Đồng nai cách ly người về từ vùng dịch

Đồng nai cách ly người về từ vùng dịch
Người đến/về từ TPHCM, Bình Dương khai báo y tế tại chốt kiểm soát dịch bệnh Quốc lộ 1K, P. Hóa An, TP. Biên Hòa. Ảnh Báo Đồng Nai

Tất cả 11 người này đều ở xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất; có những người ở ngoài khu vực đã phong tỏa.

Trong số 11 ca nghi nhiễm mới được phát hiện có 1 trường hợp lây nhiễm thứ phát thuộc ổ dịch ở huyện Thống Nhất đang làm việc tại một công ty may ở xã Phú Cường, H. Định Quán. Công ty này có 2.700 công nhân lao động. Kết quả điều tra có 80 F1.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Thống Nhất, ngành y tế đề xuất UBND tỉnh sớm phong tỏa 4 xã Gia Kiệm, Gia Tân 1, 2, 3 để tiếp tục điều tra, truy vết, xét nghiệm nhanh, nhằm cắt các nguồn lây.

Chiều 29/6, UBND tỉnh ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, đối với tất cả công nhân lao động làm việc tại các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện đang thường trú tại TPHCM, Bình Dương và ngược lại đối với công nhân lao động thường trú tại Đồng Nai làm việc tại các công ty, doanh nghiệp tại TPHCM, Bình Dương, UBND tỉnh khuyến khích công nhân lao động sắp xếp thuê nhà trọ hoặc lưu trú tại các cơ sở lưu trú gần nơi làm việc, không đi/về hằng ngày giữa các địa phương đang có dịch.

Các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nếu đảm bảo điều kiện theo hướng dẫn của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh có thể bố trí cho công nhân, người lao động tạm lưu trú tại công ty để phòng dịch.

Yêu cầu tất cả công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh thành lập các Tổ an toàn COVID-19 trong doanh nghiệp và ở từng phân xưởng sản xuất; xây dựng kế hoạch và cam kết với địa phương bảo đảm an toàn phòng chống dịch trong công ty, cơ sở sản xuất; yêu cầu người lao động đăng ký cam kết tuân thủ nghiêm việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Đối với những người không sắp xếp ở lại gần nơi làm việc phải đi, về/đến Đồng Nai hằng ngày từ TPHCM, Bình Dương yêu cầu phải có giấy kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 7 ngày từ ngày có kết quả xét nghiệm. Thời gian thực hiện từ 0h ngày 5/7/2021 cho đến khi có văn bản mới.

Đối với người và phương tiện vận chuyển từ TPHCM, Bình Dương đến các tỉnh, thành khác có hành trình đi ngang qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, yêu cầu phải khai báo y tế, hành trình nơi đi/đến và cam kết không được dừng đỗ, ăn uống, tập trung đông người dọc đường tại các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Đối với phương tiện vận tải hàng hóa và người đi cùng với phương tiện vận tải hàng hóa lưu thông giữa các tỉnh, thành thực hiện đúng theo nội dung quy định của Tổng cục đường bộ Việt Nam và UBND tỉnh Đồng Nai.

UBND tỉnh giao Sở Y tế chỉ đạo bố trí lực lượng xét nghiệm cho công nhân và người dân trên địa bàn tỉnh (đối tượng tự trả phí) để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng dịch.

Yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các công ty, doanh nghiệp và người dân nghiêm túc thực hiện. Các chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy định.


Đồng nai cách ly người về từ vùng dịch

Những người đã tiêm vắc xin hoặc khỏi COVID-19 từ TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai sẽ không phải cách ly tập trung

Theo công văn của Bộ Y tế gửi UBND các tỉnh, thành, tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam cơ bản được kiểm soát nhưng vẫn còn nguy cơ diễn biến phức tạp, Chính phủ và các địa phương đều khuyến cáo người dân ở lại, nhưng từ ngày 1-10 đến nay, lượng người rời 4 tỉnh thành TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An rất đông.

Bộ Y tế hướng dẫn người đã tiêm vắc xin hoặc đã khỏi COVID-19 tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày, lấy mẫu xét nghiệm ngày đầu, thay vì cách ly tập trung như nhiều nơi đang áp dụng hiện nay.

Bộ Y tế cũng đề nghị TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố khác tổ chức đưa đón, thống nhất phương án xét nghiệm cho người dân đảm bảo chu đáo, an toàn và thực hiện yêu cầu về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

UBND các tỉnh, thành phố tiếp nhận người về từ TP.HCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An thực hiện việc cách ly và xét nghiệm cho người dân, theo hướng:

- Tự theo dõi sức khỏe tại nhà với người đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp);

Hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19).

Tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương và luôn thực hiện thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất.

Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

- Người chưa tiêm đủ liều (thẻ vàng trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp): thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.

- Người chưa tiêm phòng COVID-19: thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương.

Những người đã tiêm vắc xin COVID-19 hoặc khỏi bệnh COVID-19 tại nước ngoài, việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.

Mỗi nơi một quy định, phải làm gì?

Trước đó, hôm 5-10, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng có công điện cho biết thời gian tới sẽ có nhiều người Thanh Hóa từ các tỉnh thành kể trên về quê. "Đây là nhu cầu chính đáng nhưng hiện độ phủ vắc xin của Thanh Hóa còn thấp, nên phải giám sát chặt người từ vùng dịch".

UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu người đã tiêm đủ liều vắc xin từ vùng dịch về cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày, xét nghiệm 3 lần vào ngày đầu, giữa và cuối đợt và tự trả phí xét nghiệm.

Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều phải cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện, xét nghiệm 3 lần, phải tự trả phí cách ly và xét nghiệm. Trường hợp khó khăn sẽ được xem xét hỗ trợ phí.

Người già yếu, bệnh hiểm nghèo, phụ nữ có thai, trẻ dưới 10 tuổi được cách ly tại nhà, cũng phải xét nghiệm 3 lần.

Quy định mới của Thanh Hóa như vậy là khác với hướng dẫn của Bộ Y tế: xét nghiệm nhiều hơn ở một số trường hợp, cách ly dài hơn và phải tự trả phí.

Trưa nay 6-10, CDC Hà Nội cho biết đã ghi nhận thêm 6 ca COVID-19 từ chùm ca Bệnh viện Việt Đức, nâng tổng số ca ghi nhận tại Hà Nội từ chùm ca này lên 40 ca, ngoài ra có 7 ca đã về các địa phương.