Đội mũ bảo hiểm giảm bao nhiêu chấn thương sọ não

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy, nhằm giảm thiểu hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, đặc biệt là giảm số ca tử vong do chấn thương sọ não khi bị TNGT đối với người ngồi trên môtô, xe gắn máy. Điều này cho thấy, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy là vô cùng quan trọng và rất cần thiết, cần được tiến hành đồng bộ và kiên quyết.

Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết 32 của Chính phủ ý thức đội mũ bảo hiểm của người tham gia giao thông được nâng lên. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị LTVT quy định mọi cán bộ, công chức... khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm khi ra, vào cổng cơ quan bằng phương tiện xe gắn máy. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp đội mũ có tính chất đối phó với cơ quan hoặc khi có lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát. Một số người “lý luận”: Đội mũ khó quan sát, vướng; có người đội mũ sợ hỏng một kiểu tóc đẹp, hoặc đội mũ thấy “nóng” da đầu hay bị ngứa, nấm v.v và v.v... Có “một ngàn lẻ một” lý do mà người ta nói ra biện minh cho việc không đội mũ bảo hiểm. Những điều đó chỉ là ngụy biện. Có người đội mũ nhưng không cài quai, hoặc đội mũ không phải là mũ bảo hiểm mà là mũ bảo hộ lao động. Có trường hợp chỉ mua những chiếc mũ rẻ tiền, chất lượng kém, đội cho có. Giả sử có việc xảy ra, tác dụng “bảo hiểm” sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, xương sọ của con người có thể bị vỡ ở tốc độ va đập với vận tốc 30km/h và não có thể bị tổn thương ở tốc độ chỉ 11km/h. Đó là những căn cứ khoa học để nhiều quốc gia trên thế giới còn quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với cả người đi xe đạp. ở nước ta, đa số xe máy lưu hành có phân khối nhỏ (dưới 125cc), tốc độ lưu hành trong đường đô thị thường chỉ từ 30 - 40km/h. Với tốc độ này, nếu bị tai nạn, nguy cơ xương sọ bị vỡ, lún và não bị tổn thương là rất lớn. Hiện nay, ở nước ta trên 90% phương tiện tham gia giao thông trên đường là môtô, xe gắn máy. Theo thống kê, mỗi ngày có hàng chục người chết, trên 75% số vụ tai nạn do môtô, xe gắn máy gây ra. Những chấn thương do tai nạn giao thông thường rất đa dạng, tuy nhiên những nguyên nhân gây đến tử vong đa phần do chấn thương sọ não, trường hợp nếu có qua khỏi thường để lại di chứng rất nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần của nạn nhân. Nhiều trường hợp gặp hậu quả xấu do không đội mũ bảo hiểm.

Thực tiễn cho thấy, tác dụng to lớn của việc đội mũ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy. Tuy nhiên, để việc đội mũ bảo hiểm trở thành thói quen của mọi người không phải “một sớm, một chiều” là có được, mà phải là một quá trình, có sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của công tác tuyên truyền, giáo dục kết hợp với những chế tài đồng bộ và kiên quyết. Hơn ai hết, chính những người tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy phải nâng cao nhận thức, có ý thức biết tự bảo vệ mình. Đội mũ bảo hiểm là thể hiện trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Mọi người hãy tự giác thực hiện.

PhuThoPortal (Nguồn giaothongvantai.com.vn)

Theo thông tin từ hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm, sáng 15/12, hiệntỷ lệ người dân chấp hành đã đạt hơn 90%, qua đó góp phần kéo giảm số người chết vì tai nạn giao thông xuống dưới 9.000 người mỗi năm.

Việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm cũng đã giúp hạn chế thương tích nặng, đặc biệt là chấn thương sọ não đối với người đi môtô, xe gắn máy.

Theo nghiên cứu của Quỹ phòng chống thương vong châu Á (AIP), các vụchấn thương do tai nạn giao thông giảm rõ rệt ngay sau khi có quy định đội mũ bảo hiểm. Năm 2007, cả nước có 10.200 vụ tai nạn giao thông đã giảm xuống còn hơn 7.700 vụ năm 2008, tỷ lệ tử vong giảm từ hơn 12.000 ca xuống còn hơn 11.000 ca cùng thời gian đó.

Đội mũ bảo hiểm giảm bao nhiêu chấn thương sọ não

Gần 10% người tham gia giao thông chưa chấp hành đội mũ bảo hiểm. Ảnh: Bá Đô.

Sau 10 năm thực hiện, Việt Nam đã ngăn chặn được hơn 500.000 ca chấn thương sọ não. Cụ thể,tỷlệ các bệnh nhân bị tổn thương não đã giảm từ 21% xuống 13%;bảo vệ hơn 15.000 mạng sống, tiết kiệm được hơn 3,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, theoông Khuất Việt Hùng- Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia,vấn đề còn tồn tại là tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em hiện chỉ ở mức 35 -40%. Bên cạnh đó, việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ kém chất lượng, mũ giả, mũ nhái kiểu dáng mũ bảo hiểm còn phổ biến, khiến tỷ lệ thương vong vẫn ở mức cao.

