Đơn khiếu nại gửi ở đâu

Khiếu nại giải quyết tranh chấp đất lên ủy ban nhân dân là quyền của đương sự khi cho rằng cơ quan có thẩm quyền giải quyết đất xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình. Thủ tục khiếu nại được pháp luật quy định cụ thể. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm rõ những quy định về khiếu nại đất cũng như cách thức thực hiện việc khiếu nại.

Quyền khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai được quy định theo pháp luật

>>> Xem thêm: Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Địa Giới Hành Chính

Khiếu nại tranh chấp đất đai là gì?

Khiếu nại tranh chấp đất đai là việc người sử dụng đất mặc dù được UBND cấp xã giải quyết tranh chấp đất nhưng họ không đồng ý với việc giải quyết nên thực hiện quyền khiếu nại việc giải quyết tranh chấp đất.

>> Xem thêm: Trình Tự Thủ Tục Yêu Cầu Giải Quyết Tranh Chấp Đất Của Chủ Tịch Huyện/Quận

Quyền khiếu nại là quyền của công dân khi cho rằng việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thỏa mãn và không bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai?

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của người khiếu nại

Khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải. Trường hợp không tự hòa giải thì nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải và xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Căn cứ theo quy định tại (Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013) và (Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) thì việc giải quyết tranh chấp đất đai khi có yêu cầu của đương sự được UBND cấp có thẩm quyền giải quyết.

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án.
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại BTNMT hoặc kiện lên Tòa án.

Nội dung đơn khiếu nại

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại
  • Tên đơn khiếu nại (Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai)
  • Tên người có thẩm quyền giải quyết hoặc cơ quan giải quyết
  • Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại của người khiếu nịa
  • Đối tượng bị khiếu nại. Nếu là quyết định hành chính thì ghi rõ cơ quan ra quyết định, ngày tháng năm ra quyết định, số quyết định.
  • Nội dung vụ việc (trình bày rõ ràng, ngắn gọn, trung thực về vụ việc, quyền và lợi ích bị xâm phạm)
  • Căm kết của người khiếu nại.
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …)

Thủ tục giải quyết khiếu nại

Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai đến cơ quan có thẩm quyền

Giải quyết khiếu nại lần đầu

Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến UBND có thẩm quyền. Người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo thụ lý vụ án trong thời hạn 10 ngày.

Bước 2: UBND có thẩm quyền tiến hành xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung đơn khiếu nại.

Bước 3: Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại. Kết quả đối thoại là một trong những căn cứ giải quyết khiếu nại.

Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho:

  • Người khiếu nại;
  • Người có quyền, nghĩa vụ liên quan;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có thể tiếp tục khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện Tòa án theo quy trình tố tụng.

Thủ tục khiếu nại lần hai

Bước 1: Thụ lý giải quyết khiếu nại.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và gửi văn bản thông báo cho người khiếu nại.

Bước 3: Nếu không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo.

Bước 4: Xác minh nội dung khiếu nại

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại.

  • Tổ chức đối thoại
  • Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại
  • Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho:

  • Người khiếu nại;
  • Người bị khiếu nại;
  • Người giải quyết khiếu nại lần đầu;
  • Người có quyền, nghĩa vụ liên quan;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.

Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần hai, người yêu cầu có thể khởi kiện tranh chấp đất đai đến Tòa án cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thủ tục giải quyết sẽ được thực hiện theo thủ tục chung.

Nội dung bài viết trên đây hướng đến khiếu nại giải quyết tranh chấp đất tại UBND có thẩm quyền. Trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc về nội dung trên hoặc có nhu cầu gặp luật sư trao đổi trực tiếp về thủ tục khiếu nại tranh chấp đất đai, quý bạn đọc có thể liên hệ thông qua hotline để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời mọi vướng mắc pháp lý. Xin cảm ơn.

Khiếu nại có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống như trong dân sự, lao động, đất đai, hành chính, hôn nhân… Hiện nay, khiếu nại được thực hiện và giải quyết dựa theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung. Và ở nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn Quý vị tìm hiểu về khiếu nại và cung cấp mẫu đơn khiếu nại.

Đơn khiếu nại là gì?

