Doanh thu ngành sữa Việt năm 2022

Nhà cung cấp thông tin(ICP): Thông tấn xã Việt Nam | ISSN : 1606 - 0261 Giấy phép số 137/GP-BTTTT cấp ngày 17/03/2022 Cơ quan chủ quản: Thông tấn xã Việt Nam | Tổng Biên tập: Nguyễn Thắng Địa chỉ: 79 Lý Thường Kiệt - Hà Nội Tel. (84-24) 39332300 | Fax:(84-24) 3933 2291 Email:

Bản quyền © Báo ảnh Việt Nam

Những dự báo mới nhất từ Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) cho thấy trong tháng 11/2022 này, giá sữa trong nước sẽ tiếp tục ổn định khi nhu cầu không có nhiều đột biến và giá nguyên liệu đầu vào có xu hướng giảm.

“Khúc ngoặt” giá sữa nguyên liệu

Số liệu cho thấy kim ngạch nhập khẩu (NK) mặt hàng sữa trong tháng 10/2022 ước đạt 80 triệu USD, giảm 5,9% so với tháng 9/2022. Ước tính kim ngạch NK sữa trong 10 tháng năm 2022 đạt 1,07 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Doanh thu ngành sữa Việt năm 2022

Trong tháng 11, giá sữa trong nước sẽ tiếp tục ổn định khi nhu cầu không có nhiều đột biến.

Giá sữa nguyên liệu thế giới trong 2 tháng cuối năm nay được dự báo sẽ khó tăng cao. Đó là vì lạm phát toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều nước tiếp tục tăng lãi suất, nên sẽ ảnh hưởng lớn đến tiêu dùng.

Tuy vậy, nếu so sánh so với tháng 10/2021, giá các mặt hàng sữa nguyên liệu trong tháng 10/2022 vẫn tăng, chủ yếu do nguồn cung eo hẹp. Tuy nhiên, mức tăng đã thu hẹp đáng kể so với các tháng đầu năm 2022.

Cụ thể, giá sữa bột gầy tại Tây Âu, châu Úc và Nam Mỹ lần lượt tăng 6,3%, 0,7% và 35,3%. Giá sữa bột nguyên kem tại Tây Âu và Nam Mỹ lần lượt tăng 15,8% và 25,6%.

Trong khi đó, 60% nguyên liệu để sản xuất sữa bột ở Việt Nam là NK, nên giá nguyên liệu tăng trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp (DN) ngành sữa Việt.

Vì thế, cách đây vài tháng, khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao (tăng khoảng 60-70%, thậm chí có nhóm tăng 100%) khiến cho nhiều DN ngành sữa chịu nhiều áp lực, xem đó là “khúc ngoặt” của tăng trưởng. Nhất là đẩy chi phí sản xuất lên cao, điều chỉnh tăng giá bán sữa ra thị trường trước mối lo ảnh hưởng đến sức mua.

Điều này có thể thấy rõ từ đầu năm đến tháng 9/2022, một số DN sản xuất, nhập khẩu sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đã điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm trong phạm vi 5%. Cụ thể như Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam (tháng 2/2022), Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A (tháng 3 và 9/2022), Công ty Mead Johnson Việt Nam (tháng 4/2022), Công ty TNHH Nestlé Việt Nam (tháng 4, 7 và 9/2022), CTCP Sữa Việt Nam (tháng 4 và 5/2022). Còn trong tháng 10/2022, giá sữa bán lẻ trong nước tương đối ổn định.

Việc điều chỉnh tăng giá này được cho là vẫn khá thấp so với việc tăng giá sữa nguyên liệu đầu vào. Ngoài việc tăng giá sữa nguyên liệu thì giá đường thô tăng cũng là một yếu tố quan trọng khác khiến chi phí đầu vào của các DN ngành sữa tăng vọt. Theo dự phóng giá đường trong nước vào cuối năm 2022 sẽ còn tăng 10% so với giá đường trong tháng 8/2022.

