Điện áp ra loa là bao nhiêu năm 2024

Mạch công suất âm thanh là gì là câu hỏi cần giải đáp của nhiều khách hàng, đặc biệt là những người mới bắt đầu tìm hiểu về thiết bị âm thanh. Hãy theo chân Tech Sound Việt Nam tìm hiểu khái niệm, tính chất đặc trưng và phân loại cụ thể mạch công suất âm thanh qua bài viết dưới đây.

1. Giải đáp mạch công suất âm thanh là gì?

Mạch công suất âm thanh là một thành phần quan trọng trong hệ thống âm thanh, chịu trách nhiệm biến đổi tín hiệu âm thanh điện analog thành công suất âm thanh đủ lớn để đánh động loa và tái tạo âm thanh. Mạch này đóng vai trò cầu nối giữa các thiết bị nguồn âm thanh như ampli hoặc receiver và loa. Công suất là đại lượng đo lường độ lớn của âm thanh được tạo ra và tính bằng đơn vị watt (W).

Cấu trúc của loại này này bao gồm các thành phần chính như transistor hoặc kết hợp của nhiều transistor, điện trở, tụ điện để điều chỉnh và cải thiện chất lượng âm thanh. Nhiệm vụ chính của mạch công suất là tăng độ biến đổi của tín hiệu điện âm thanh đầu vào, từ đó đáp ứng nhu cầu của loa, giúp âm thanh phát ra từ loa trở nên lớn và rõ ràng hơn.

Mạch công suất âm thanh có thể được thiết kế dưới nhiều dạng khác nhau như Class A, Class B, Class AB, hoặc Class D. Mỗi dạng có những đặc điểm riêng và phù hợp với các ứng dụng khác nhau. Mục tiêu của mạch công suất âm thanh là giúp tín hiệu âm thanh được truyền từ nguồn đến loa mà không bị biến đổi quá nhiều, đồng thời đảm bảo độ tin cậy và hiệu suất của hệ thống âm thanh.

\>>> Xem thêm: Loa monitor là gì? Cấu tạo và chức năng chi tiết

2. Đặc điểm của mạch công suất âm thanh

Như đã đề cập ở trên, mạch công suất âm thanh có nhiều dạng khác nhau. Mỗi dạng sẽ có đặc điểm riêng về cấu tạo, khả năng hoạt động. Tuy nhiên, các dạng mạch công suất đều mang một số đặc điểm chung như sau:

  • Nhận tín hiệu đầu vào từ nguồn phát, biến thành công suất âm thanh đủ mạnh để chuyển tới loa
  • Công suất đầu ra được đo bằng đơn vị W
  • Ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh cuối cùng
  • Thường cấu tạo từ transistor, điện trở, tụ điện…
  • Mạch phải tương thích với loa để quá trình sử dụng diễn ra ổn định, an toàn

3. Mạch công suất âm thanh có những loại nào?

  • Mạch dùng đèn điện tử

Loại mạch công suất âm thanh này có tổng trở ra loa thùng là 4.8Ω. Hiện nay, mạch dùng đèn điện tử không còn được sử dụng phổ biến cho các thiết bị âm thanh như những loại mạch khác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bắt gặp mạch trong các dòng amplifier cho đàn guitar hoặc amply để nghe đĩa nhạc Vinyl cổ điển.

Khi sử dụng mạch dùng đèn điện tử, bạn cần lưu ý không để sút dây loa hoặc cho máy chạy mà không có loa. Nguyên nhân là do điều này khiến biến áp xuất âm của mạch bị cháy, hư hỏng.

  • Mạch sử dụng transistor và có biến áp xuất âm

Đây là loại mạch công suất âm thanh có thể dùng điện áp nguồn thấp, thuận lợi khi bạn sử dụng nguồn điện bình. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể dùng biến áp nâng tổng trở và điện áp ngõ lên cao, có lợi khi dùng nhiều loa nhỏ hoặc dẫn loa đi đường dài. Lúc này, bạn có thể tắt hoặc mở nhiều loa mà không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thống.

Nhìn chung, mạch sử dụng transistor và có biến áp xuất âm khá bền bỉ, chịu được việc sút hoặc chạm chập dây loa mà không lo bị chập cháy. Tổng trở của mạch có 2 loại, bao gồm cao là 75 - 100 Volt, thấp là 4.8Ω.

  • Mạch dùng FET hoặc transistor, không biến áp suất âm

Các thiết bị dùng mạch công suất này thường có công suất lớn, âm thanh trung thực. Tuy nhiên, thiết bị chỉ có thể hoạt động với tổng trở thấp là 4.8Ω, thậm chí là 2Ω. Mạch dùng FET hoặc transistor, không biến áp suất âm không bị ảnh hưởng nếu không có loa hoặc bị sút dây. Tuy nhiên, thiết bị sẽ bị cháy ngay lập tức nếu chập đường dây loa. Vì vậy, bạn cần chú ý về vấn đề này.

  • Mạch cầu nối

Đây không phải là loại mạch công suất riêng mà là cách đấu nối ngõ ra loa. Theo đó, 2 mạch công suất chạy biệt lập và giống hệt nhau được đấu chung. Các tín hiệu đầu vào được bố trí ngược pha nhau ở 2 cổng vào. Trong khi đó, ngõ ra là 2 đầu nóng của đường ra đây nguội và đường ra loa được đấu nối tiếp nhau.

Theo cách tính của toán học, việc dòng ra và điện áp được đấu nối theo cách này sẽ cho ra công suất cao gấp 4 lần công suất định danh. Các bộ công suất lớn hay bộ khuếch đại có khả năng nối cầu đều khá nặng, cần bộ nguồn và bộ biến áp lớn.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhằm giúp bạn trả lời câu hỏi mạch công suất âm thanh là gì. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có góc nhìn rõ hơn về vấn đề này. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ ngay với Tech Sound Việt Nam để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Phòng 20m2 nên dùng loa công suất bao nhiêu?

Chính vì vậy, chúng ta cần nắm được cách chọn loa với mức công suất phù hợp theo không gian phòng như sau: Diện tích nhỏ hơn 10m2: Sử dụng loa có công suất nhỏ hơn 50W. Diện tích từ 10m2 ~ 15m2: Sử dụng loa có công suất từ 50W ~ 100W. Diện tích từ 15m2 ~ 20m2: Sử dụng loa có công suất từ 100W ~ 150W.

Công suất định mức của amply là gì?

Công suất của amply sẽ phản ánh tình trạng các tín hiệu âm thanh và độ khuếch đại âm của nó như thế nào. Trong khi đó, công suất loa sẽ cho biết về độ lớn của âm lượng.

Công suất của loa có ý nghĩa gì?

Công suất loa là một thông số kỹ thuật thể hiện độ lớn của âm lượng. Đơn vị đo công suất loa là watt (W). Công suất của loa có thể từ một vài watt đến vài nghìn watt. Công suất loa gồm 2 loại là: Công suất thực RMS và công suất cực đại PMPO.

Loa 4 ôm là bao nhiêu W?

Với loa 8 ohm, công suất đầu ra tối đa sẽ là 215 watt. Với loa 4 ohm, công suất đầu ra tối đa sẽ là 350 watt. Với loa 2 ohm, công suất đầu ra tối đa sẽ là 550 watt.

Chủ đề