Đơn khiếu nại là văn bản mà người khiếu nại trình bày với cơ quan có thẩm quyền để đề nghị giải quyết khiếu nại về một vấn đề nào đó.

Khiếu nại là thủ tục đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền hoặc của cá nhân bất kỳ khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là hành vi trái với quy định của pháp luật và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc khiếu nại hay giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định, hướng dẫn của pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào đơn khiếu nại cũng được thụ lý giải quyết. Cụ thể, theo Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định những trường hợp không được thụ lý như sau:

Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:

1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;

2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;

4. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;

5. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;

6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;

7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

8. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;

9. Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.

Khi nào nộp đơn khiếu nại?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: ” Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Như vậy, có thể hiểu khiếu nại được thực hiện khi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cá nhân có thẩm quyền, của cơ quan nhà nước có những căn cứ cho rằng quyết định hay hành vi đó là trái quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người làm đơn khiếu nại.

Nộp đơn khiếu nại ở đâu?

Hiện nay không có một cơ quan riêng biệt nào giải quyết về các trường hợp khiếu nại. Mẫu đơn khiếu nại sau khi hoàn thành sẽ được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cơ quan giải quyết có thể là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, Thanh tra các cấp… Để xác định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, quý vị cần tham khảo tại Chương 3 Luật Khiếu nại năm 2011.

Cách nộp đơn khiếu nại

Để được giải quyết khiếu nại thì cá nhân, tổ chức phải lầm đơn khiếu nại, cá nhân, tổ chức có thể tham khảo các mẫu đơn khiếu nại trên các website để có thể tự viết được một đơn khiếu nại phù hợp.

Theo Khoản 1,2,3 Điều 8 Luật Khiếu nại quy định về hình thức khiếu nại như sau:

1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Mẫu đơn khiếu nại viết tay

Mẫu đơn khiếu nại có thể được viết tay hoặc đánh máy, pháp luật không quy định bắt buộc về nội dung này. Đơn khiếu nại viết tay quý vị khi soạn thảo cần phải đảm bảo những nội dung cần có như sau:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ

– Tên văn bản, nội dung khiếu nại (khiếu nại về việc gì?)

– Tên cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại.

– Thông tin của người khiếu nại (họ tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, nơi công tác.

– Thông tin cá nhân, tổ chức bị khiếu nại (tên, địa chỉ cá nhân tổ chức bị khiếu nại).

– Nội dung khiếu nại

– Yêu cầu giải quyết khiếu nại

– Chữ ký của người khiếu nại.

Để hình dung rõ hơn về đơn khiếu nại, quý vị có thể tham khảo các nội dung tiếp sau đây của bài viết.

Tải (Download) mẫu Đơn khiếu nại

Mẫu đơn khiếu nại quyết định hành chính

Mẫu đơn khiếu nại quyết định hành chính được sử dụng thường trong những trường hợp trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, quyết định hành chính… có những điểm bất cập, sai phạm đối với quy định của pháp luật. Đối với mẫu đơn này, quý vị cần phải nêu rõ căn cứ để chỉ ra lỗi sai của cơ quan ban hành quyết định hành chính đó. Ví dụ như:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-000————-

ĐƠN KHIẾU NẠI

(Về việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật)

Kính gửi: Trưởng công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Tên tôi là: Nguyễn Văn Huy sinh ngày 17 tháng 11 năm 1978

Thường trú tại: xã Đông Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Số CMND: 01228953

Ngày cấp: 01 tháng 07 năm 2012         Nơi cấp: Công an Bắc Ninh

Hiện đang (làm gì, ở đâu): Công ty Samsung Việt Nam tại khu công nghiệp Yên Phong

Khiếu nại về hành vi hành chính của cán bộ công an kiểm soát tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh vì hành vi lập biên bản quy kết lỗi vi phạm về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Nội dung khiếu nại như sau:

Ngày 15 tháng 10 năm 2020, tôi điều khiển xe máy mang biển kiểm soát 99B2 – 18748 có hai cán bộ công an kiểm soát trật tự yêu cầu tôi dừng xe lại và yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Tôi viết đơn này khiếu nại đối với hành vi của hai cán bộ công an kiểm soát trật tự đưa xe của tôi về trụ sở cơ quan có thẩm quyền mà không lập biên bản về hành vi vi phạm của tôi:

