Đứng đầu bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương là ai

Bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Bắc kỳ và Trung kỳ

Sau khi đánh chiếm được toàn bộ Nam Kỳ (1867), thực dân Pháp tấn công ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Chúng áp dụng chính sách “tăm ắn lá dâu”, lấn dần đất, chiếm dần quyền và thiết lập bộ máy cai trị như sau:

Ban đầu chúng đặt chức Đại biện, hay còn gọi là chức ngoại giao đặc phái viên Pháp tại Huế có cấp bấc ngang với Thượng thư. Được đóng tại kinh đô Huế để giữ mối hoà hiếu lâu dài giữa hai nước. Đại biện trực thuộc Thống đốc Nam Kỳ.

Ngày 31.5.1883, chính phủ Pháp cho đặt chức Tổng uỷ viên nước cộng hoà Pháp tại Bắc Kỳ và cử Hácmăng giữ chức vụ đó. Tổng uỷ viên có nhiệm vụ nghiên cứu những việc có thể làm được, và làm những việc gì cần phải làm như: ngăn chặn không để cho các hoạt động quân sự đi chách hướng và vượt quá phạm vi đã trù liệu. Tổng uỷ viên là người đại diện cho chính phủ Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ là người chủ trì mọi công việc đối ngoại của Nam triều. Dưới Tổng uỷ viên là công sứ người Pháp đứng đầu mỗi tỉnh ở Bắc Kỳ  và một viên Trú sứ ở Huế nó thay mặt cho chính phủ Pháp ở Trung Kỳ. Trú sứ không can thiệp vào công việc nội bộ của Nam triều, có quyền mật đàm với nhà Vua bất cứ lúc nào. Có thể giữ chức Quyền Tổng uỷ viên chính phủ Pháp tại Việt Nam. Từ hiệp ước 1884, chính quyền thực dân đã thiết lập ở ba cấp: Trung ương, Kỳ và cấp tỉnh.

Đứng đầu cấp trung ương là một viên Tổng Trú sứ chung cho cả địa bàn Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Đương thời lúc đó thường gọi viên Tổng trú sứ này là Toàn quyền lưỡng kỳ hay toàn quyền Trung-Bắc kỳ. chức Tổng trú sứ được thiết lập theo tinh thần hiệp ước năm 1884: Tổng trú sứ đóng ngay tại nội thành Huế và là người thay mặt cho chính phủ Pháp để chủ trì mọi việc đối ngoại của Nam triều. Tất cả quyền hành của viên Trú sứ Pháp ở Huế trước đây như trên vừa trình bày, đều chuyển sang tay Tổng Trú sứ tồn tại cho đến ngày 9.5.1889 thì bị bãi bỏ, theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp. Trong quá trình tồn tại, chế độ Tổng Trú sứ chia làm hai thời kỳ.

Thời kỳ thứ nhất, 6.1884 đến 4.1886. Thời kỳ này chức Tổng Trú sứ đều do các Võ quan nắm, và trực thuộc bộ chiến tranh được chính phủ Pháp cử giữ chức Quyền Tổng Trú sứ đầu tiên.

Thời kỳ thứ hai, kéo dài từ 4.1884 đến 5.1889, thời kỳ này, chức Tổng Trú sứ chuyển sang tay bọn Văn quan, và trức thuộc bộ ngoại giao Pháp được Tổng thống Pháp ký sắc lệnh ngay 27.1.1886, cử sang giữ chức Tổng Trú sứ ngạch Văn quan đầu tiên ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Bôn- Be chính thức nhận chức từ ngày 8.4.1886 đến 11.11.1886. Sau Bôn- Be là Pô-lanh-Vian quyền Tổng Trú sứ từ 12.11.1886 đến 28.1.1887. Điều đáng chú ý ở đây là trong số Tổng Trú sứ ngạch Văn quan này lại có cả mặt Lêna, giữ chức Tổng Trú sứ từ 23.6.1888 đến 5.1889,

Nhìn chung, dù là chế độ Võ quan, hay chế độ Văn quan viên Tổng Trú sứ cũng vẫn là kẻ thay mặt cho chính phủ Pháp để cai trị, điều khiển nền bảo hộ của chúng ở Trung- Bắc kỳ theo hiệp ước 6.6.1884. Nó nắm mọi quyền quân sự và dân sự chủ trì mọi quan hệ đối ngoại của Nam triều và mọi quan hệ giữa giới cầm quyền Pháp và Nam triều. Nó độc lập đối với Tổng đốc Nam Kỳ.

