Em hay lí giải vì sao người Việt xây nhà quay mặt về hướng Nam

Hướng Nam là hướng tượng trưng cho sự cao quý và phát đạt, vì thế phong thủy nhà ở hướng Nam giúp bạn gặp nhiều điều may mắn và thành công trong cuộc sống.

Từ xa xưa, ông bà ta có rất nhiều câu nói liên quan đến đến việc chọn làm nhà hướng Nam như: "Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam", hay "Nhà hướng Nam không làm cũng có ăn"... Vậy tại sao làm nhà hướng Nam lại là tốt nhất?

Em hay lí giải vì sao người Việt xây nhà quay mặt về hướng Nam

Theo các chuyên gia phong thủy, xây nhà hướng Nam sẽ giúp luồng không khí lưu thông trong căn nhà luôn được đảm bảo ở tình trạng tối ưu nhất, sẽ mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ. Ở hầu hết các vùng miền thì hướng Nam là hướng thuận lợi nhất để xây dựng nhà cửa, vừa lưu thông gió tốt, lại đón được đầy đủ ánh sáng tự nhiên. Đặc biệt, nhà hướng Nam có ưu điểm tránh được ánh nắng chói phía Đông vào buổi sáng, không bị nắng chiếu gay gắt từ phía Tây vào buổi chiều tà. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của Việt Nam, xây nhà hướng này tránh được gió nóng từ phía Tây thổi tới và không bị ảnh hưởng bởi gió lạnh từ phương Bắc tràn về. 

Còn theo Tiên thiên bát quái, hướng nam được coi là hướng của bậc đế vương vì có có tượng là quẻ Càn (trời, vua…). Theo Hậu thiên bát quái, hướng Nam là biểu tượng của ánh sáng và lửa, thường gắn với vận mệnh cao quý, quyền uy của con người. Cũng chính vì lẽ đó các bậc vua chúa thời xưa thường tọa Bắc nhìn Nam để hướng về lẽ sáng, mong muốn sẽ anh minh cai trị thiên hạ.

Em hay lí giải vì sao người Việt xây nhà quay mặt về hướng Nam

Mặc dù xây nhà hướng Nam có rất nhiều ưu điểm nhưng không phải ai cũng có điều kiện cũng như hợp mệnh để xây nhà hướng này. Theo lý luận của phong thủy phái Bát trạch, hướng Nam lại chỉ thích hợp với mệnh Đông tứ trạch. Phong thủy có câu: “Nhất vị, nhị hướng“, Người mệnh Tây tứ trạch vẫn có thể làm nhà hướng Nam với điều kiện biết vận dụng vật phong thủy như gương bát quái khắc phục.

Nếu không xây được nhà hướng chính Nam, gia chủ có thể xây nhà hơi nghiêng về hướng Đông hoặc hướng Tây cũng không có vấn đề gì. Bên cạnh đó, có thể mở nhiều cửa sổ ở hướng Nam hoặc xây giếng trời, tăng thêm ánh sáng, khí ấm, hoặc trồng nhiều cây ở hướng Bắc để bù đắp.

                       Theo: Em Đẹp

Chuyên nghiệp – Giá hợp lý – Đúng tiến độ

Tại sao lại là nhà hướng Nam?

Người xưa cho rằng bắc là âm, nam là dương, nơi có phong thủy tốt là âm dương phải hài hòa.

Trên thực tế, phương vị hướng nam không dễ tìm, vì thế dùng hướng chính nam làm nguyên tắc, hơi nghiêng về hướng đông hoặc hướng tây cũng không có trở ngại gì. Nếu nhà ở không có cách nào xây dựng theo hướng nam, thì cần phải mở nhiều cửa sổ ở hướng nam hoặc xây giếng trời, tăng thêm ánh sáng, khí ấm, hoặc trồng nhiều cây ở hướng bắc để bù đắp.

Nếu bạn thuộc nhóm tuổi hợp “Đông tứ trạch” và có được nhà hướng Nam, vừa hợp hướng vừa hợp môi trường nhà ở, thì thật là lý tưởng.