Một là khiếu nại hành vi không lập biên bản về hành vi vi phạm của tôi. Khi tôi điều khiển xe máy trong khu công nghiệp không mang theo giấy tờ xe và không đội mũ bảo hiểm. Hành vi không đội mũ bảo hiểm theo “ Điểm i khoản 2, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định : Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ” có mức phạt tiền là từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Hành vi không mang theo giấy tờ xe, giấy phép lái xe, bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 2, Điều 21, Nghị định 100/2019 theo đó mức phạt đối với từng hành vi phạm này của tôi là 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Do không xác định được tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong hành vi của mình nên mức phạt trung bình là 700.000 đồng

Theo Khoản 1, Điều 56, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thì xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân. Ở đây tổng mức phạt đối với hành vi vi phạm của tôi theo quy định trong nghị định 100/2019/NĐ-CP là 700.000 đồng. Do đó xử phạt vi phạm hành chính phải lập biên bản. Quyết định xử phạt này phải dựa trên biên bản vi phạm đã lập. Nhưng, tới sáng 22/10/2020  khi tôi lên trụ sở Đội công an kiểm soát trật tự tại khu công nghiệp Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, lúc này một cán bộ – anh Tính – đội phó mới chuyển cho tôi biên bản và yêu cầu tôi ký. Rõ ràng, điều này vi phạm qui định tại điều 56, Luật xử phạt vi phạm hành chính 2013 “Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.”

Tôi xin cam đoan về nội dung khiếu nại trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã khiếu nại.

Mong quý cơ quan sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho tôi.

Xin chân thành cảm ơn quý cơ quan.

………….., ngày…. tháng… năm….

Người làm đơn

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Tải (Download) mẫu Đơn khiếu nại Quyết định hành chính

Mẫu đơn khiếu nại đất đai

Những sự việc tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đai luôn là chủ đề nóng ở nhiều địa phương trên khắp cả nước về lấn chiếm đất đai, tranh chấp quyền sở hữu, tranh chấp về mua bán đất… Để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân hoặc của người khác, Quý vị cần phải viết đơn khiếu nại gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dưới đây là mẫu đơn khiếu nại Luật Hoàng Phi gửi đến Quý vị:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2022

ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ VIỆC BỊ LẤN CHIẾM ĐẤT

Kính gửi: UBND xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Tôi tên là: Phạm Văn Tuân                           Sinh năm: 1975

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: 017290768

Cấp ngày 14 tháng 09 năm 2010 tại Công an Ba Vì

Địa chỉ: Thôn 3, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Xin trình bày sự việc như sau:

Ngày 10 tháng 04 năm 2013 tôi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CE 585698 tại thửa 18. Sau khi điều chỉnh do tôi chuyển nhượng 80m2 cho Ông Nguyễn Văn Thao theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 07 tháng 12 năm 2020 thì thửa số 18 của tôi còn lại 90m2, cụ thể theo bản đồ địa chính thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thửa 18 có kích thước còn lại là chiều ngang mặt tiền 3,5 mét, chiều dài 19,2 mét, chiều ngang mặt hậu 3,5 mét. Thế nhưng hiện nay mặt hậu thửa 18 của tôi chỉ còn 2,5 mét vì đã bị
bà ( ông ), ngụ tại thôn 3 xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì là người sử dụng đất liền kề lấn sang.

Vậy nay tôi làm đơn này kính xin UBND xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Nội xử lý hành vi lấn đất của bà (ông) để trả lại cho tôi đủ mặt hậu thửa đất 18 là 3,5 mét như Nhà nước đã công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho tôi.

Tôi gửi kèm theo đơn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CE 585698 cấp ngầy 10 tháng 04 năm 2013.

Kính mong quý cơ quan nhanh chóng giải quyết, tôi xin thành thật biết ơn.

Kính đơn!

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Tải (Download) mẫu Đơn khiếu nại đất đai

Trên đây là nội dung bài viết mẫu đơn khiếu nại. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi.

Thủ tục khiếu nại như thế nào?

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.

Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Video liên quan

Chủ đề