Cùng với việc cử Bôn- Be sang giữ chức Tổng Trú sứ Trung- Bắc Kỳ theo sắc lệnh ngày 27.1.1886, thực dân Pháp cũng cho thiết lập tại Bắc Kỳ riêng và Trung Kỳ riêng, mỗi nơi một viên chức cao cấp của người Pháp. Đứng đầu Bắc Kỳ là viên Thống sứ Bắc Kỳ. Đứng đầu Trung Kỳ là Khâm sứ Trung Kỳ. Thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ đều trực thuộc Tổng Trú sứ Trung- Bắc Kỳ, khi chức Tổng Trú sứ đương còn tồn tại, tức là đến 9.5.1889. Khâm sứ Trung Kỳ có nhiệm vụ phải quản lí và khống chế mọi hoạt động của triều đình Huế. Thống sứ Bắc Kỳ cũng có nhiệm vụ quản lí và khống chế mọi hoạt động của quan lai người Việt ở Bắc Kỳ. Bởi vậy, thực dân Pháp đã buộc Đồng Khánh phải ra một Đạo dụ ngày 3.6.1886, để thiết lập chức Kinh lược ở Bắc Kỳ.  Theo đạo dụ này thì kinh lược có toàn quyền thay mặt triều đình Huế để cai quản Bắc Kỳ. Với việc thiết lập chức kinh lược, thực dân Pháp đã tách Bắc Kỳ ra khỏi sự kiểm soạt của triều đình Huế. Chúng chỉ cần nắm được kinh lược là sẻ nắm được Bắc Kỳ, là sẽ càng cô lập, khống chế được triều đình Huế. Chúng quy định: Mọi hoạt động của kinh lược Bắc Kỳ đều đặt dưới sự chỉ đạo và giám sát của thống sứ Bắc Kỳ. Viên kinh  lược Bắc Kỳ đầu tiên là Nguyễn Hữu Độ, kẻ đã tích cực giúp Pháp đưa Đồng Khánh lên ngôi Vua. Chế độ kinh lược Bắc Kỳ tồn tại cho đến ngày 13.8.1897, với nghị định của toàn quyền Đông Dương Pôn Đu-Me chuẩn y Đạo dụ ngay 26.7.1897 của Vua Thành Thái về việc bãi bỏ chức kinh lược Bắc Kỳ và chuyển giao toàn bộ chức năng của kinh lược sứ vào tay Thống sứ Bắc Kỳ. viên kinh lược Bắc Kỳ cuối cùng là Hoàng Cao Khải, kẻ đã có công với thực dân Pháp trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, đã được gọi về Huế và cho giữ chức Phụ chánh đại thần.

  c,Cấp tỉnh.

Đứng đầu tỉnh là viên Công sứ người Pháp. Ở các tỉnh Bắc Kỳ, chức Công sứ được thiết lập từ ngày 25.8.1883, điều 12,14, 16, 18 của bản Hiệp ước này quy định chức năng của viên Công sứ như sau: Về mặt hành chính, Công sứ Pháp chỉ kiểm soát các công việc cai trị của quan lại hàng tỉnh người việt chứ không trực tiếp cai trị; khi thấy viên quan người việt nào có thái độ chống đối lại người Pháp thì Công sứ có quyền đề nghị triều đình Huế cho thuyên chuyển viên quan đó đi nơi khác, và triều đình Huế không được từ chối nhưng đến Hiệp ước 6.6.1884 thì: Công sứ không chỉ có quyền đề nghị thuyên chuyển, mà còn có quyền buộc triều đình Huế phải cách chức viên quan đó. Về mặt tài chính, Công sứ phụ trách và kiểm soát việc thu thuế và sử dụng tiền thuế thu được. Về mặt tư Pháp, Công sứ chịu trách nhiệm xét xử các vụ dân sự, thương mại, tiểu hình sự, xảy ra giữa người Âu với người Âu, người Âu với người Việt hoặc người Châu Á, giữa người việt với người châu Á.