Ông Greig Craft, chủ tịch Quỹ AIP, cho rằng mũ bảo hiểm giả, mũ nhái chiếm tỷ lệ 50-60%. Do vậy, chính quyền cần tăng mức xử phạt và xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm trong sản xuất, kinh doanh loại hàng này;tăng cường thông tin cho người dân biết tác hại sử dụng mũ kém chất lượng.

Với tỷ lệ đội mũ bảo hiểm trẻ em còn thấp, ông Greig Graft nói, phụ huynh là đối tượng cần tuyên truyền hơn là học sinh vì cha mẹ dạy dỗ con cái hàng ngày. Ngoài ra, giáo viên trên lớp cũng cần thường xuyên nhắc nhở học sinh đội mũ bảo hiểm đến trường.

Đoàn Loan

Nhảy đến nội dung

Đội mũ bảo hiểm giúp giảm mạnh các ca chấn thương sọ não

Thứ Sáu, 17:44, 15/12/2017

Sáng nay (15/12), tại Hà Nội, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan thành viên và Quỹ phòng chống thương vong Châu Á (AIP), tổ chức Hội nghị  tổng kết 10 năm thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm với người đi mô tô, xe gắn máy tại Việt Nam. Hội nghị nhằm đánh giá toàn diện những thành tựu đạt được, bài học kinh nghiệm và những thách thức sau 10 năm thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm tại Việt Nam.

Đội mũ bảo hiểm giảm bao nhiêu chấn thương sọ não
Những ca chấn thương sọ não do tai nạn giao thông giảm nhiều trong 10 năm qua. Ảnh minh họa (TTXVN).

Sau 10 năm triển khai quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, tỷ lệ người chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đạt hơn 90%, góp phần quan trọng trong việc kéo giảm tai nạn giao thông trong 10 năm qua, đồng thời hạn chế những thương tích nặng, đặc biệt là những ca chấn thương sọ não do tai nạn giao thông gây ra.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, quy định đội mũ bảo hiểm đã ngăn ngừa 29 nghìn trường hợp chấn thương sọ não, tiết kiệm 31 triệu USD và giảm 2 nghìn 200 người chết mỗi năm. Còn theo số liệu thu thập tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Hải Dương, tỷ lệ tổn thương não nghiêm trọng đã giảm từ 21% năm 2007 xuống 13,6% năm 2016.

Năm 2016, cả nước có 47 triệu mô tô, xe gắn máy. Trung bình mỗi năm có 2,5 triệu xe máy mới đăng ký. Mô tô, xe gắn máy hiện vẫn là phương tiện giao thông phổ biến, chiếm số lượng lớn nhất khi tham gia giao thông.

Trong 10 năm qua, Cảnh sát giao thông toàn quốc xử lý gần 7 triệu trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Nhưng tới nay, vẫn còn gần 10% người dân không đội mũ bảo hiểm. Đặc biệt, tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em còn ở mức thấp, chỉ khoảng 35-40%. Bên cạnh đó, mũ bảo hiểm kém chất lượng, mũ giả, mũ nhái kiểu dáng còn phổ biến và đang là những tồn tại đặt ra cần có các giải pháp khắc phục./.

Đội mũ bảo hiểm giảm bao nhiêu chấn thương sọ não
Đội mũ bảo hiểm giảm bao nhiêu chấn thương sọ não

Hoài Lam/VOV- Trung tâm Tin

Đội mũ bảo hiểm giảm bao nhiêu chấn thương sọ não

VOV.VN - Rất đông nam thanh nữ tú đã đội mũ bảo hiểm, cầm chảo, ra phố đi bộ tham gia sự kiện "Cầm chảo chạy bộ quanh hồ Hoàn Kiếm".

Đội mũ bảo hiểm giảm bao nhiêu chấn thương sọ não

VOV.VN - Rất đông nam thanh nữ tú đã đội mũ bảo hiểm, cầm chảo, ra phố đi bộ tham gia sự kiện "Cầm chảo chạy bộ quanh hồ Hoàn Kiếm".

Đội mũ bảo hiểm giảm bao nhiêu chấn thương sọ não

VOV.VN - Đoạn clip ghi lại hình ảnh đoàn người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, còn dàn hàng, lạng lách trên quốc lộ 1A khiến nhiều người bức xúc.

Đội mũ bảo hiểm giảm bao nhiêu chấn thương sọ não

VOV.VN - Đoạn clip ghi lại hình ảnh đoàn người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, còn dàn hàng, lạng lách trên quốc lộ 1A khiến nhiều người bức xúc.