Đẻ mổ ăn thịt kho tàu được không

Các món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ không chỉ cần đảm bảo dinh dưỡng, gọi sữa mau về mà còn phải tránh gây sẹo, không làm mẹ tăng cân, mất dáng. Tham khảo ngay 14 món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ hàng đầu qua bài viết dưới đây.

1. Món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ nhanh lành vết thương

Món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ được chia làm nhiều nhóm với những tác dụng nổi bật. Với mỗi nhóm sẽ có những món ăn cụ thể khác nhau, bạn có thể tham khảo để lên thực đơn mâm cơn cho mẹ sinh mổ thật đa dạng và ngon miệng nhé.

Mẹ sau sinh mổ nên ăn canh rau ngót giúp nhanh lành vết thương

1.1. Canh rau ngót nấu thịt nạc

Canh rau ngót nấu thịt nạc là món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ đầu tiên mà Viên nhung hươu TW3 muốn giới thiệu tới bạn.

Rau ngót có tính mát, giúp vết thương chóng liền miệng. Còn thịt nạc giàu protein giúp tái tạo tế bào, hình thành lớp da non, chóng lành vết mổ sau sinh cho mẹ.

Cách làm:

  • Bước 1: Rau ngót tuốt lấy lá, rửa sạch, vò hơi dập. Thịt nạc rửa sạch, xay nhỏ.
  • Bước 2: Xào thịt cho chín cùng ít muối. Sau đó, cho rau ngót vào xào.
  • Bước 3: Cho nước vào đun sôi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

1.2. Gà rang nghệ, gừng

Thịt gà giàu protein giúp vết mổ sau sinh chóng lành. Còn nghệ giúp tái tạo tế bào, nhanh liền sẹo. Vì thế, món gà rang nghệ, gừng sẽ giúp phụ nữ sau sinh mổ nhanh lành sẹo, vết thương.

Cách làm:

  • Bước 1: Gà bỏ da, chặt miếng nhỏ. Gừng, nghệ băm nhỏ.
  • Bước 2: Ướp thịt gà với gừng, nghệ, rượu trắng khoảng 30 phút
  • Bước 3: Cho thịt gà vào đảo và nêm nếm cho vừa ăn

1.3. Tôm cá kho nghệ

Tôm cá giàu Canxi, tốt cho xương khớp. Còn nghệ giúp vết mổ mau lành. Bởi vậy, món ăn này vừa tốt cho xương khớp vừa giúp vết mổ của mẹ sau sinh mau lành.

Cách làm:

  • Bước 1: Xóc cá bống con và tôm đất với muối và giấm rồi rửa sạch với nước. Nghệ cạo vỏ, rửa sạch, băm nhỏ
  • Bước 2: Ướp cá, tôm với nghệ, gia vị và để trong khoảng 15 phút.
  • Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo, đến khi nóng thì cho đường vào
  • Bước 4: Khi đường ngả màu cánh gián thì cho tôm, cá vào kho, để chế độ lửa nhỏ. Đến khi tôm cá khô lại, nêm nếm gia vị và tắt bếp.

2. Các món ăn cho bà mẹ sinh mổ lợi sữa

Cháo chân dê là một trong những món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ lợi sữa

Món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ lợi sữa gồm các món như: Cháo chân dê, canh đu đủ xanh nấu móng giò, canh rau đay nấu mướp, canh xương bò hầm đậu đỏ,…

2.1. Cháo chân dê

Thịt dê có hàm lượng dinh dưỡng cao với các vitamin nhóm B (B1, B3, B9, B12), vitamin K, E, protein, axit amin, axit béo omega 3, omega 6, các khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, mangan,…) giúp mẹ sau sinh có nhiều sữa và phục hồi cơ thể sau mổ nhanh chóng.

Cách làm:

  • Bước 1: Thui chân dê qua lửa cho vàng rồi dùng dao tem cạo lông cho sạch, chặt bỏ móng nhọn và rửa qua với nước.
  • Bước 2: Cho chân dê, 1 thìa dầu ăn vào bát và vắt thêm 2 quả chanh rồi dùng tay bóp, trộn đều. Sau đó dùng túi nilon bọc kín miệng bát, cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 3 – 4 tiếng.
  • Bước 3: Vo sạch gạo rồi cho vào bát nước ngâm khoảng 30 phút cho gạo mềm.
  • Bước 4: Lấy chân dê ra khỏi tủ lạnh, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc qua khoảng 3 – 5 phút cùng gừng đập dập. Sau đó, đổ nước luộc đi.
  • Bước 5:Cho chân dê, nước vào nồi và bắc lên bếp, ninh khoảng 60 phút để chân dê chín mềm.
  • Bước 6: Khi chân dê đã chín, cho thông thảo, hạt sen, ý dĩ, gạo nếp vào ninh cho nhừ.
  • Bước 7: Nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.

2.2. Canh đu đủ xanh nấu móng giò 

Móng giò rất giàu protein và canxi. Đu đủ chứa nhiều vitamin A, B, C, D, E,… và khoáng chất, protein, chất béo. Món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ này vừa giúp sản phụ phục hồi sức khỏe, lại vừa lợi sữa, thông sữa và mang lại nguồn sữa chất lượng.

Canh đu đủ xanh nấu móng giò đặc biệt phù hợp với các mẹ bị sữa loãng hay ít sữa.

Cách làm:

  • Bước 1: Móng giò heo cạo sạch lông rồi chặt miếng nhỏ vừa ăn. Đu đủ xanh gọt vỏ, bỏ hạt, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút cho sạch nhựa. Sau đó vớt ra, cắt khúc dài khoảng 2 – 3 cm. Mùi, hành lá bỏ góc, rửa sạch, thái nhỏ.
  • Bước 2: Cho chân giò vào nồi ninh chín rồi cho đu đủ vào ninh tiếp.
  • Bước 3: Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho hành lá, mùi vào và tắt bếp.

2.3. Canh rau đay nấu mướp

Canh ray đay nấu mướp là một trong những món ăn lợi sữa cho mẹ sau sinh mổ dễ chế biến, dễ ăn.

Rau đay giúp tăng lượng sữa mẹ và lượng chất béo trong sữa. Mướp lành tính, giúp khí huyết lưu thông, làm dịu các cơn đau sau sinh do co thắt tử cung. Vì thế, canh rau đay nấu mướp là món ăn rất lành tính, mát, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh mổ.

Cách làm:

  • Bước 1: Rau đay ngắt ngọn và lá non rồi rửa sạch, thái nhỏ. Mướp nạo vỏ, cắt bỏ 2 đầu, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho nước và tép khô vào nồi. Sau đó, cho thêm 1 ít nước mắm cho thơm và đun sôi.
  • Bước 3: Khi nước sôi, cho rau đay vào cùng hạt nêm.
  • Bước 4: Khi rau sôi bùng lên, cho mướp vào.
  • Bước 4: Khi nước sôi lăn tăn thì nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn và tắt bếp.

2.4. Canh xương bò hầm đậu đỏ

Xương bò giàu canxi. Đậu đỏ giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bổ sung sắt, vitamin B1, B6 tốt cho hệ thần kinh, giúp giảm stress.

Ngoài ra đậu đỏ còn chứa một loại chất hoạt động như estrogen giúp tuyến vú phát triển và tăng tiết sữa. Vì thế, canh xương bò hầm đậu đỏ là một món ăn rất lợi sữa phù hợp cho phụ nữ sau sinh mổ.