Trước hết, do vị trí địa lý và đặc thù khí hậu của Việt Nam (nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa) nên đối với hầu hết vùng, miền, hướng Nam là hướng thuận lợi nhất để xây dựng nhà cửa: đón được đầy đủ ánh sáng và gió mát hơn hẳn các hướng khác.

Đặc biệt, nhà xây hướng Nam sẽ tránh được ánh nắng chói phía Đông vào buổi sáng, buổi chiều không bị nắng chiếu gay gắt từ phía Tây, đồng thời tránh được gió nóng từ phía Tây thổi tới và không bị ảnh hưởng bởi gió lạnh từ phương Bắc tràn về. Trong khi đó, mùa hè đón được những ngọn gió mát từ hướng Đông Nam và hướng chính Nam.

Từ thời nguyên thủy, con người đã biết tận dụng hướng Nam để được mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tăng sức đề kháng của cơ thể, tránh sự xâm hại của tự nhiên đối với sức khỏe.

Phần lớn hang động tại Hòa Bình có người ở đều quay về hướng Nam hoặc Đông Nam. Không một hang có người ở nào lại có cửa quay về hướng Bắc, bởi lẽ, gió mùa kèm theo giá rét từ phương Bắc có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người (riêng các tỉnh, thành phía Nam, do thời tiết và nhiệt độ ít thay đổi nên làm nhà hướng Bắc không bị lạnh theo mùa).

Mặt khác, hướng Nam là hướng mặt trời lên cao, tượng trưng cho lửa, dương lực, mùa hạ, sự ấm áp…, cũng chính là hướng tượng trưng cho thời kỳ mạnh mẽ nhất của cuộc đời con người, phát huy khả năng, sức mạnh của bản thân mỗi người. Địa vị xã hội, tiền tài, năng lực lãnh đạo, trí tuệ, tài năng đều có liên quan đến hướng Nam.

Theo Tiên thiên bát quái, phía Nam có tượng là quẻ Càn (trời, vua…), nên phía Nam được coi là hướng của bậc đế vương, còn theo Hậu thiên bát quái, hướng Nam có tượng là quẻ Ly, biểu tượng của lửa, ánh sáng. Do vậy, các bậc vua chúa thường tọa Bắc, hướng Nam để hướng về lẽ sáng mà xử lý công việc, cai trị thiên hạ; cung điện, thành quách được xây theo hướng này nhằm bảo vệ vị trí chí cao vô thượng.

Em hay lí giải vì sao người Việt xây nhà quay mặt về hướng Nam

Tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái

Mặc dù lý luận phong thuỷ phái Bát trạch cho rằng, hướng Nam chỉ hợp với người mệnh Đông tứ, nhưng những người mệnh Tây tứ không nên bỏ qua.

Với nhà hướng Nam nhưng không hợp mệnh chủ nhà, có thể dùng gương bát quái để hóa giải, đồng thời dùng các hình thức bài trí nội thất, đặc biệt là bếp và phòng ngủ để tạo sự tương tác tốt, dung hòa hướng xấu đó.

Ngoài ra, có thể sử dụng các pháp khí phong thủy để kích hoạt khí trường của ngôi nhà, tạo cho ngôi nhà có một trạch vận tốt đẹp.

3 lý do để chọn hướng Nam

Một là ánh sáng tốt. Trong “Trạch kinh” nói, phàm cửa sổ hướng nam, đông nam hoặc tây nam, ánh sáng trong nhà sẽ tốt.

Nhà ở tọa bắc hướng nam lợi dụng được triệt để ánh sáng mặt trời, giữ không khí ấm khi mùa đông, mát mẻ khi mùa hè.

Hai là sự thông gió tốt. Tọa bắc hướng nam sẽ khiển không khí nhà ở được lưu thông một cách đầy đủ.

Ba là tránh gió bắc. Tọa bắc hướng nam không chỉ vì ánh sáng, thông gió mà là còn để tránh gió bắc.

Tùng Anh (th)/Báo Gia đình & Xã hội

Tại sao Người xưa thường làm nhà Chọn hướng Nam, Đông Nam?

Trải qua bao đời, người xưa đã truyền lại cho con cháu không ít kinh nghiệm chọn đất làm nhà, chọn hướng phù hợp cho sinh hoạt. Tuy nhiên, với dòng chảy của thời gian, ít nhiều những quan niệm đó cũng có sự thay đổi.