Chính vì vậy, trước việc chịu tác động tiêu cực kép do giá đường thô và sữa nguyên liệu tăng, giới phân tích nhận định tỷ suất lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất sữa trong năm 2022 này có thể sẽ bị “sứt mẻ”, thấp hơn so với các năm trước đó.

Chờ cải thiện xuất khẩu

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu (XK) sữa của Việt Nam có xu hướng giảm từ đầu năm đến nay do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm vì ảnh hưởng của lạm phát leo thang. Hiện chưa có số liệu mới nhất về XK sữa trong tháng 10/2022, nhưng trong 9 tháng 2022, kim ngạch XK sữa chỉ đạt 175,2 triệu USD, giảm 30,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Kim ngạch XK các mặt hàng sữa chính đều giảm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sữa bột đạt trị giá cao nhất là 78,6 triệu USD, giảm 37,2%; sữa bột nguyên kem đạt 39,1 triệu USD, giảm 13,8%. Kim ngạch XK một số mặt hàng khác cũng sụt giảm như sữa đặc có đƣờng giảm 26,2%; sữa chua giảm 81,3%.

Kim ngạch XK sữa sang một số thị trường chính đều giảm. Trong đó, thị trường XK lớn nhất là Irắc đạt 92,5 triệu USD, giảm 60%; Campuchia giảm 24,2%; Hồng Kông giảm 28,2%.

Riêng kim ngạch XK sữa sang thị trường Trung Quốc không tăng trưởng như kỳ vọng khi ký kết Nghị định thư về XK sữa sang Trung Quốc (chỉ tăng nhẹ 0,1% trong 9 tháng năm 2022, đạt 4,8 triệu USD).

Nguyên nhân do dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng làm giảm nhu cầu tại thị trường tiêu thụ nội địa Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tới cả quá trình lưu thông và vận chuyển qua biên giới với Trung Quốc đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam.

Trong thời gian tới, theo giới chuyên gia, XK sữa của Việt Nam sẽ chuyển hướng mở rộng sang một số thị trường Đông Nam Á, chẳng hạn như Philippines.

Với những yếu tố bất lợi như nêu trên, từ tăng giá nhập khẩu nguyên liệu cho đến giảm kim ngạch XK, để các DN ngành sữa tìm kiếm lợi nhuận đang đòi hỏi giá sữa nguyên liệu có tính ổn định hợp lý. Và điều quan trọng trong lúc này là các DN phải biết cân đối chi phí để có giá sản phẩm hợp lý nhằm tránh mất thị phần sữa vào tay đối thủ.

Bên cạnh đó, để giữ vững và mở rộng thị phần nhằm đảm bảo tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, các DN ngành sữa cần tiếp tục linh hoạt tái cấu trúc sản phẩm, cải tiến liên tục để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cũng như đón đầu và tạo nên xu hướng, có năng lực đáp ứng cho các phân khúc, nhu cầu.

Ngoài ra, hoạt động XK của các DN ngành sữa Việt cũng cần được cải thiện, xem đây là kênh quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng. Hơn nữa, mặc dù một số thương hiệu sữa trong nước thống lĩnh thị trường thì việc cạnh tranh từ các thương hiệu nước ngoài vẫn hiện hữu và ngày càng gay gắt hơn. Vì thế, nếu DN nào đứng yên, không chuyển động thì nguy cơ tụt hậu, bị mất thị phần là khó tránh khỏi.

Thế Vinh

Theo ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam - VDA, ngành sữa đã và đang nỗ lực góp phần đóng góp tích cực vào công cuộc phục hồi nền kinh tế của đất nước sau đại dịch.

Doanh thu ngành sữa Việt năm 2022
Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam - VDA phát biểu tại họp báo

Chiến lược của ngành sữa Việt Nam là từng bước phát triển bền vững, theo hướng hiện đại, đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm, ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, tạo khả năng cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội. 

Trong hai năm 2020 - 2021, mặc dù khó khăn vì dịch bệnh doanh thu thị trường sữa Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 113.700 tỷ đồng và năm 2021 ước đạt 119.300 tỷ đồng. 