Cách làm:

  • Bước 1: Vo qua đậu đỏ cho sạch rồi ngâm với nước khoảng 4 tiếng cho mềm. Xương bò luộc qua với muối rồi vớt ra rửa sạch, để ráo.
  • Bước 2: Ninh xương bò ở chế độ lửa nhỏ và nêm nếm bột canh, hạt nêm, hạt tiêu. Đồng thời cho thêm vài lát gừng, 1 thìa cà phê rượu để khử mùi của xương bò. Trong quá trình ninh thường xuyên hớt bót để nước dùng được trong.
  • Bước 3: Ninh xương bò được 20 phút thì cho đậu đỏ vào ninh tiếp. Đến khi đậu đỏ chín  mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

3. Món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ ngăn ngừa táo bón

Bông cải xanh luộc là món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ ngăn ngừa táo bón

Có khá nhiều món ăn ngăn ngừa táo bón cho phụ nữ sau sinh như: bông cải xanh luộc, cháo khoai lang, cháo cà rốt, cháo vừng đen,…

3.1. Bông cải xanh luộc

Lượng carbohydrate và protein có trong bông cải xanh nhiều hơn các loại khác. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón.

Bên cạnh đó, Vitamin A, canxi, magie, kẽm, phốt pho, sắt, axit folic sẽ giúp sản phụ tăng cường thị lực, ngăn ngừa loãng xương, phòng chống thiếu máu sau khi sinh mổ.

Cách làm:

  • Bước 1: Bông cải xanh chẻ thành những miếng vừa ăn và rửa sạch, để ráo.
  • Bước 2:Cho nước vào nồi và bắp lên bếp đun. Khi nước sôi, cho bông cải xanh vào.
  • Bước 3: Khi bông cải xanh chón thì vớt ra đĩa.

3.2. Cháo khoai lang

Cháo khoai lang là món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt như: sắt, magie, canxi, natri,… giúp phụ nữ sau sinh mổ nhanh chóng hồi phục, lấy lại sức lực và vóc dáng.

Ngoài ra, khoai lang còn có nhiều chất xơ giúp ích thích sự co bóp của dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, đẩy lùi tình trạng táo bón và tích mỡ thừa.

Cách làm:

  • Bước 1: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng. Nghệ cạo vỏ, rửa sạch, giã nhỏ.
  • Bước 2: Cho khoai lang, nghệ, nước vào nồi đun cho nhừ và khuấy đều thành cháo.
  • Bước 3: Cho đường đỏ vào để sôi chốc lát rồi tắt bếp.

3.3. Cháo cà rốt

Cà rốt chứa nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa, beta-carotene, alpha-carotene, canxi… và ít calo nên tốt cho mắt, tim mạch, răng miệng.

Đồng thời cà rốt còn có tác dụng phòng chống ung thư, làm đẹp da, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa táo bón và giảm béo cho phụ nữ sau sinh mổ.

Cách làm:

  • Bước 1: Cà rốt cạo sạch vỏ, rửa qua nước, nạo nhỏ. Bắp cải rửa sạch, thái nhỏ. Gạo tẻ xay bột. Thịt heo nạc rửa sạch, băm nhỏ, ướp muối và xào qua.
  • Bước 2: Cho bột gạo, nước vào nồi đun sôi nhừ.
  • Bước 3: Cho cà rốt, bắp cải vào đun sôi tiếp.
  • Bước 4: Cho thịt heo đã xào vào. Khi nồi cháo sôi, nêm nếm gia vị cho vừa rồi tắt bếp.

3.4. Cháo vừng đen

Vừng đen có nhiều chất đạm, chất béo, vitamin, kali, phốt pho, sắt, dầu, canxi, axit béo omega 3, omega 5,… có tác dụng dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận tràng, tăng khí lực.

Ngoài ra, ăn cháo vừng đen còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường chất dinh dưỡng, lợi sữa, đẹp da, cân bằng vóc dáng, chống táo bón. Vì thế, cháo vừng đen là món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ bị huyết hư, táo bón, ít sữa.

Cách làm:

  • Bước 1: Gạo lứt vo sạch rồi cho vào bát nước ngâm khoảng 1 – 2 tiếng cho gạo nở, khi nấu chín nhanh và ngon hơn.
  • Bước 2: Cho gạo vào máy xanh cùng 1 ít nước và xay nhỏ.
  • Bước 3: Cho mè đen vào chảo dày rang cho thơm rồi cho ra bát giã nhỏ.
  • Bước 4: Cho gạo đã xay, nước vào nồi nấu cháo. Khi nấu, dùng đũa khuấy đều để tránh trường hợp cháo bị dính dưới đáy nồi.
  • Bước 5: Khi nồi cháo sôi, đun nhỏ lửa khoảng 15 phút cho hạt gạo nở mềm rồi cho hạt mè đen giã nhỏ, muối, ít mật ong để tạo hương vị hấp dẫn và đun khoảng 5 phút nữa.
  • Bước 6: Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

4. Món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ bổ máu

Cháo nhung hươu rất tốt cho quá trình tạo máu của mẹ sau sinh mổ

Món ăn phụ nữ sau sinh mổ nên ăn tốt cho quá trình tạo máu là: cháo nhung hươu, thịt bò kho khoai tây, tôm hấp nước dừa,…

4.2. Cháo nhung hươu

Nhung hươu chứa nhiều nguyên tố vi lượng và các khoáng chất quan trọng như 25 loại axit amin, canxi cacbonat, canxi phosphat, Fe, Mg, Ca,… nên giúp các bà mẹ sau sinh mổ nhanh phục hồi sức khỏe, tăng chất lượng sữa, phát triển xương, bù đắp lượng hồng cầu mất đi, đẹp da, giảm stress, tránh trầm cảm sau sinh.

Cách làm:

  • Bước 1: Nhung hươu tươi cạo lông, rửa với rượu gừng.
  • Bước 2: Lau khô nhung hươu và thái thành từng lát mỏng hoặc xay nhuyễn. Có thể cho vào tủ lạnh để dùng nhiều lần..
  • Bước 3: Cho gạo vào nồi nấu cháo (có thể cho thêm nước hầm xương nếu thích). Khi cháo chín thì cho nhung hươu vào đun.
  • Bước 4: Nhung hươu chín thì tắt bếp, vậy là bạn đã có được món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ vô cùng bổ dưỡng.

4.3. Thịt bò kho khoai tây

Sở dĩ thịt bò kho khoai tây là món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ tốt, bởi trong thịt bò chứa một lượng lớn protein, sắt, vitamin B12 có khả năng phục hồi sức khỏe của các mẹ sinh mổ nhanh chóng, ngăn ngừa thiếu máu.

Khoai tây giàu chất xơ, calo cũng giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động của tuyến sữa, giúp mẹ sau sinh có nhiều sữa hơn.

Cách làm:

  • Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái miếng hình vuông vừa ăn rồi ướp với gia vị và để 20 phút cho ngấm.
  • Bước 2: Khoai tây, củ cải đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập dập, băm nhỏ. Hành tây cắt rễ, bóc vỏ, rửa sạch, thái múi cau. Cà chua bỏ cuống, rửa sạch, thái múi cau. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
  • Bước 3: Cho tỏi vào chảo phi thơm rồi cho thịt bò vào xào.
  • Bước 4: Khi thịt bò bắt đầu săn thì cho cà chua vào xào rồi cho nước vào đun.
  • Bước 5: Nêm nêm ít gia vị và đun nhỏ lửa khoảng 30 phút.
  • Bước 6:  Cho củ cải đỏ, khoai tây vào đun tiếp.
  • Bước 7: Khi nước sôi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi hầm đến khi thịt bò chín mềm.
  • Bước 8: Khi thịt bò, củ cải, khoai tây chín mềm thì cho hành tây, gừng vào rồi đun đến khi nước sôi thì tắt bếp.

4.4. Tôm hấp nước dừa

Tôm giàu sắt, protein, vitamin B12, selen, canxi, omega 3,… nên giúp ngăn ngừa thiếu máu, bồi bổ sức khỏe, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, đẩy lùi quá trình lão hóa cho các bà mẹ sinh mổ. Ngoài ra, nước dừa mát còn có tác dụng thanh nhiệt, giữa dáng, đẹp da,…

Tôm hấp nước dừa là món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ có nhiều chất dinh dưỡng nên mẹ chỉ nên ăn 2 -3 bữa/tuần.