Trước đây, người xưa thường có câu:“Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”, “Gió Nam chưa nằm đã ngáy”,… Trong các hướng làm nhà được người xưa ưu tiên chọn lựa thì có các hướng Nam, Đông Nam. Theo đó, thường thì các ngôi nhà cổ còn lưu lại sẽ quay về các hướng nói trên. Như vậy khi làm nhà, có nhất thiết chọn hướng Nam, Đông Nam?

Theo vị trí địa lý và khí hậu, sở dĩ các hướng này được lựa chọn, là bởi về mặt địa lý và khí hậu của Việt Nam, hướng Đông Nam và hướng Nam thì đón được gió mát vào mùa hè, không bị ánh nắng buổi chiều (nắng gắt) chiếu rọi, Mùa Đông không bị gió mùa Đông Bắc, gió Bắc và mưa phùn gió bấc thổi trực diện vào cửa chính, thì người ở trong nhà đó tránh bị cảm lạnh và người đang có sức khỏe kém sẽ tránh bị sốc gió lạnh mà gây nhà nhiều bệnh. Hướng nam và đông nam ở Miền Trung còn tránh được khí hậu khắc nghiệt của gió Lào.

Vậy chọn hướng nhà vì khí hậu không?

Chọn nhà để được khí hậu tốt cũng là lý do, mà luận phong thủy cũng có luận về Khí, mà hiện nay người ta tách ra một trường phái nhỏ là Phong thủy khí. Nhưng một lý do nữa để các cụ thường không chọn nhà hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam là bởi khi xây chùa, đình, đền hay nhà thờ dòng họ, những công trình này không tính theo tuổi ai cả. Nếu quay về các phương Tây, Tây Bắc, Tây Nam thì dương khí của ánh sáng mặt trời quá mạnh, chiếu vào nơi thờ tự là nơi tụ về khí âm, làm khí âm khó tụ bị và tán, dẫn đến nơi thờ tự không thịnh. Chùa và đình làng không thịnh thì dân của khu đó khó phát, nhà thờ họ mà khí suy thì công danh của con cháu cũng không sáng láng.

Trên đây là đôi điều về cách người xưa chọn hướng làm nhà. Hiện nay, đô thị hóa diễn ra nhanh, đất chật, người đông, nhà quay về hướng nào cũng có. Đặc biệt với các chung cư, người ta lại quan tâm chính là hướng cửa căn hộ và hướng ban công, nhưng hướng cửa căn hộ lại phụ thuộc vào hướng của cả tòa nhà, thế đất và diện tích lô đất,… Tuy nhiên, như đã nói ở trên, các căn hộ không bị ánh nắng chiếu vào vẫn được nhiều người chọn mua và dễ mua bán nên có giá cao hơn; nếu chỉ đơn thuần là xét về vấn đề khí hậu, thời tiết thì các hướng Nam, Đông và Đông Nam, khi ở cũng dễ chịu và thoải mái hơn. Còn xét về Phong thủy Căn hộ chung cư thì hướng không chỉ đơn thuần là hướng cửa căn hộ và hướng ban công theo tuổi gia chủ. Mà phải căn cứ trên địa thế của tòa nhà đó so với các tòa nhà xung quanh, có đặt cạnh sông hồ như các thành phố ven sông không, căn hộ chung cư đó nằm ở phương vị nào trong 8 hướng hay ở trung cung, tiếp đến mới xét đến năm tháng ngày giờ sinh của gia chủ...

Vậy có phải hướng Đông Nam và hướng Nam là tốt về phong thủy so với hướng khác?

Theo Chuyên gia phong thủy KTS Hoàng Trà, Giám đốc Công ty Kiến trúc XD dân dụng Hà Nội: “Điều này là chưa đúng. Vì Phong thủy địa lý  của một ngôi nhà tốt, xấu phải căn cứ trên địa hình, địa thế, sơn hướng, vận khí, niên tinh khi khởi công. Với phong thủy bát trạch lấy hướng tốt của người để định sự tốt xấu của đất là không đúng, phong thủy của phái Bát Trạch chỉ là kiến thức cơ bản của Phong thủy địa lý. Không cứ ở hướng sinh khí mới tốt hay tuyệt mệnh là xấu. Trong thực tế cho thấy, nhiều người ở hướng sinh khí vẫn lụi bại và nhiều người ở hướng tuyệt mệnh vẫn phát triển, cho nên nhiều người không tin vào phong thủy”.

