn tăng trưởng khác nhau có thể kích hoạt tật cong vẹo nặng hơn, ngay cả trước kia trẻ không bị cong vẹo cột sống.

Trẻ sơ sinh có mức độ cong vừa và nặng có khả năng tiến triển nặng hơn và thường phải điều trị bằng phương pháp mặc áo nẹp chỉnh hình, phẫu thuật, vận động trị liệu.

Bằng cách phát hiện sớm, phương pháp điều trị đúng đắn và sự kiên trì của gia đình, sau này trẻ có cong vẹo cột sống sẽ có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh. Các nghiên cứu cho thấy việc phối hợp điều trị như vậy đối với tật cong vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh đều có xu hướng thành công và đại đa số trẻ em lớn lên mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến hoạt động hàng ngày, trò chơi ngoài trời và các môn thể thao.

Nguồn tham khảo: srs.org, columbiadoctors.org

Video đề xuất:

Tầm soát thai nhi - Bé khỏe chào đời

XEM THÊM

  • Để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì?
  • Cột sống con người có bao nhiêu đốt sống?
  • Chẩn đoán và điều trị cong vẹo cột sống bẩm sinh

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec

Video liên quan

Chủ đề