Cách làm:

  • Bước 1: Tôm sú nhặt bớt râu, rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: hành tím bóc vỏ, bỏ rễ, rửa sạch, đập dập, băm nhỏ.
  • Bước 3: Chặt  dừa, đổ nước ra bát tô.
  • Bước 4: Phi thơm hành tím rồi cho nước dừa và một chút nước cốt dừa vào theo tỉ lệ 4:1 rồi đun sôi , cho thêm ít gia vị vào.
  • Bước 5: Cho tôm vào nồi, đảo đều. Khi tôm chín thì tắt bếp.

5. Món ăn vặt cho mẹ sau sinh mổ

Để tránh nhàm chán, gia đình có thể bổ sung vào danh sách các món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ một số món ăn vặt như:

  • Hoa quả họ cam, quýt
  • Dâu tây, chuối, đào, nho, táo, dưa hấu, đu đủ,…
  • Các loại sinh tố hoa quả, sữa chua dầm hoa quả
  • Ngũ cốc trộn sữa tươi
  • Sữa ấm
  • ….

Đây đều là những món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ chứa nhiều Vitamin, khoáng chất tốt, giúp mẹ sinh mổ nhanh lành vết thương và tăng sức đề kháng, sớm phục hồi cơ thể sau sinh.

6. Một số lưu ý về các món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ

6.1. Chế độ ăn cho phụ nữ sau sinh mổ

Món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu

Khi sinh mổ, phụ nữ phải trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian hồi phục lâu, dễ bị táo bón, sữa về chậm hơn người sinh thường. Vì thế, chế độ dinh dưỡng và các món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ cũng cần phải chú trọng hơn.

  • Chế độ ăn trong 6 tiếng sau khi sinh mổ

Sau khi sinh mổ, ổ bụng bị giảm áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng. Dưới tác động của thuốc dùng trong ca phẫu thuật, nhu động ruột chậm lại ở mức rất thấp dẫn đến đường ruột ứ ra nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu.

Thức ăn sẽ rất khó tiêu hóa, gây đầy hơi, táo bón làm cho cơ thể mệt mỏi, khó hồi phục. Vì thế, trong vòng 6 tiếng sau khi mổ, phụ nữ sau sinh không được ăn bất cứ món ăn gì.

  • Chế độ ăn sau 6 tiếng cho phụ nữ sinh mổ

Sau khi mổ 6 tiếng, sản phụ có thể thay đổi chế độ ăn như sau:

  • Trước khi xì hơi (trung tiện): Lúc này chưa có dấu hiệu thông ruột, vì thế sản phụ chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng. Không được ăn các món cháo móng giò, cháo thịt, cháo cá, sữa tươi, sữa đậu nành, nước mía, thực phẩm lên men, … Vì chúng sẽ gây cảm giác khó chịu, không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và bé, ảnh hưởng đến vết mổ.
  • Sau khi xì hơi (trung tiện): Lúc này, đường ruột đã hồi phục, có nhu động ruột nên mẹ có thể ăn các món ăn đặc như bình thường. Nhưng nên ưu tiên ăn những món ăn mềm, lỏng.
  • Hạn chế ăn no: Ăn vừa phải và nên chia làm nhiều bữa ăn để cơ thể dễ tiêu hóa.

6.2. Loại thực phẩm nên bổ sung và cần tránh cho phụ nữ sau sinh mổ

6.2.1. Thực phẩm nên bổ sung cho phụ nữ sau sinh mổ

Mẹ sau sinh mổ nên ăn những món ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa

Sau 6 tiếng khi mổ, các mẹ nên bổ sung thực phẩm cho phụ nữ sau sinh giàu những dưỡng chất:

Thực phẩm giàu đạm, Canxi: Các thực phẩm, món ăn giàu đam, Canxi sẽ giúp mẹ sau sinh mổ:

  • Thúc đẩy quá trình phát triển và tái tạo tế bào, hình thành lớp da non, giúp vết mổ mau lành.
  • Tăng cường sức mạnh của hệ cơ, thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng.
  • Tăng cường sức mạnh cho xương, răng và cơ bắp; bổ sung lượng sữa dồi dào.

Một số thức ăn cho người mổ đẻ giàu đạm, Canxi bạn có thể tham khảo: Phô mai, sữa chua, sữa, thịt nạc, tôm, cua biển, đậu, trứng, rau lá xanh đậm,…

Thực phẩm giàu Vitamin và Sắt: Các thực phẩm giàu Vitamin và Sắt đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh mổ, bởi chúng giúp:

  • Sản sinh ra collagen tự nhiên, tái tạo các mô da tại vùng mổ, lành vết thương.
  • Cầm máu, tạo máu, phòng chống thiếu máu do lượng máu mất đi khi sinh.
  • Kiểm soát viêm nhiễm

Thực phẩm giàu Vitamin và Sắt để chế biến các món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ có thể kể đến: Cam, quýt, bưởi, cà rốt, đu đủ, bông cải xanh, dầu gan cá, sữa, rau dền, rau diếp, trứng, trái cây khô…

Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại trái cây tươi, rau củ giàu chất xơ sẽ giúp mẹ sau sinh mổ:

  • Tăng sức đề kháng.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa, giúp phụ nữ sau sinh mổ không bị táo bón.
  • Lợi sữa, hỗ trợ vết thương mau lành.

6.2.2. Phụ nữ sau sinh mổ nên kiêng ăn gì?

Mẹ sau sinh mổ nên kiêng đồ nếp, thịt gà

Bên cạnh những loại thức ăn nên bổ sung cho người mổ đẻ, thì phụ nữ sau sinh mổ nên tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm, món ăn mà:

  • Ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương: Thịt gà, hải sản, rau muống… Vì chúng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vết mổ, tạo mủ viêm, gây sẹo lồi nên ăn sau khi sinh 2 tháng.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng sữa: Hạt tiêu, ớt, hành, tỏi, rau gia vị… mùi sữa thay đổi
  • Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Củ cải trắng, dưa hấu, lê, bắp cải… gây đầy hơi chướng bụng mẹ nên ăn sau khi sinh 40 ngày.
  • Thực phẩm nóng: Mẹ sau sinh nên kiêng ăn các thực phẩm gây nóng trong như táo mèo, lựu, vải thiều, anh đào… . Táo mèo, lựu, vải thiều, anh đào… khiến mẹ và bé bị nóng trong, táo bón.

Đọc thêm: Phụ nữ sau sinh nên uống nước gì?

Trên đây là những món ăn cho phụ nữ sau sinh mổthực đơn cho bà đẻ sau sinh mổ mà bạn có thể tham khảo. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy để lại bình luận với chúng tôi ngay nhé!

Page 2

Rạn da, thâm nám, sưng chân tay, cơ bụng xồ xề, vòng một lớn hơn… là những thay đổi rõ rệt nhất của phụ nữ sau sinh. Không chỉ có thế, chị em còn hàng ngàn thắc mắc, băn khoăn cần giải đáp mà chưa biết chia sẻ cùng ai. 14 điều sau đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Các vết rạn xấu xí xuất hiện sau sinh cùng rất nhiều vấn đề khác khiến mẹ lo lắng

1. 15 vấn đề thường gặp của phụ nữ sau sinh và cách xử lý

Không chỉ khi mang thai mà sau khi sinh, cơ thể phụ nữ cũng có nhiều thay đổi. 

1.1. Tăng khả năng bị táo bón 

Khả năng bị táo bón ở phụ nữ sau sinh tăng do hormone cơ thể tiết ra từ khi mang thai

Theo Tiến sĩ Shannon Clark (Đại học Y khoa Texas, Mỹ), hormone cơ thể tiết ra trong quá trình mang thai giống như một loại thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến đường ruột của phụ nữ sau sinh và gây ra tình trạng táo bón.

