Đường quốc lộ xe mô tô được chạy bao nhiêu?

Ngày 31/12/2015, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng ký quyết định ban hành Thông tư 91 quy định tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, chính thức có hiệu lực từ 1/3. Như vậy khi Thông tư 91 có hiệu lực sẽ thay thế cho thông tư 13/2009 trước đây với nội dung tương tự.

Điểm mới của Thông tư 91 so với quy định cũ, là tốc độ tối đa của xe cơ giới trong khu dân cư và ngoài khu dân cư đều tăng thêm 10 km/h. Bên cạnh đó, khoảng cách an toàn bắt buộc cũng tăng lên.

Theo đó, kiểu phân chia đường hiện nay chỉ gồm đường trong và ngoài khu dân cư, nhưng với cách phân chia mới, đường lại chia nhỏ hơn, với loại đường đôi có dải phân cách, đường hai chiều không có dải phân cách và đường một chiều. Cách phân chia này giúp các phương tiện có mức tốc độ tối đa hợp lý, vừa đảm bảo an toàn nhưng đồng thời không bị lãng phí thời gian di chuyển.

1. Trong khu dân cư

Ở quy định hiện hành, trong khu dân cư tốc độ tối đa phân chia theo từng loại phương tiện như sau:

Quy định tốc độ hiện hành.

Nhưng ở quy định mới, hầu hết tất cả các phương tiện đều gộp chung với cùng một tốc độ tối đa (trừ xe gắn máy, xe máy chuyên dùng). Phân chia không theo loại phương tiện nữa mà thay vào đó là chia theo loại đường. Với đường đôi và đường một chiều từ 2 làn xe trở lên, tốc độ tối đa là 60 km/h, trong khi đường hai chiều không có dải phân cách và đường một chiều chỉ một làn xe là 50 km/h.

Quy định tốc độ mới, hiệu lực từ 1/3/2016.

2. Ngoài khu dân cư (không gồm đường cao tốc)

Cách phân chia loại phương tiện ngoài khu dân cư vẫn tương tự như hiện nay, nhưng thay đổi ở kiểu đường, tương tự trường hợp trong khu dân cư.

Quy định tốc độ ngoài khu dân cư hiện hành.

Ở quy định mới, tốc độ tối đa của từng loại xe trên đường hai chiều không dải phân cách và đường một chiều có một làn xe vẫn tương tự hiện nay. Nhưng với đường đôi có dải phân cách giữa và đường một chiều hai làn xe trở lên, tốc độ tối đa tăng thêm 10 km/h. Ví dụ xe con được chạy tối đa 90 km/h thay vì 80 km/h như hiện nay.

Quy định tốc độ ngoài khu dân cư mới, hiệu lực từ 1/3.

3. Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy

Các xe quy định ở Điều 8 của thông tư 91, bao gồm xe máy chuyên dùng và xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các phương tiện tương tự. Với những phương tiện này, dù chạy ở loại đường nào trong hay ngoài khu dân cư, tốc độ tối đa cũng là 40 km/h.

4. Khoảng cách an toàn

Khoảng cách an toàn ở đây được hiểu xác định cho các xe chạy ngoài khu vực đông dân cư, trên đường cao tốc, đường cấp cao hay đường khai thác theo quy chế riêng. Tương ứng với mỗi mức tốc độ, có mức giữ nguyên, có mức tăng thêm 5m hoặc 10m.

Tốc độ lưu hành (km/h)

Khoảng cách an toàn

hiện tại (m)

Khoảng cách an toàn

mới (m)

603035Trên 60 đến 805055Trên 80 đến 1007070Trên 100 đến 12090100

Khoảng cách an toàn này áp dụng trong điều kiện thời tiết khô ráo. Nếu trời mưa, sương mù, trơn trượt, quanh co đèo dốc, các xe chủ động điều chỉnh khoảng cách cho an toàn, phải lớn hơn khoảng cách an toàn tối thiểu ghi trên biển báo hoặc quy định như bảng trên.

Với đường trong khu dân cư, đô thị có tốc độ tối đa 60 km/h trở xuống, các lái xe chủ động điều chỉnh khoảng cách với xe liền trước sao cho an toàn nhất, tùy thuộc vào mật độ phương tiện và tình hình giao thông thực tế.

Điều gì xảy ra nếu bạn chạy xe quá giới hạn tốc độ xe máy cho phép? Chắc chắn sẽ tiêu hao “hầu bao” không ít do bị xử phạt rồi. Vậy dưới góc độ pháp luật, quy định nào cho biết về giới hạn tốc độ của xe máy? Cùng tìm hiểu để tránh việc mất tiền oan nhé.

Giới hạn tốc độ xe máy là gì?

Giới hạn tốc độ xe máy là mức cho phép người tham gia giao thông điều khiển xe máy. Tùy vào từng khu vực giao thông mà pháp luật quy định bạn được chạy tối đa bao nhiêu.

Theo đó, người điều khiển xe máy, không được hoặc không thể vượt qua giới hạn tốc độ quy định. Nếu vượt qua giới hạn tốc độ quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, với mức phạt cụ thể.  

Giới hạn tốc độ xe máy là bao nhiêu? 

Trong khu vực đông dân cư 

Căn cứ theo Điều 6 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định cụ thể về tốc độ tối đa của xe cơ giới. Giới hạn tốc độ xe máy trong khu vực đông dân cư là: 

  • 50km/h đối với đường 2 chiều, đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới 
  • 60km/h đối với đường đôi, đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên

Ngoài khu vực đông dân cư 

Căn cứ theo Điều 7 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định cụ thể về tốc độ tối đa của xe cơ giới. Giới hạn tốc độ xe máy ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là: 

  • 60km/h đối với đường 2 chiều, đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới 
  • 70km/h đối với đường đôi, đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên

Mức xử phạt khi vượt quá giới hạn tốc độ ở xe máy 

Như vậy, nếu người điều khiển xe máy chạy quá giới hạn đã quy định sẽ bị phạt. 

Cụ thể, căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt cho việc điều khiển xe máy vượt quá tốc độ quy định là: 

  • 200.000 - 300.000 đồng: nếu vượt quá giới hạn tốc độ xe máy quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.
  • 600.000 - 01 triệu đồng: nếu vượt quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
  • 04 - 05 triệu đồng và tước bằng lái xe từ 02 - 04 tháng: nếu vượt quá tốc độ giới hạn trên 20km/h.

Với những điều được chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đã có thêm thông tin về tốc độ của xe máy cũng như giới hạn tốc độ cho từng khu vực lưu thông. Hiểu rõ về luật cũng là cách để chúng ta bảo vệ bản thân trong quá trình tham gia giao thông bạn nhé.

Đường quốc lộ xe máy được chạy bao nhiêu?

Theo Điều 8 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) là không quá 40 km/h.

Đường quốc lộ xe ô tô được chạy bao nhiêu?

Loại xe cơ giới đường bộ
Tốc độ tối đa (km/h)
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.
90
80
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc).
80
70
Tốc độ cho phép trên quốc lộ là bao nhiêu? - Luật Sư Xluatsux.vn › Blog › Tình huống › Luật Giao Thôngnull

Ngoài khu dân cư xe máy được chạy bao nhiêu?

+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h. - Tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu vực đông dân cư: + Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 70 km/h. + Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 60 km/h.

Quốc lộ 20 chỗ chạy bao nhiêu km h xe máy?

Tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 60 km/h. Tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 50 km/h. Riêng xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự: tối đa 40 km/h.

Chủ đề