Tăng trưởng doanh thu ngành sữa chủ yếu nhờ vào 2 mảng chính là sữa bột và sữa nước. Hàng năm, sản lượng sữa luôn được duy trì đà tăng trưởng: theo Tổng cục Thống kê, sản lượng sữa nước của cả nước năm 2021 ước đạt 1.770,1 triệu lít, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Sản lượng sữa bột tính chung năm 2021 đạt 151,5 nghìn tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng sữa bò tươi nguyên liệu năm 2021 ước đạt 1.200 nghìn tấn, tăng 10,5% so với năm 2020, khai thác từ đàn bò sữa 375,2 ngàn con, tăng 13,2%.

Năng suất sữa bình quân cả nước năm 2010 đạt 3,0 tấn/bò vắt sữa/năm đến nay tăng lên 4,76 tấn/bò vắt sữa, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,7%/năm. 

Trong nhiều năm qua, một số doanh nghiệp đã chủ động xúc tiến tìm thị trường xuất khẩu sang các quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu sữa tăng lên trong các năm 2020 và 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt gần 300 triệu USD.

Đến nay, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người là 27 lít/người/năm. Dự báo mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người hàng năm sẽ tiếp tục tăng 7-8%.

Nói về các giải pháp nhằm nâng cao quy mô, sản lượng ngành sữa, theo ông Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn, xã hội càng ngày càng phát triển, nhu cầu về sữa của người tiêu dùng trên thế giới và trong nước ngày càng cao, vì thế, thị trường sữa rất sôi động đặc biệt về sữa tươi.

Trước yêu cầu đó, Việt Nam cần và phải phát triển nhanh hơn, nhiều hơn về đàn bò sữa, về sản lượng và chất lượng sữa. Song song việc khuyến khích các Công ty lớn đầu tư chăn nuôi bò sữa tập trung công nghiệp, Việt Nam cần chú ý nhiều hơn cho chăn nuôi bò sữa quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt quy mô hộ gia đình.

"Đồng thời cần áp dụng các biện pháp, các tiến bộ kỹ thuật về chọn, nuôi giữ giống; kỹ thuật chế biến thức ăn; kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh; kỹ thuật khai khác, bảo quản sữa trước khi chế biến; tăng cường liên doanh, liên kết; hỗ trợ giúp đỡ nhau mỗi khi có biến động về thị trường", ông Giao nêu.

Trong điều kiện bình thường mới, để tiếp tục tạo điều kiện cho ngành sữa Việt Nam hội nhập phát triển bền vững, góp phần vào công cuộc phục hồi kinh tế sau đại dịch, “Triển lãm Quốc tế ngành Sữa và sản phẩm Sữa lần thứ 3 - VIETNAM DAIRY 2022” sẽ được tổ chức sau khi đã bị trì hoãn 2 lần vào năm 2021.

VIETNAM DAIRY 2022 là triển lãm quốc tế về sữa, sản phẩm sữa duy nhất được tổ chức tại Việt Nam. Sản phẩm trưng bày và giới thiệu tại triển lãm bao gồm: Sữa và sản phẩm sữa, nguyên liệu phụ gia sử dụng trong ngành sữa; giống bò sữa; thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y dùng cho bò sữa; máy móc trong chăn nuôi bò sữa, hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng an toàn thực phẩm; ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển sản xuất, chế biến sữa…

Triển lãm sẽ là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, làm cầu nội cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, tăng cường khả năng hợp tác đầu tư, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh hướng tới sự phát triển bền vững cho ngành Sữa Việt Nam.

Triển lãm sẽ diễn ra từ 31/5 - 4/6/2022 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, cũng là dịp thế giới kỷ niệm 2 sự kiện lớn đó là: Ngày Quốc tế Thiếu Nhi 1/6, ngày mà người lớn trao gửi yêu thương, dành những gì tốt đẹp nhất cho Trẻ em và Ngày Sữa Thế giới - World Milk Day - ngày 1/6.