Táo bón sẽ giảm sau vài ngày đầu mẹ sinh em bé. Bởi vì lúc này nhu động ruột đã hoạt động bình thường trở lại. Nếu chưa hết táo bón thì có thể áp dụng các biện pháp khắc phục như:

  • Mỗi ngày uống 8 – 10 cốc nước lọc.
  • Ăn mận sấy khô để giúp nhuận tràng nhẹ tự nhiên.
  • Bổ sung thêm rau xanh vào trong thực đơn hằng ngày.

1.2. Ngực lớn và căng cứng 

Sau khi sinh con, nồng độ estrogen và progesterone sẽ giảm. Nhưng prolactin, hormone giúp tạo sữa nhiều lên làm cho lưu lượng máu và sữa tăng, kích thước vòng 1 sẽ lớn hơn khi mang thai. Đặc biệt, ba ngày sau sinh, ngực của mẹ sẽ tăng cực đại, gây cảm giác khá cứng và đau.

Khi mẹ bắt đầu cho con bú thì việc đau ngực sẽ giảm dần. Trường hợp mẹ dừng, không cho con bú thì cơn đau lại tiếp tục cho đến khi ngừng sản xuất sữa. 

Để cảm thấy thoải mái hơn, phụ nữ sau sinh có thể áp dụng các biện pháp như:

  • Dùng phương pháp điều trị giảm đau như chườm nóng, massage.
  • Cho con bú thường xuyên, liên tục cả ngày lẫn đêm.
  • Tắm nước ấm, mặc áo ngực thể thao để vòng 1 không bị chèn ép, hỗ trợ giảm cơn đau.

1.3. Mồ hôi ra nhiều

Phụ nữ sau sinh mồ hôi thường ra nhiều do ảnh hưởng của hormone thai kỳ

Phụ nữ sau sinh thường bị ra nhiều mồ hồi hơn. Do sau khi sinh con, hormone thai kỳ vẫn còn trong cơ thể gây ra hiện tượng mồ hôi ra nhiều hơn, nhất là vào ban đêm. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng.

Đây chỉ là hiện tượng bình thường và sẽ hết nhanh chóng. Trong lúc đó, mẹ không nên mặc đồ quá nóng vào ban đêm để tránh cảm giác khó chịu.

1.4. Rạn da

Khi mang bầu, bụng sẽ căng ra theo sự phát triển của bào thai, hình thành nên các vết rạn và sẫm màu hơn. Sau khi sinh, lớp da thừa sẽ trùng xuống, nhăn nheo, khiến vòng 2 trở nên xấu xí.

Những vết rạn da không thể hết mà chỉ có thể bị mờ dần theo thời gian. Để vết rạn da mờ dần, mẹ có thể áp dụng:

  • Phương pháp làm đẹp tự nhiên (dầu dừa, nha đam,…)
  • Hoặc các sản phẩm trị rạn da được nhiều mẹ tin dùng hiện nay như: Bio-oil, trị rạn da của Earthi Ấn Độ… .

1.5. Cảm xúc thay đổi

Do cuộc sống thay đổi, tâm hồn lại mong manh, nhạy cảm nên cảm xúc ở phụ nữ sau sinh hay thất thường

Phụ nữ sau sinh thường có cảm xúc thất thường. Sau khi mới sinh được vài tuần, cuộc sống có nhiều thay đổi một cách nhanh chóng mà cảm xúc lúc này của mẹ lại rất mong manh, nhạy cảm.

Vì thế, tâm trạng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố xung quanh như: áp lực cách chăm con, mâu thuẫn vợ chồng, giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn… . Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 80% phụ nữ sau sinh dễ khóc và cáu kỉnh nhiều hơn trước khi sinh.

Những cảm xúc tiêu cực này có thể giảm dần sau 10 ngày. Nếu sau 10 ngày, mẹ vẫn còn những cảm xúc này, hãy gặp bác sĩ để nhận được tư vấn ngay nhé!

1.6. Cân nặng giảm 

Phụ nữ sau sinh thường bị giảm cân nặng. Sau khi sinh, trong vòng 1 tuần, chất lỏng tinh khiết bị thải ra ngoài thông qua việc đổ mồ hôi tăng và đi tiểu nhiều làm cho mẹ giảm khoảng 1,8kg – 2,7 kg. Trường hợp mẹ cho con bú thì số cân nặng có thể giảm hơn nữa thông qua sữa. Hiện tượng này giúp đốt cháy 300 – 500 calo mỗi ngày.

Đây là điều bình thường nên mẹ không cần phải lo lắng. Nhưng nếu cân nặng bị sụt giảm nghiêm trọng, kéo dài, mẹ nên áp các biện pháp:

  • Ngủ nghỉ thích hợp.
  • Chế độ dinh dưỡng đa dạng và hợp lý.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng.

Xem thêm:

1.7. Đau nhức ở âm đạo

Phụ nữ sau sinh thường bị đau nhức ở âm đạo vì sinh con qua đường này

Phụ nữ sau sinh thường bị đau nhức âm đạo. Vì mẹ sinh con qua đường âm đạo nên dễ xảy ra hiện tượng đau nhức ở âm đạo, nhất là khi mẹ bị rạch và khâu.

Nhưng mẹ đừng lo vì các vết thương này phục hồi rất nhanh, chỉ sau 10 ngày thì mẹ sẽ hết sưng. Trong thời gian chờ hồi phục, mẹ có thể chườm túi nước đá nhiều lần trong ngày để giảm đau.

1.8. Tử cung co lại 

Khi chuyển dạ, kích thước tử cung của mẹ sẽ tăng lên 15 lần so với thời kỳ mang thai. Sau khi sinh, cho con bú, tử cung sẽ bắt đầu co bóp để giảm nhanh quá trình này và có thể gây đau.

Trong một thời gian dài sau sinh, có thể lên tới 9 tháng, mẹ vẫn trông giống như đang mang thai 5 – 6 tháng. Nhưng lâu dần, khi cơ thể điều chỉnh lại xong, hiện tượng này sẽ hết.

1.9. Chân tay sưng

Hiện tượng sưng tay chân từ thời kỳ mang thai đến sau sinh con ở phụ nữ sau sinh vẫn còn

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ cần dự trữ nhiều chất lỏng để vượt qua cơn chuyển dạ dễ dàng. Vì thế, mẹ rất dễ bị sưng ở mặt, tay, chân.  Sau khi sinh thì hiện tượng này vẫn chưa hết. Nhưng dần dần sẽ trở lại bình thường nhanh chóng.

Để giảm sưng, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như:

  • Đi giày dép thoải mái.
  • Uống nhiều nước có tác dụng làm sạch cơ thể.
  • Không sử dụng thực phẩm chế biến và muối dư thừa. Vì nó có thể gây tích nước hoặc xảy ra hiện tượng cơ thể bị đầy hơi.

1.10. Phụ nữ sau sinh thường gặp phải tình trạng đau lưng

Phụ nữ sau sinh thường hay bị đau lưng

Phụ nữ sau sinh thường bị đau lưng. Việc này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như:

  • Xuất phát từ trong thời kỳ mang thai: Tử cung bị giãn nở, bị loãng xương, sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai
  • Tăng cân.
  • Dãn dây chằng sinh lý .
  • Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, trầm cảm sau sinh khiến mẹ ít vận động 
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu dưỡng chất, đặc biệt là canxi.
  • Sai tư thế khi cho con bú, trong cách nằm ngủ, nằm quá lâu trong 1 tư thế và thói quen ngồi gập người làm cho cổ và cơ bắp bị căng mỏi.
  • Gây tê vùng cột sống ở phụ sau sinh mổ đây đau nhức vài ngày sau sinh.
  • Làm việc quá sức.
  • Cơ thể chưa phục hồi sau sinh, khí huyết không đủ.
  • Nhiễm lạnh.
  • Đi giày cao gót. 
  • Nằm đệm quá cũ, bị lún sâu, mềm.

