Đối tượng nào được hưởng 100 bảo hiểm y tế năm 2024

Từ ngày 01/07/2023, điều kiện để BHYT chi trả 100% phí khám chữa bệnh quy định thế nào? Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục thay đổi ra sao? Xem ngay.

Nội dung chính:

Điều kiện hưởng 100% bảo hiểm y tế cho chi phí khám chữa bệnh

Theo quy định chi trả bảo hiểm y tế, người tham gia BHYT sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh nếu chi phí cho một lần khám chữa bệnh dưới 15% mức lương cơ sở.

Theo đó, từ ngày 01/07/2023, mức lương cơ sở đã được điều chỉnh tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng. Với điều chỉnh này thì mức đóng, chế độ và quyền lợi hưởng BHYT khi khám chữa bệnh cũng sẽ có sự thay đổi.

Cụ thể:

  • Với mức lương cơ sở trước 01/07/2023 (1.490.000 đồng/tháng) thì mức hưởng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế dưới 223.500 đồng;
  • Với mức lương cơ sở từ 01/07/2023 (1.800.000 đồng/tháng) thì mức chi trả tối đa của bảo hiểm y tế cho một lần khám chữa bệnh là 270.000 đồng.

➨ Như vậy, người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng quy định của Luật Bảo hiểm y tế có tổng chi phí một lần khám chữa bệnh dưới 270.000 đồng thì sẽ được BHYT chi trả 100%.

Xem thêm:

\>> Cách tra cứu thời hạn, giá trị sử dụng thẻ BHYT;

\>> 3 cách thay thế thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh.

Thay đổi điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục

Để hưởng bảo hiểm xã hội 5 năm liên tục, người tham gia BHYT phải đáp ứng 3 điều kiện sau:

  1. Thời gian tham gia BHYT từ đủ 5 năm liên tục;
  2. Khám chữa bệnh đúng tuyến;
  3. Chi phí đồng chi trả của những lần khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng mức lương cơ sở (tức lớn hơn 10.800.000 đồng).

Song, do có sự điều chỉnh về mức lương cơ sở nên dẫn đến sự thay đổi về điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục. Cụ thể là thay đổi về chi phí đồng chi trả cho những lần khám chữa bệnh trong năm.

-

Chi tiết từng điều kiện và sự thay đổi về chi phí đồng chi trả của những lần khám chữa bệnh trong năm như sau:

1. Thời gian tham gia BHYT từ đủ 5 năm liên tục

Thời gian tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được ghi nhận trực tiếp trên thẻ BHYT. Theo đó, người tham gia BHYT khám chữa bệnh kể từ thời điểm này sẽ được hưởng quyền lợi BHYT 5 năm liên tục.

\>> Xem thêm: Quyền lợi đóng BHYT 5 năm liên tục.

2. Đi khám chữa bệnh đúng tuyến

Căn cứ theo , có 8 trường hợp khám bệnh chữa bệnh BHYT đúng tuyến. Cụ thể gồm các trường hợp sau:

  1. Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi ra đời;
  2. Người hiến bộ phận cơ thể phải điều trị ngay sau khi hiến;
  3. Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định;
  4. Người tham gia BHYT khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh được ghi trên thẻ BHYT;
  5. Người tham gia BHYT được chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT theo đúng quy định;
  6. Người tham gia BHYT trong tình trạng cấp cứu được đến bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào trên cả nước để cấp cứu;
  7. Người tham gia BHYT đăng ký cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện đi khám chữa bệnh ở các cơ sở khác cùng tuyến trên địa bàn tỉnh;
  8. Người tham gia BHYT có giấy tờ chứng minh đang ở địa phương khác trong thời gian, làm việc lưu động, công tác, tạm trú… đi khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương cơ sở đăng ký ban đầu ghi trên thẻ BHYT.

3. Chi phí đồng chi trả những lần khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở

➤ Chi phí đồng chi trả là gì?

Chi phí đồng chi trả (hay còn gọi là chi phí cùng chi trả) là khoản tiền mà người bệnh cùng chi trả với cơ quan BHXH theo tỷ lệ % được hưởng của loại thẻ BHYT.

Ví dụ:

Anh A có thẻ BHYT với tỷ lệ hưởng là 80%, anh A đi bệnh viện hết tổng chi phí thuộc phạm vi thanh toán của BHYT là 1.000.000 đồng. Lúc này, anh A được BHYT thanh toán 800.000 đồng, anh A tự chi trả 200.000 đồng.

Như vậy, số tiền 200.000 đồng này chính là chi phí cùng chi trả.

➤ Thay đổi về chi phí cùng chi trả của những lần khám chữa bệnh trong năm

Từ ngày 01/07/2023, do có sự thay đổi về mức lương cơ sở (tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.800.000 đồng/tháng) nên mức chi phí cùng chi trả trong năm của các lần khám, chữa bệnh cũng sẽ được điều chỉnh. Cụ thể là tăng từ 8.940.000 đồng lên thành 10.800.000 đồng (tương đương với 6 mức lương cơ sở).