Ngoài ra, hiện nay vấn đề hướng nhà tính theo tuổi để định tốt hay xấu cũng đang khiến nhiều người thắc mắc. Theo lý giải của Kiến trúc sư phong thủy Hoàng Trà điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ do tuổi người đứng chủ tòa nhà hay tuổi người đứng đầu cơ quan đó. Ví dụ:

- Một cơ quan có vị lãnh đạo tuổi hợp với hướng nhà cơ quan thì nơi đó phát triển tốt, đến khi vị khác lên thay có tuổi phạm hướng tuyệt mệnh và cho rằng hướng của cơ quan không tốt về phong thủy là không logic về khoa học.

- Với trường hợp nhà ở. Giả sử người ông nội khỏe mạnh và minh mẫn, khi xây nhà để vừa thờ và ở, nếu lấy theo hướng của người ông là hướng sinh khí. Sau vài năm người ông quy tiên, người con kế tự sẽ là chủ nhà và tính theo tuổi lại phạm vào tuyệt mệnh, không lẽ lại quay ban thờ theo hướng khác hay đập nhà thờ và ở đi xây mới. Rồi còn các đời cháu lại xây sửa hướng nhà và hướng ban thờ?

- Hay trường hợp khi ông nội còn sống, khu mộ tương lai sẽ đặt mộ ông là khu mộ chung của dòng họ, nhưng lại phạm vào tuyệt mệnh và ông nội cương quyết bảo con cháu là sau này không về nằm chung với các cụ, liệu có đúng đạo lý hay không?

Theo chuyên gia, thịnh – suy, tốt – xấu một đời người thì ngoài nhà ở ra còn phụ thuộc vào phần mộ, cơ quan, bản mệnh, tuổi vợ chồng, tuổi con, tuổi người hợp tác chi phối. Cho nên khi một người đang trong thời kỳ suy thì phải biết suy do đâu, chứ không phải là do mỗi phong thủy của nhà mình ở, hay do hướng nhà không hợp tuổi.

Từ sự phân tích tổng thể ở trên, chúng ta thấy hướng nhà ở tốt theo phong thủy, không phụ thuộc vào tuổi hay không phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Để chọn được hướng tốt cho ngôi nhà thì phải giỏi toàn diện kiến thức các trường phài phong thủy: loan đầu – huyền không – khí – tam hợp – dương trạch tam yếu – bát trạch – tứ trụ... Lưu ý khi mời thầy phong thủy xem cho đất mới định xây nhà hay đất đặt mộ, thì trước tiên hãy mời thầy về nhà mình đã và đang ở để xem trước. Chủ nhà không được kể về quá khứ, thầy phong thủy khi đến nhà đo đạc xong và hỏi năm tháng ngày giờ sinh của gia chủ; nếu thầy phong thủy chỉ ra được ở nhà này năm nào thịnh, năm nào suy, ngủ giường nào tốt xấu về việc gì, thì thầy đó đủ giỏi để làm phong thủy,… Kiến thức phong thủy cũng chỉ là công cụ trong tay bác sĩ, nhưng cũng những công cụ như thế mà có bác sĩ giỏi hay không giỏi, bác sĩ có thể chuẩn đúng bệnh và có người nói sai; thì thầy phong thủy cũng thế mà thôi. Chúc các gia chủ chọn được hướng nhà vượng phát.

(Bài đăng trên số báo tết Báo Đầu tư Bất động sản - Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Tại sao Người xưa thường làm nhà Chọn hướng Nam, Đông Nam?

Link trên báo: http://tinnhanhchungkhoan.vn/bat-dong-san/co-nhat-thiet-lay-vo-hien-hoa-lam-nha-huong-nam-217746.html)

(Kiến trúc sư Phong Thủy Hoàng Trà - Trưởng ban phong thủy Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con Người)