Để khắc phục, hạn chế tình trạng này, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Giảm cân.
  • Điều chỉnh lại đúng tư thế: Tư thế khi cho con bú, tư thế khi nằm, tư thế khi ngồi, làm việc.
  • Luôn giữ tinh thân thoải mái.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc nặng, việc quá sức.
  • Thể dục, vận động cơ thể nhẹ nhàng.
  • Thực hiện các bài tập chữa đau lưng cho phụ nữ sau sinh: Bài tập cuộn người, bài tập cúi người, bài tập vươn người sấp, bài tập dựa lưng vào tường, bài tập duỗi lưng… .
  • Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể: Cải thiện chế độ dinh dưỡng với các nhóm chất thiết yếu, đặc biệt là canxi, thực phẩm giàu kẽm 
  • Phương pháp chườm nóng hoặc đắp lá: Chườm nóng bằng lá lốt, lá ngải cứu, xương rồng bẹ rang muối, chườm nóng bằng xương rồng bẹ nướng; đắp lá đinh lăng.
  • Áp dụng các bài thuốc chữa đau lưng: Nước ngải cứu mật ong, xương rồng ba chia sắc uống nước, dùng đinh lăng sắc thuốc, dùng cây cẩu tích chữa đau lưng.
  • Điều trị với phương pháp trị liệu: Phương pháp trị liệu massage vùng thắt lưng, vai gáy, châm cứu, bấm huyệt.
  • Điều trị bằng phương pháp chuyên sâu tại bệnh viện: Sử dụng thủ thuật dưới sự hỗ trợ của máy siêu âm chuyên sâu, kỹ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP).
  • Phòng tránh đau lưng ngay từ khi mang bầu :
    • Sử dụng công cụ hỗ trợ việc mang bầu như dùng dây đai trước
    • Chuẩn bị có kế hoạch sinh em bé  thì chuẩn bị sức khỏe cho cơ thể từ chế độ ăn , tập luyện để có một khối cơ lưng, cột sống đủ vững chắc 
    • Sau sinh nên thay đổi một số thói quen: tránh xoay vặn người, cúi gập người sâu, tránh làm việc nặng nhọc , …

Để hiểu rõ hơn về cách khắc phục, mẹ có thể đọc tại đây:

Phụ nữ sau sinh bị đau lưng: Chấm dứt DỄ DÀNG với 10 cách sau

1.11. Rụng tóc – nỗi lo của nhiều mẹ sau sinh

Phụ nữ sau sinh bị rụng tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau

Theo tiến sĩ Clark, nồng độ hormone cao khi mang thai, rối loạn tâm lý, thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng là những yếu tố chính khiến mái tóc của phụ nữ sau sinh mỏng dần, sợi tóc dễ gãy, trông xơ xác và thiếu sức sống.

Để khắc phục tình trạng tóc bị gãy rụng nhiều, mẹ cần:

  • Chăm sóc tóc từ bên trong: 
    • Uống nước đầy đủ
    • Bổ sung chất dinh dưỡng: Các loại đậu và mầm đậu nành; thực phẩm chứa nhiều sắt, kẽm, canxi, vitamin nhóm B đặc biệt là B5 và biotin; thực phẩm chứa protein; trái cây, rau củ 
    • Giảm căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái kết hợp vận động nhẹ nhàng, chia sẻ việc chăm sóc con với người thân, ngủ đủ giấc 
  • Chăm sóc tóc từ bên ngoài: 
    • Massage da đầu 
    • Sử dụng mặt nạ cho tóc: Mặt nạ dầu dừa, mặt nạ bơ dầu oliu, mặt nạ bí ngô mật ong 
    • Không kiêng cữ quá mức việc tắm, rửa, gội đầu thời gian sau sinh… 
    • Hạn chế sử dụng hóa chất từ dầu gội hằng ngày, các sản phẩm uốn, ép, nhuộm
    • Tránh tác dụng nhiệt lên tóc từ máy sấy, dụng cụ tạo kiểu tóc
    • Hạn chế búi, buộc tóc quá chặt 
    • Chọn lược phù hợp 
    • Không chải đầu khi tóc ướt
    • Thay đổi kiểu tóc mới, cắt tóc ngắn

Để hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách khắc phục, bạn có thể tham khảo tại đây:

Phụ nữ sau sinh bị rụng tóc phải làm sao?

1.12. Phụ nữ sau sinh thường xuyên bị mất ngủ

Thiếu ngủ, mất ngủ ảnh hưởng lớn đến việc chăm sóc bé

Mất ngủ là tình trạng mà hầu hết mẹ sau sinh sẽ gặp phải, điều đó là do:

  • Thay đổi nội tiết tố.
  • Tâm lý căng thẳng, áp lực, mệt mỏi.
  • Đồng hồ sinh học thay đổi.
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm.
  • Tác nhân bên ngoài như thời tiết, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, ánh sáng quá mạnh, tiếng động xung quanh, không gian phòng ngủ chật chội, bí bách….  .
  • Tư thế ngủ không thoải mái.

Để khắc phục, chấm dứt tình trạng này, mẹ cần:

  • Phương pháp khắc phục:
    • Chia sẻ công việc với chồng, người thân
    • Hạn chế căng thẳng
    • Tranh thủ những giấc ngủ ngắn
    • Tăng cường vận động và các hoạt động thư giãn: Đi dạo, nghe nhạc, đọc sách, tâm sự cùng bạn bè, ngồi thiền, thực hiện các bài tập yoga nhẹ nhàng, thư giãn cơ, hít thở sâu, xông hơi thảo dược, ngâm chân nước ấm, massage lưng
    • Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm chứa vitamin nhóm B, thực phẩm chứa sắt và magie, uống nhiều nước. Hạn chế thực phẩm chứa cafein, các chất kích thích, các món chiên, xào nước nhiều dầu mỡ
    • Uống các loại trà thảo dược như trà hoa cúc, trà hoa oải hương, trà tâm sen
    • Ngủ khi bé ngủ
    • Đi ngủ sớm
    • Điều chỉnh không gian phòng ngủ, ánh sáng, tránh tiếng ồn
    • Điều chỉnh tư thế nằm ngủ đúng cách
    • Nghe những bản nhạc thư giãn, âm thanh nhẹ nhàng của biển, tiếng mưa,.. trước khi ngủ và thả lỏng tinh thần hoặc làm một số việc nhẹ nhàng trước khi ngủ như đan len, đọc sách,…
    • Tắt các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính, tivi, trước khi ngủ
  • Phương pháp điều trị:
    • Liệu pháp nhận thức – hành vi 
    • Bấm huyệt: Vùng đầu, mặt, cổ, bụng, bàn chân, bả vai, lưng,…

Để biết chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo tại đây: Phụ nữ sau sinh bị mất ngủ và cách điều trị 

1.13. Bị chóng mặt 

Phụ nữ sau sinh hay gặp phải tình trạng chóng mặt

Rối loạn tiền đình, thiếu máu, tụt huyết áp, căng thẳng, suy nhược cơ thể, tác dụng phụ của thuốc gây tê… là các yếu tố làm bạn hay bị chóng mặt, mệt mỏi sau sinh.

Để khắc phục tình trạng này, phụ nữ sau sinh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Cải thiện chứng chóng mặt tức thời.
  • Nghỉ ngơi, hít thở sâu.
  • Uống nước gừng, trà gừng.
  • Uống nước chanh.
  • Bấm huyệt cổ tay.
  • Cải thiện tình trạng chóng mặt sau sinh kéo dài.
  • Bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất là: Chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, cần chú ý bổ sung các thực phẩm bổ máu. Ăn thức ăn nóng, chín, chia nhiều bữa, ninh nhừ, chế biến dạng lỏng, uống đủ nước. Bên cạnh đó cần hạn chế một số thực phẩm như đồ chiên rán, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, các loại chất béo chứa nhiều axit béo không no, các gia vị gây kích thích, chất gây kích thích,…
  • Chế độ sinh hoạt hợp lý: Sắp xếp công việc và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, vệ sinh cơ thể bằng nước ấm hằng ngày, tránh tắm và ngâm mình ở nơi không kín gió, chia sẻ công việc với chồng và người thân,…
  • Luyện tập thể dục thể thao: Thiền, đi bộ, yoga,…

Xem thêm: Phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt: 5+ GIẢI PHÁP AN TOÀN và HIỆU QUẢ cho mẹ

1.14. Phụ nữ sau sinh mắc chứng “hay quên”

Tình trạng hay quên thường gặp ở phụ nữ sau sinh

Hay quên cũng là hiện tượng phụ nữ sau sinh thường gặp phải bởi các lý do cơ bản sau:

  • Mất cân bằng nội tiết tố.
  • Tâm lý căng thẳng, stress.
  • Mất ngủ kéo dài.
  • Thiếu chất dinh dưỡng.