Tóm lại, kể từ ngày 01/07/2023, người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên phải có chi phí cùng chi trả của những lần khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 10.800.000 đồng (tương đương 6 tháng lương cơ sở) mới được hưởng các quyền lợi bảo hiểm y tế 5 năm liên tục.

5 nhóm đối tượng được chi trả 100% bảo hiểm y tế (chi phí khám chữa bệnh)

Dưới đây là những trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến (cập nhật mới nhất năm 2023).

➤ Nhóm 1:

Nhóm này bao gồm:

  • Cựu chiến binh;
  • Đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
  • Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang được hưởng ;
  • Thân nhân của liệt sĩ: cha mẹ ruột, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ;
  • Người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Hộ gia đình nghèo;
  • Dân tộc thiểu số sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
  • Đối tượng đang sống ở xã đảo, huyện đảo hoặc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Lưu ý:

Các đối tượng được hưởng 100% bảo hiểm y tế chi phí khám chữa bệnh ở nhóm này thuộc diện áp giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, dịch vụ kỹ thuật và vật tư y tế.

➤ Nhóm 2:

Nhóm 2 bao gồm các đối tượng sau:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi;
  • Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
  • Người tham gia hoạt động cách mạng:
    • Trước ngày 01/01/1945;
    • Từ ngày 01/01/1945 đến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
  • Người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Thương binh, thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh và bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát hoặc có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81%.

Lưu ý:

Các đối tượng tham gia BHYT thuộc nhóm này sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, dịch vụ kỹ thuật và vật tư y tế.

➤ Nhóm 3: Người tham gia BHYT khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến xã.

➤ Nhóm 4: Người tham gia BHYT có chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (tương đương dưới 270.000 đồng).

➤ Nhóm 5: Người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (không bao gồm các trường hợp khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trái tuyến).

\>> Xem thêm: .

Thắc mắc thường gặp về điều kiện, đối tượng hưởng bảo hiểm y tế 100%

1. Điều kiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hưởng 100%?

Từ ngày 01/07/2023, người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến, đúng quy định của Luật Bảo hiểm y tế có tổng chi phí một lần khám chữa bệnh dưới 270.000 đồng (dưới 15% mức lương cơ sở) thì sẽ được BHYT chi trả 100%.

2. Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục?

Để được hưởng bảo hiểm xã hội 5 năm liên tục, người tham gia BHYT phải đáp ứng 3 điều kiện sau:

  1. Thời gian tham gia BHYT từ đủ 5 năm liên tục;
  2. Khám chữa bệnh đúng tuyến;
  3. Chi phí đồng chi trả của những khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

3. Quy định về số tiền đồng chi trả bảo hiểm khi khám chữa bệnh trong năm đối với người tham gia BHYT 5 năm liên tục

Do từ ngày 01/07/2023, lương cơ sở tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng nên người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên phải có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 10.800.000 đồng (tương đương 6 tháng lương cơ sở) mới được hưởng các quyền lợi BHYT 5 năm liên tục.

Bảo hiểm y tế khi nào được hưởng 100%?

Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, từ ngày 1.1.2015, người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh (KCB) trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến, sẽ được hưởng 100% chi phí KCB BHYT.nullĐóng BHYT 5 năm liền có được hưởng BHYT 100% không? - Hỏi đápbaohiemxahoi.gov.vn › hoidap › Pagesnull

Má bảo hiểm y tế AK là gì?

Mã thẻ “AK” là người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đang thường trú tại các xã an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.nullBổ sung mã đối tượng trên thẻ bảo hiểm y tế - Báo Quảng Nambaoquangnam.vn › bo-sung-ma-doi-tuong-tren-the-bao-hiem-y-te-3126418null

Làm sao để biết mức hưởng bảo hiểm y tế?

Mức hưởng bảo hiểm y tế được thể hiện trên thẻ BHYT Nhìn vào Ô thứ 2 - ký tự thứ 3 từ trái sang chúng ta sẽ biết được mức hưởng BHYT là bao nhiêu % (Căn cứ Quyết định 1351/QĐ-BHXH ngày 16/11/2015 về mã số ghi trên thẻ bảo hiểm y tế do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành).nullNhận biết mức hưởng BHYT trên mã số thẻ bảo hiểm y tế - eBHebh.vn › ban-se-biet-ngay-muc-huong-bhyt-chi-bang-cach-nhin-so-thenull

Giấy hẹn tái khám có hiệu lực trong bao lâu?

Về giấy hẹn tái khám (khám lại) theo quy định cũ, bệnh nhân được hẹn khám lại vào một thời điểm nhất định hoặc đến bất kỳ thời gian nào trước ngày hẹn khám lại nếu có dấu hiệu (triệu chứng) bất thường. Giấy hẹn chỉ có giá trị sử dụng 1 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được hẹn khám lại.nullLưu ý về thời hạn giấy hẹn khám lại để hưởng bảo hiểm y tếcongthuong.vn › luu-y-ve-thoi-han-giay-hen-kham-lai-de-huong-bao-hie...null

Chủ đề