Đẻ sinh đôi được nghỉ bao lâu

Hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi có một thai bị chết

Lao động nữ bên em mang thai đôi khi sinh có 1 bé bị chết sau đó 2 ngày; bé còn lại khỏe mạnh bình thường. Xin hỏi chị ấy được nghỉ hưởng chế độ trong bao lâu và em phải điền mẫu như thế nào ạ?

  • Dịch vụ giải quyết chế độ bảo hiểm trọn gói
  • Thời gian đóng BHXH để tính điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con
  • Thai 40 tuần bị thai chết lưu có được hưởng chế độ thai sản không?

Tư vấn bảo hiểm xã hội

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Tổng đài bảo hiểm xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Thứ nhất, hưởng chế độ thai sản khi người lao động sinh đôi và có 1 con mất

Căn cứ Khoản 3 Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định:

“Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết hoặc chết lưu thì chế độ thai sản được giải quyết đối với con còn sống. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.”

Theo quy định trên, nếu lao động nữ sinh đôi mà có thai bị chết sau khi sinh thì chế độ thai sản được giải quyết đối với thai còn sống. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ được tính theo số con sinh ra.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn sinh đôi nhưng có 01 chết sau sinh nên bạn vẫn được nghỉ 07 tháng (theo Khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014).

Thứ hai, điền mẫu 01B-HSB

Bạn điền vào phần III thuộc mục B của mẫu 01B-HSB được ban hành kèm theo Quyết định 166/2019/QĐ-BHXH như sau:

Cột A: Ghi số thứ tự.

Cột B: Ghi Họ và Tên của người lao động nữ  trong đơn vị sinh con.

Cột 1: Ghi mã số BHXH của người lao động nữ trong đơn vị sinh con.

Cột 2: Ghi ngày/tháng/năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định.

Cột 3: Ghi ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định.

Cột 4: Ghi tổng số ngày thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết (07 tháng ghi 07). 

Cột C: Ghi số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh nơi người lao động mở tài khoản; trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân thì bỏ trống.

Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172

Ví dụ: Số tài khoản ********, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long

Cột D: Ghi chỉ tiêu xác định điều kiện, mức hưởng (Chỉ kê khai đối với đơn vị thực hiện giao dịch điện tử không gửi kèm theo chứng từ giấy): Ghi ngày tháng năm sinh của con.

Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2018  thì ghi: 05/4/2018

Cột E: bỏ trống không ghi.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số  bài viết:

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Nghỉ thai sản được trợ cấp từ BHXH có được nhận lương nữa không?

Có bầu 2 tháng mới đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng thai sản không?

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

  • Điều kiện để người lao động nữ được hưởng chế độ khi sinh đôi
  • Người lao động sinh đôi được hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Chế độ thai sản được nhiều lao động, đặc biệt lao động nữ quan tâm. Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi rất lớn mà người lao động nữ khi sinh con được hưởng. Đặc biệt nhiều lao động nữ khi mang thai đôi thắc mắc liệu chế độ thai sản của mình ra sao và có khác biệt gì so với mang thai một bình thường hay không. Người lao động sinh đôi được hưởng chế độ thai sản như thế nào được chúng tôi đưa ra giải đáp giúp quý khách hàng. Mong những thông tin sẽ hữu ích cho bạn đọc quan tâm.

Điều kiện để người lao động nữ được hưởng chế độ khi sinh đôi

Để biết được Người lao động sinh đôi được hưởng chế độ thai sản như thế nào thì trước hết người lao động cần đáp ứng yêu cầu về điều kiện theo quy định pháp luật. Theo đó tại quy định khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động nữ để được hưởng chế độ nghỉ thai sản sinh đôi thì: 

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy để được hưởng chế độ thai sản thì lao động nữ cần đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh để đảm bảo điều kiện hưởng chế đô thai sản cho phụ nữ sinh con.

Vậy khi đã đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản thì Người lao động sinh đôi được hưởng chế độ thai sản như thế nào sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo bài viết.

Người lao động sinh đôi được hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Người lao động sinh đôi được hưởng chế độ thai sản như thế nào và liệu có khác nhiều so với sinh một hay không?

Thứ nhất: Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Theo quy định tại khoản 1 Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

“1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”

Như vậy trường hợp lao động nữ sinh đôi thì ngoài 6 tháng nghỉ thai sản bình thường sẽ được nghỉ thêm 1 tháng nữa. Tổng cộng khi sinh đôi lao động nữ được hưởng chế độ thai sản với thời gian nghỉ là 07 tháng khi sinh đôi.

Thứ hai: Quy định về mức hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi

Căn cứ Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về mức hưởng chế độ thai sản như sau:

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”

Vậy mức lương hưởng chế độ thai sản được tính như sau

Mức lương hưởng chế độ thai sản = 100% mức bình quân tiền lương, tiền công 6 tháng liền kề trước khi nghỉ sinh * số tháng nghỉ sinh con (7 tháng)

Thứ ba: Mức hưởng trợ cấp 01 lần khi sinh con

Căn cứ Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về trợ cấp một lần khi sinh con như sau:

“ Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Ngoài được hưởng chế độ tiền lương 07 tháng sinh con thì người lao động nữ khi sinh con còn được hưởng trợ cấp 1 lần. Trong trường hợp sinh đôi được hưởng chế độ trợ cấp một lần với mỗi con bằng 02 tháng lương cơ sở. Cụ thể căn cứ theo mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng thì khi người lao động nữ sinh đôi sẽ  được nhận mức trợ cấp xã hội 1 lần như sau:

Mức trợ cấp 1 lần khi sinh đôi= 1.490.000 x 2 x 2 = 5.980.000 đồng

Trên đây là phân tích của chúng tôi về quy định pháp luật hiện hành đối với vấn đề Người lao động sinh đôi được hưởng chế độ thai sản như thế nào? Để bạn đọc có thể tham khảo. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Chủ đề