Mẹ sau sinh có thể khắc phục chứng hay quên bằng cách:

  • Điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn: Chia sẻ tâm sự, suy nghĩ với bạn bè, người thân, ngâm chân; massage đầu, vai, gáy; nghe nhạc cổ điển… . 
  • Tập luyện thể dục, thể thao: Yoga, thiền, thể dục nhịp điệu.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Cân bằng những nhóm dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt nên bổ sung một số thực phẩm như cá hồi, cá mòi, trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại hạt (hạt chia, hạt lanh,…), rau màu xanh đậm (bina, bông cải xanh,…), các loại quả: việt quất, táo…, viên nhung hươu.
  • Trang bị kiến thức làm mẹ trước khi sinh.
  • Hình thành những thói quen tốt giúp tăng cường rèn luyện trí nhớ: Đọc sách, ghi chép, chơi các trò chơi.
  • Tích cực cho con bú.
  • Ghi chép và lên lịch những việc cần làm vào sổ.

Chi tiết bài viết: Phụ nữ sau sinh hay quên: Cách lấy lại “Não”

1.15. Phụ nữ sau sinh hay bị tê tay

Cảm giác tê cứng ở tay khiến mẹ khó vận động hay bồng bế con

Việc bị tê tay là tình trạng không ít phụ nữ sau sinh thường xuyên gặp phải. Đây có thể là triệu chứng của việc sau sinh dẫn đến, nhưng cũng có thể là dấu hiệu bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó.

Nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị tê tay có thể do:

  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng
  • Sự thay đổi về hormone của mẹ sau sinh.
  • Do mắc các bệnh lý như: khớp dịch chuyển, hội chứng ống cổ tay, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp, huyết áp thấp… .

Các cách khắc phục tê tay ở phụ nữ sau sinh:

  • Đảm bảo có chế độ dinh dưỡng tốt.
  • Massage, bấm huyệt
  • Chườm nóng
  • Tập thể thao thường xuyên.
  • Nếu khi đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không thấy tình trạng thuyên giảm. Hãy đi khám bác sĩ để có hướng chữa trị phù hợp nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết chi tiết: Phụ nữ hay bị tê tay phải làm sao?

2. Phụ nữ sau sinh nên làm gì?

Phụ nữ sau sinh nên cho con bú trong 6 tháng đầu

Phụ nữ sau sinh thường có rất nhiều những thay đổi trong cơ thể. Với mỗi thay đổi mẹ lại cần có những lưu ý riêng như đã được chia sẻ ở trên.

Về tổng quan mẹ vẫn nên đảm bảo thực hiện những điều sau để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dàng và phục hồi sức khỏe, nhiều sữa để chăm con. Cụ thể:

  • Phụ nữ sau sinh nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Điều này giúp cân nặng và vóc dáng của mẹ trở nên thon gọn hơn. Đồng thời cũng em bé cũng được phát triển tốt hơn.
  • Ngủ đủ giấc giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tránh được những căng thẳng, stress sau thời kỳ hậu sinh.
  • Uống đủ nước tốt cho tiêu hóa, giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh và tránh táo bón. Ngoài ra việc uống 6 – 8 cốc nước/ ngày góp phần giúp mẹ có đủ lượng sữa cho con bú.
  • Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ.
  • Phụ nữ sau sinh cũng nên nhớ chăm sóc đầu ti để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái sẽ giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe nhanh hơn, chăm bé tốt hơn. Có nhiều cách để giúp tinh thần luôn thư giãn thoải mái như: thường xuyên tập thể dục, nghe nhạc, ngâm chân nước ấm, tắm nước ấm… .
  • Phụ nữ sau sinh cũng nên làm đẹp sau sinh để nhanh chóng lấy lại vóc dáng như việc chăm sóc da, chăm sóc cho vòng bụng, cơ thể và vóc dáng.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết chi tiết tại:

Phụ nữ sau sinh nên làm gì? 9+ điều mẹ nào cũng nên biết

3. Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì?

Không nên ngồi xổm hay squat

Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì?” là băn khoăn của nhiều chị em lần đầu làm mẹ.

Kiêng cữ đúng cách sẽ giúp chị em nhanh chóng phục hồi sức khỏe, lấy lại vóc dáng và làn da mong ước. Đồng thời đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho bé phát triển theo đúng lộ trình. Vì thế, mẹ nên kiêng một số điều cơ bản sau:

  • Tránh làm việc nặng.
  • Không bơi, kiêng dùng nước lạnh khi tắm, gội, rửa tay chân, đánh răng.
  • Không nằm than củi sưởi ấm.
  • Giảm tiếp xúc với gió lùa và tiếng động mạnh.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, dùng máy tính lâu.
  • Hạn chế ngồi trước quạt mạnh hay ở trong phòng có nhiệt độ điều hòa thấp.
  • Kiêng ngồi xổm.
  • Không sử dụng thuốc bừa bãi.
  • Đừng tập thể dục nặng.
  • Không quan hệ tình dục sớm.

4. Dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh

Không chỉ chế độ sinh hoạt mà chế độ ăn uống của mẹ cũng phải tuân theo nguyên tắc nhất định, có loại thực phẩm nên ăn và có loại thực phẩm không nên ăn. Cụ thể như sau:

4.1. Những loại thực phẩm nên ăn 

Mẹ nên ăn các loại thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh giúp lợi sữa, nhiều dinh dưỡng, giảm cân tốt đồng thời tránh táo bón cho mẹ và bé.