Đối với các tỉnh ở Trung Kỳ, chức Công sứ đầu tỉnh được thiết lập theo Quy ước ngày 30.7.1885. Chức năng của Công sứ đầu tỉnh ở Trung Kỳ trong thời điểm này không được xác định cụ thể như đối với Bắc Kỳ. Tuy nhiên, qua Hiệp ước 25.8.1883, ta thấy Công sứ là người nắm các vấn đề thuộc về thương chính và công chính trong tỉnh; còn các quan lại người Việt ở cấp tỉnh vẫn được tiếp tục “cai trị như trước không phải chịu một sự kiểm soát nào của nước Pháp”

Ngày 8.2.1886, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh cho phép các viên Công sứ ở các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ được thi hành chức năng của lãnh sự nữa.

Từ khi thiết lập tổ chức Thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ thì các viên Công sứ các tỉnh Bắc Kỳ đều trực thuộc tên Thống sứ Bắc Kỳ còn Công sứ các tỉnh Trung Kỳ đều trực thuộc Khâm sứ Trung Kỳ. Trước đó chúng trực thuộc viên Tổng Trú sứ Trung- Bắc Kỳ. Riêng đối với Bắc Kỳ, trước khi có chế độ Tổng Trú sứ Trung- Bắc Kỳ các viên Công sứ đầu tỉnh đều trực thuộc viên Tổng uỷ viên của nước cộng hoà Pháp đặt tại Bắc Kỳ.

Ngày 3.2.1886, Tổng thống Pháp cho phép viên Tổng Trú sứ Trung- Bắc Kỳ tổ chức bộ máy cai trị đầu não của chúng ở cấp kỳ và các cấp tỉnh. Đó là phủ thông sứ Bắc Kỳ, Toà Khâm sứ Trung Kỳ và cả toà Công sứ các tỉnh.

Trong 60 năm tiếp theo, mọi sự phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam đều chỉ đem lại lợi ích cho người Pháp và một số rất nhỏ người Việt thân Pháp. Mặc dù nhà máy, đường sắt, cảng biển… mọc lên, mang đến công nghiệp hiện đại, nhưng tất cả đều để giúp khai thác và vận chuyển hàng hóa về “mẫu quốc” được thuận lợi hơn. Tính đến năm 1930, nhờ các kỹ sư thủy lợi Pháp, diện tích đất trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng 4 lần. Tuy nhiên, bình quân lượng gạo người nông dân được hưởng lại giảm đi do người Pháp và địa chủ người Việt tịch thu phần lớn.

Năm 1889, tại miền Trung nước Pháp, công ty sản xuất lốp xe Michelin ra đời. Công ty vươn lên trở thành một trong những nhà sản xuất lốp xe hàng đầu thế giới nhờ đón đầu sự bùng nổ của ngành công nghiệp xe hơi đầu thập niên 1920. Để có được thành công ấy, Michelin mở nhiều đồn điền khổng lồ ở Nam Bộ, cung cấp hàng chục nghìn tấn cao su mỗi năm cho nhà máy của mình ở Pháp. Hàng trăm nghìn nông dân bị đẩy vào các đồn điền này bằng họng súng hoặc sự lừa dối, bị vắt kiệt sức trong điều kiện làm việc như địa ngục trần gian. Ngoài ra, người Pháp tăng cường lập ra các đồn điền chè, cà phê… tại những vùng có điều kiện lý tưởng, trên ruộng đất tước đoạt của nông dân.

Công nhân lao động trong điều kiện thiếu thốn ở mỏ than tại Quảng Ninh thời kỳ Pháp đô hộ. Ảnh tư liệu.

Người Pháp tuyên bố rằng, nhờ họ mà “xứ An Nam”lạc hậu mới có trường học, bệnh viện, người dân mới được tiếp cận văn hóa, tư duy cấp tiến của phương Tây. Tuy nhiên, số liệu của Pháp lại cho thấy, tới năm 1939, 80% trên tổng số hơn 20 triệu người dân Việt Nam mù chữ; chỉ 15% trẻ em đến tuổi đi học được đến trường; toàn Đông Dương có duy nhất một trường đại học với chưa đầy 700 sinh viên, được đào tạo để phục vụ cho Pháp. Về y tế, ở Việt Nam khi đó chỉ có 2 bác sĩ/100.000 dân, trong khi con số này là 76 ở Nhật Bản và 25 ở Philippines.

Nhưng chính trong công cuộc khai thác thuộc địa ấy, lực lượng nòng cốt cho cách mạng giải phóng dân tộc đã ra đời. Giai cấp công nhân, xuất phát từ những người nông dân bị Pháp đẩy vào nhà máy, hầm mỏ… được tiếp cận với nền sản xuất tiên tiến. Giới chủ Pháp đào tạo họ về tính tập thể, tổ chức, kỷ luật để phục vụ khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, đó chính là những năng lực tiềm tàng để lãnh đạo nhân dân sau này. Nền giáo dục thuộc địa Pháp là “cái nôi” của rất nhiều người sau này tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chèo lái cách mạng, như: Trần Phú, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…

Trước kia, những phong trào khởi nghĩa vũ trang đều hướng về khôi phục chế độ phong kiến, không hiệu triệu được những người sinh ra và lớn lên trong thời thuộc địa. Các phong trào dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỷ 20 tuy nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng lại phân tán, thiếu lý tưởng đấu tranh phù hợp với nhân dân. Nhưng từ năm 1930 trở đi, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo các phong trào đấu tranh theo cách khác. Cán bộ cách mạng thâm nhập trực tiếp vào tầng lớp lao động trong bộ máy khai thác thuộc địa. Họ cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với công nhân, từ đó lôi cuốn nông dân, trí thức, đánh thức tinh thần đấu tranh của nhân dân ngay trong lòng xí nghiệp, đồn điền Pháp.

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhiều phong trào lớn đã ngay lập tức nổ ra, trong đó nổi bật nhất phải kể đến phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh và Phú Riềng Đỏ. Khắp 3 miền, những người nông dân, công nhân mỏ than, dệt may, cao su… không chỉ vùng lên chống lại những người cai trị họ mà còn lập ra các ban lãnh đạo, thậm chí cả chính quyền hoàn chỉnh của nhân dân.

Bất ngờ trước sự tổ chức, quy mô và tiếng vang của những cuộc đấu tranh này, phải đến năm 1931 chính quyền thực dân mới đàn áp được các phong trào và tái thiết lập quyền kiểm soát. Theo Joseph Buttinger, một trong những tác giả nước ngoài nổi tiếng nhất viết về Việt Nam, 1931 là năm đen tối nhất đối với Pháp trong lịch sử đô hộ Việt Nam.

Để giữ thuộc địa bằng mọi giá, chính quyền thuộc địa đã thi hành hàng loạt biện pháp, từ mị dân đến vũ lực để duy trì trật tự xã hội theo ý chí của mình. Trải qua thêm 15 năm đấu tranh giành độc lập và 9 năm chống thực dân Pháp quay lại xâm lược, nhân dân Việt Nam đã gỡ bỏ ách đô hộ kéo dài nhiều thập kỷ. Đó cũng là “cơn địa chấn” đầu tiên đánh đổ hệ thống thuộc địa của “đế chế Pháp”. Năm 2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận định, chủ nghĩa thực dân mà nước Pháp theo đuổi trong quá khứ là “sai lầm nghiêm trọng, là lỗi của nền cộng hòa”.

ĐĂNG SƠN

Video liên quan

Chủ đề