  • Trái cây:
    • Đu đủ xanh: Giúp tiêu hóa tốt, lợi sữa
    • Cam: Cung cấp vitamin C, chất xơ, thúc đẩy quá trình tổng hợp máu
    • Sung: Nhuận tràng, lợi sữa
    • Dâu tây: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ máu, tốt cho xương và mắt, giúp giảm cân, tránh táo bón
    • Chuối: Cung cấp năng lượng, đẹp da, đẹp dáng, nhuận tràng, lợi sữa
    • Bưởi: Tăng cường hệ miễn dịch, thông tuyến sữa, cung cấp canxi, hỗ trợ tiêu hóa, có tác dụng giảm cân, làm đẹp da, phục hồi cổ tử cung
  • Rau củ:
    • Rau ngót: Giúp tăng tiết sữa, đẩy sản dịch ra ngoài, làm lành vết thương, chống viêm loét
    • Mồng tơi: Lợi sữa, tốt cho xương, tránh táo bón
    • Khoai lang: Giúp xương chắc khỏe, nhuận tràng, hỗ trợ giảm cân, mờ vết rạn da
    • Rau lang: Tăng tiết sữa, chống táo bón, ngăn ngừa băng huyết
    • Rau đay: Cung cấp sắt, canxi và các khoáng chất khác, giúp tăng tiết sữa
    • Cà chua: Giúp đẹp da, dáng đẹp, lợi sữa
    • Mướp: Giúp tăng tiết sữa, tăng tuần hoàn máu, giảm mụn nhọt, giảm đau
    • Cà rốt: Giúp giảm cân, chống viêm, phòng chống vi khuẩn, tăng nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa
    • Rau cải: Cung cấp vitamin, chất xơ và flavonoid giúp nâng cao hệ miễn dịch, tốt cho da và xương
    • Măng tây: Tốt cho sức khỏe, giúp lợi sữa, đẹp da
  • Thịt, cá, trứng
    • Thịt bò: Cung cấp protein, lipid, B12, sắt, kẽm, cytocilin, giúp kiểm soát cân nặng
    • Thịt gà: Giàu protein, canxi, kẽm, tốt cho cơ thể
    • Cá chép: Bổ sung protein, giúp co bóp tử cung, đẩy dịch âm đạo ra ngoài, tăng tiết sữa, tốt cho da, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng
    • Cá hồi: Cung cấp omega-3, omega-6, chất béo, tốt cho mẹ và bé
    • Cá mè: Tốt cho mẹ bị thiếu sữa, hoa mắt, đau đầu, chán ăn
    • Cá mòi: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất béo omega-3 cho cơ thể, tốt cho hệ thần kinh và tiêu hóa
    • Cá cơm: Giúp hệ xương, răng chắc khỏe, tốt cho tim
    • Tôm: Cung cấp protein, giúp vết thương mau lành và cung cấp sắt, canxi, vitamin B2 có tác dụng bổ máu, giúp xương chắc khỏe; chứa nhiều axit béo không cholesterol, chất khoáng tốt cho sức khỏe
    • Trứng gà: Bổ sung protein và các chất dinh dưỡng khác tốt cho sữa và sức khỏe của mẹ
  • Đậu và ngũ cốc nguyên hạt
    • Đậu nành: Cung cấp chất đạm, chất béo, sắt, canxi,… tốt cho sữa, làn da, vóc dáng
    • Đậu đen: Cung cấp protein, vitamin và khoáng chất, giúp lợi sữa, giải nhiệt, giảm mệt mỏi
    • Hạnh nhân: Cung cấp sắt, canxi, chất xơ, giúp tăng tiết sữa, ngăn ngừa táo bón
    • Macca: Cung cấp omega-3, omega-6, có tác dụng giảm cân, ngăn ngừa mỡ bụng
    • Óc chó: Giúp gọi sữa về và làm cho chất lượng sữa tốt hơn
    • Hạt sen: Giúp bồi bổ cơ thể, an thần, ngủ ngon, tăng cường vòng 1
  • Tinh bột
    • Gạo lứt: Cung cấp chất xơ, phòng ngừa táo bón, giúp giảm cholesterol trong máu, chống oxy hóa, tốt cho hệ thần kinh
    • Gạo tẻ: Cung cấp năng lượng, tăng sức đề kháng, điều hòa tỳ vị, lợi tiểu
    • Gạo nếp: Cung cấp chất xơ không hòa tan, sắt, giúp tiêu hóa tốt và ấm bụng
  • Sữa
    • Sữa động vật (sữa bò, sữa dê,…): Bổ sung canxi, protein, vitamin và khoáng chất.
    • Sữa thực vật: Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin A, B1, D, E, canxi, protein, kháng chất,… .
    • Sữa chua: Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, bị táo bón.

4.2. Những loại thực phẩm cần hạn chế

Nên kiêng rau muống, xôi nếp, da gà… để không bị dị ứng, sẹo lồi

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? Hạn chế thực phẩm làm mất sữa, ảnh hưởng đến mùi sữa và chất lượng sữa, hại đến sức khỏe hay gây táo bón.

  • Hạn chế chất béo từ động vật (dầu cá, cá mỡ,…) vì nó không tốt cho sức khỏe, gây khó tiêu.
  • Không uống nước đá lạnh vì có thể gây lạnh đường huyết.
  • Trái cây:
    • Tránh ăn các loại rau củ, trái cây có tính hàn (rau bí đỏ, bắp cải, lê, khổ qua, dưa gang, mùi tây) trong ngày đầu sau sinh vì dễ gây mất sữa.
    • Không nên ăn các loại trái cây có tính nóng (mít, sầu riêng, nhãn…) vì không tốt cho tiêu hóa.
    • Tránh ăn hoa quả quá chua như chanh, quất, hoa quả dầm muối ớt,… không tốt cho dạ dày.
  • Cá:
    • Không ăn cá bị ươn vì nó chứa histamine gây đau bụng, ngộ độc có thể dẫn đến tử vong.
    • Hạn chế ăn cá ngừ, cá mập, cá kiếm,… vì chúng chứa thủy ngân dễ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.
    • Không nên ăn loại cá quá tanh vì nó sẽ ảnh hưởng đến mùi sữa, nếu không phải tìm cách khử mùi tanh của cá.
    • Không ăn cá hộp, cá đông lạnh dưỡng chất, có thể gây nguy hiểm như cá ngừ đông lạnh (chứa nhiều thủy ngân).
  • Hải sản: Phụ nữ sau sinh không nên ăn hải sản ít nhất 6 tuần sau sinh. Đặc biệt loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vì có thể gây dị ứng, nhiễm khuẩn.
    • Không ăn hải sản với thực phẩm có tính hàn
    • Không nên ăn hải sản đông lạnh.
    • Không ăn hải sản với thực phẩm giàu vitamin C.
  • Tránh ăn bánh kẹo nhiều đường, nhất là đường mạch nha có thể làm thay đổi chất lượng sữa, khiến bé gặp vấn đề về tiêu hóa, đi phân sệt, lười bú.
  • Tránh ăn đồ cay nóng và gia vị gây kích thích như ớt, tỏi, hạt tiêu, dấm,… 
  • Hạn chế đồ chứa cafein và các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, thuốc lá,… vì chúng gây mất ngủ, tác động đến sức khỏe của mẹ, gây sút cân, huyết áp cao và ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa của bé.
  • Không ăn đồ sống, thức ăn lên men, thức ăn qua đậm vì có chứa nhiều ký sinh trùng, hoặc có thể đã bị nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm.
  • Không nên ăn quá mặn vì có thể gây tê tay chân, ảnh hưởng đến chất lượng sữa
  • Không ăn thịt trâu vì dễ bị lạnh bụng.
  • Hạn chế ăn thịt chó vì có tính nóng, dễ gây táo bón.
  • Hạn chế ăn đồ chiên rán, thức ăn nhanh vì chúng chứa chất béo trans-fat không tốt cho sức khỏe.
  • Tránh ăn đồ đóng hộp chứa chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe.
  • Đối với phụ nữ sinh thường: Không nên ăn lá lốt, bạc hà, mì tôm .
  • Đối với phụ nữ sinh mổ: Không nên ăn thịt chó, đồ nếp, rau muống, măng chua.

5. Phụ nữ sau sinh và những câu hỏi thường gặp 

Dưới đây là một số câu hỏi mà chúng tôi đã nhận được từ các mẹ sau sinh và câu trả lời đến từ chuyên gia.

5.1. Phụ nữ sau sinh bao lâu có kinh nguyệt lại? 

Hỏi: Chào chuyên gia, tôi được biết sau khi sinh con, phụ nữ thường chưa có kinh nguyệt ngay. Vậy sau bao lâu thì phụ nữ sau sinh có kinh nguyệt trở lại?

Đáp: Chào bạn, thời gian có kinh nguyệt trở lại phụ thuộc vào cơ thể, hoàn cảnh của mẹ và việc có cho con bú hay không. 

Thông thường, nếu mẹ không cho con bú hoặc thỉnh thoảng mới cho con bú thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại sau 3 – 6 tuần sinh. Trường hợp mẹ cho con bú hoàn toàn, thời gian xuất hiện kinh nguyệt sẽ bị trì hoãn và nó sẽ xuất hiện sau 6 tháng hoặc muộn hơn.

5.2. Phụ nữ sau sinh nên tắm bằng gì? 

Hỏi: Chào chuyên gia, tối thấy nhiều mẹ không kiêng tắm sau sinh, vậy điều này có ảnh hưởng gì không và nếu tắm thì nên tắm bằng gì?

Đáp: Chào bạn, đúng là phụ nữ sau sinh không nhất thiết phải kiêng tắm để cơ thể được sạch sẽ, mẹ cũng cảm thấy thoải mái hơn, giảm stress.

Bạn có thể tắm bằng nước ấm, các loại thảo dược tốt cho sức khỏe như dầu dừa và tinh dầu oải hương, gel lô hội, lá cúc vạn thọ, lá tía tô, lá trầu không, cây mã đề, lá tắm của người Dao,… Nếu không có thời gian chuẩn bị, bạn có thể dùng sữa tắm nhưng nên chọn loại chiết xuất tự nhiên, dịu nhẹ.

5.3. Phụ nữ sau sinh uống sữa đậu nành được không?

Hỏi: Chào chuyên gia, tôi mới sinh cháu và rất thèm uống sữa đậu nành. Khoảng thời gian này tôi có uống sữa đậu này được không?

Đáp: Chào bạn, sữa đậu nành là loại thức uống tốt cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau sinh nên bạn hoàn toàn của thể uống nó. Chẳng những không có hại mà sữa đậu nành còn bổ sung sắt, canxi, protein, tăng cường nội tiết tố nữ… .

Nhưng chỉ uống tối đa 500ml mỗi ngày và nhớ phải đun sôi để diệt khuẩn trước khi uống nhé! Đặc biệt là không nên uống vào buổi tối vì nó có thể gây mất ngủ. Không nên uống sữa đậu nành và ăn trứng cùng nhau vì nó có thể gây rối loạn tiêu hóa.

5.4. Phụ nữ sau sinh bị khô hạn phải làm sao? 

Hỏi: Chào chuyên gia, sau sinh tôi thấy âm đạo mình bị khô hạn nên rất khó chịu. Tôi băn khoăn không biết tình trạng này xảy ra có làm sao không và tôi cần làm gì để khắc phục nó? Mong chuyên gia tư vấn cho tôi.

Đáp: Chào bạn, khô hạn âm đạo sau sinh là vấn đề hoàn toàn bình thường do lúc này bạn đã bị mất cân bằng nội tiết estrogen. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Cải thiện chế độ ăn uống: Ăn nhiều rau xanh, bổ sung thực phẩm chứa vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12), bổ sung thực phẩm giàu estrogen (tinh chất mầm đậu nành, giá đỗ, sữa,…).
  • Cải thiện chế độ sinh hoạt.
  • Luyện tập thể dục thể thao để có sức khỏe dẻo dai.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Kéo dài màn dạo đầu khi quan hệ và chuẩn bị tâm lý, nuôi dưỡng cảm xúc trước mỗi “cuộc yêu”.
  • Sử dụng gel bôi trơn tại chỗ để khắc phục tạm thời trước khi quan hệ.
  • Sử dụng các loại thảo dược dạng viên.
  • Bổ sung estrogen bằng hormone thay thế HRT.
  • Dùng sản phẩm chức năng để hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ.
  • Tránh dùng sản phẩm vệ sinh âm đạo có nồng độ axit cao.

5.5. Phụ nữ sau sinh bao lâu dùng mỹ phẩm?

Hỏi: Chào chuyên gia, sau sinh tôi thấy mình xuống sắc hẳn, da dẻ xấu hẳn đi nên muốn dùng mỹ phẩm. Nhưng tôi không biết phụ nữ sau sinh có dùng được mỹ phẩm không? Nếu  được thì sau sinh bao lâu có thể dùng? Mong chuyên gia tư vấn giúp tôi

Đáp: Chào bạn, phụ nữ sau sinh có thể dùng mỹ phẩm nhưng dùng loại nào còn tùy thuộc vào khoảng thời gian. Cụ thể như sau:

  • Ngay sau khi sinh thì bạn không được dùng mỹ phẩm vì lúc này da bạn còn mỏng manh, nhạy cảm, da bé cũng vậy. Nếu bạn dùng thì sẽ ảnh hưởng đến da bé, có thể ảnh hưởng đến cả chất lượng sữa và sức khỏe của bé.
  • Sau khi sinh 3 tháng, bạn có thể dùng mỹ phẩm an toàn, tự nhiên ở mức độ vừa phải. Hai loại mỹ phẩm có thể dùng là kem dưỡng ẩm chiết xuất từ thiên nhiên, dành cho phụ nữ đang mang bầu và cho con bú; kem chống nắng dạng gel có chỉ số SPF vừa phải, thẩm thấu nhanh.
  • Sau khi sinh 6 tháng, bạn có thể sử dụng mỹ phẩm có chất tẩy mạnh như mặt nạ dưỡng trắng, kem dưỡng trắng, rạn da, trị thâm nám, mụn…

Xem thêm: Mỹ phẩm cho phụ nữ sau sinh

5.6. Phụ nữ sau sinh có dùng được nhung hươu không? 

Hỏi: Chào chuyên gia. Nhung hươu là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng tôi không biết phụ nữ sau sinh có thể dùng nhung hươu được không. Vì thế, tôi muốn hỏi chuyên gia điều này.

Đáp: Chào bạn, không chỉ tốt cho sức khỏe người bình thường mà nhung hươu còn rất tốt cho phụ nữ sau sinh nên có thể dùng bình thường, bạn nhé! Cụ thể, nhung hươu mang đến các tác dụng dưới đây:

  • Cung cấp chất dinh dưỡng để tăng cường sinh lực, bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe nhanh chóng, tạo ra nguồn sữa dồi dào và chất lượng
  • Hỗ trợ phát triển hệ xương, răng; giảm tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, kém phát triển ở trẻ
  • Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng của cả mẹ và bé, giúp ngủ tốt và ăn ngon hơn
  • Cân bằng hormone, khắc phục tình trạng âm đạo khô, giảm ham muốn
  • Hạn chế tình trạng tắc tia sữa, cứng và tê buốt tay chân, đau cơ, mỏi vai,…
  • Bù đắp lượng hồng cầu đã mất khi sinh con

Tuy nhiên, bạn không nên dùng nhung hươu nếu cơ địa bị dị ứng, nóng trong người, đau bụng đi ngoài, huyết áp cao, viêm thận.

Khi sử dụng nhung hươu tươi hoặc khô bạn cần có thời gian chế biến. Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể dùng thực phẩm chức năng Viên nhung hươu để thay thế. Viên nhung hươu với thành phần chính là nhung hươu Siberia Liên Bang Nga kết hợp với huyết hươu khô giúp bổ máu, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe.

Xem thêm: Tại sao nên bổ sung nhung hươu cho phụ nữ sau sinh

5.7. Vitamin E nào tốt cho phụ nữ sau sinh? 

Hỏi: Chào chuyên gia. Tôi mới sinh cháu và được mọi người khuyên nên dùng vitamin E vì nó rất tốt. Điều này có đúng không ạ?

Đáp: Chào bạn. Đúng là vitamin E rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Nó có nhiều tác dụng như giúp làn da mịn màng, hỗ trợ tăng tiết sữa sau sinh, duy trì chức năng cơ quan tình dục,… Bạn nên chọn của thương hiệu uy tín và bổ sung đúng liều lượng 19mg/ngày là được. Dưới đây là 2 nguồn cung cấp vitamin E mà bạn có thể bổ sung:

  • Thực phẩm: Dầu thực vật (dầu gạo, dầu hướng dương, dầu đậu nành,…), trứng, bơ, rau có màu xanh (rau mồng tơi, bông cải xanh, rau chân vịt, rau cải xanh…), ngũ cốc, các loại hạt (hạt dẻ, hạnh nhân,…), củ cải, bí ngô,…
  • Thực phẩm chức năng: Viên nhung hươu TW3, vitamin E đỏ của Nga, vitamin E NNO, vitamin E DHC, Healthy care Vitamin E 500IU,…

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp phụ nữ sau sinh giải đáp được những băn khoăn và cách chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tốt nhất có thể.

Video liên quan

Chủ đề