Gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi thế nào

Câu 1

Tìm và viết vào chỗ trống các từ:

a) Chỉ trẻ em                        

M: thiếu niên, ................................

b) Chỉ tính nết của trẻ em     

M : ngoan ngoãn, ...........................

c) Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em

M : thương yêu, .............................

Lời giải chi tiết:

a) Chỉ trẻ em

nhi đồng, trẻ em, con nít, trẻ con...

b) Chỉ tính nết của trẻ em

lanh lẹ, nhanh nhẹn, hiếu động, ngây thơ, hồn nhiên, tinh nghịch...

c) Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em

ân cần, bảo ban, nựng nịu, dạy dỗ, dỗ dành, chở che ...

Câu 2

Gạch 1 gạch (     ) dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì) ?", gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Là gì ?” trong mỗi câu dưới đây:

a) Thiếu nhi là măng non của đất nước.

b) Chúng em là học sinh tiểu học.

c) Chích bông là bạn của trẻ em.

Phương pháp giải:

Gợi ý: Em hãy tự đặt và trả lời câu hỏi để tìm ra mỗi bộ phận trong câu.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm dưới đây :

a) Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam.

b) Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc.

c) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam.

Phương pháp giải:

Gợi ý: Em hãy đọc kĩ các câu và đặt câu hỏi thích hợp cho mỗi bộ phận in đậm.

Lời giải chi tiết:

a) Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam.

-  Cây gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam ?

b) Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc.

-  Ai là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc ?

c) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam.

-  Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì ?

a, Thiếu nhi là măng non của đất nước.

b, Chúng em là học sinh tiểu học.

c, Chích bông là bạn của trẻ em.

Đọc tiếp...

1. Gạch chân dưới bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi Khi nào ?

Mẫu : Em sẽ đến thư viện đọc sách vào sáng chủ nhật.

a. Em được nghỉ học ngày thứ bảy và chủ nhật.

b. Cây cối đâm chổi nảy lộc khi xuân về.

2. Đặt câu hỏi Khi nào ? cho bộ phận câu được gạch chân :

Mẫu : Em thường đến thư viện đọc sách vào những ngày nghỉ.

Em thường đến thư viện đọc sách khi nào ?

a. Sáng hôm sau, bông cúc nghe thấy tiếng sơn ca buồn thảm.

……………………………………………………………………………………………………………….

b. Những đoàn thuyền đánh cá sẽ về trước bình minh.

……………………………………………………………………………………………………………….

3. Em đáp lại lời cảm ơn trong các trường hợp sau :

a. Cô giáo cảm ơn em vì đã tặng hoa cho cô trong ngày 8 tháng 3.

……………………………………………………………………………………………………………….

b. Bạn cảm ơn vì em đã giảng giúp bạn bài toán khó.

……………………………………………………………………………………………………………….

Tiết 2

1. Điền tên các mùa vào chỗ trống

…………………….đem màu xanh đến .

……………………. đem bóng mát về

……………………. rải lá vàng mặt đất

……………………. trụi lá trơ cành

2. Ngắt đoạn trích sau thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả :

         Bé Mai rất thích làm người lớn bé thử đủ mọi cách bé đi dép của mẹ bé cặp tóc theo kiểu của cô bé lại còn đeo đồng hồ tay nữa.

( Theo Tiếng Việt 2, NXBGD, 1998)

Tiết 3

1. Gạch chân dưới bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu ?

Mẫu : Những chiếc xe đạp cọc cạch chay trên con đường đất đỏ.

a. Trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức.

b. Gà Rừng và Chồn nấp trong một cái hang.

2. Đặt câu hỏi Ở đâu ? cho bộ phận câu được gạch chân :

Mẫu : Trên sườn đồi, đàn bò đang gặm cỏ.

Đàn bò đang gặm cỏ ở đâu ?

a. Dưới tán cây bàng, các bạn học sinh đang trò chuyện.

………………………………………………………………………………………………………………….

b. Cỏ chăm chỉ bắt tép trên đồng lúa.

………………………………………………………………………………………………………………….

3. Em hãy đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau :

a. Em gái xin lỗi vì vô tình làm vỡ lọ mực của chị.

………………………………………………………………………………………………………………….

b. Một bác xin lỗi vì gõ cửa lúc gia đình em đang nghỉ trưa.

………………………………………………………………………………………………………………….

Tiết 4

1. Đọc bài ca dao và gạch chân dưới tên các loài chim :

Con cò mắc dò mà chết

Con quạ mua nếp làm chay

Con cu đánh trống ba ngày

Bìm bịp nó dậy, nó bày mâm ra

Con cuốc nó khóc u oa

Mẹ nó đi chợ đồng xa chưa về…

2. Điền tên các loài chim trong những bức tranh sau :

(quạ, bồ câu, công, cò)

3. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 3 – 4 câu về một loài chim hoặc gia cầm (gà, vịt, ngan,…) mà em biết :

Gợi ý :

– Em định viết về con chim gì ?

– Hình dáng của con chim đó (lông, cánh, cổ, mắt,…) thế nào ?

– Em biết những hoạt động nào của con chim đó ?

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

Tiết 5

1. Gạch chân dưới bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi Như thế nào ?

Mẩu : Hoa bưởi thơm nồng nàn.

a. Vẹt nói liến thoắng.

b. Khỉ Nâu cười khành khạch.

2. Đặt câu hỏi Như thế nào ?cho bộ phận câu được gạch chân :

Mẫu ; Đuôi Cá Con lượn nhẹ nhàng.

Đuôi Cá Con lượn như thế nào ?

a. Hươu cao cổ cao lêu đêu như mệt chiếc cần cẩu.

………………………………………………………………………………………………………………….

b. Nai trông rất hiền lành.

………………………………………………………………………………………………………………….

3. Ghi lại lời đáp của em trong các trường hợp sau :

a. Bố em thông báo : “Hôm nay ông bà đến chơi nhà mình đấy con ạ !”

………………………………………………………………………………………………………………….

b. Mẹ đi họp phụ huynh về, nói với em : “Cô giáo nhận xét con tiếp thu bài nhanh nhưng chữ viết chưa được đẹp.”

………………………………………………………………………………………………………………….

Tiết 6

1. Đánh dấu x vào […..] trước câu trả lời đúng :

a.

Mùa đông nằm ngủ Hên miên

Ưa ăn hạt dẻ, rất ghiền mật ong.

Là con gì ?

[…..] gấu               […..] trăn                       […..] sư tử               […..]chó sói

b.

Trên mình mang lắm mũi tên

Khi cần tự vệ giương lên canh chừng.

Là con gì ?

[…..] sóc              […..] nhím                         […..] thỏ                  […..]  cá sấu

c.

Con gì có cổ

Nổi tiếng thế gian

Nhìn nó rõ ràng

Giống như cần cẩu

Là con gì ?

[…..]  hươu cao cổ                         […..]  hươu                     […..] nai

d.

Thích ăn hoa quả

Bắt chước tài ba ?

Là con gì ?

[…..]  báo                                […..]  đà điểu              […..]   khỉ

2. Quan sát tranh và nói về con vật sau :

a. Tranh vẽ con gì ?

b. Hãy miêu tả hình dáng con vật : đôi mắt, bộ lông, bước chân, móng vuốt,…

c. Tình cảm của em với con vật này như thế nào ?

d. Em biết thêm những điều gì về con vật này ?

Tiết 7

1. Gạch chân dưới bộ phận của càu trả lời cho câu hỏi Vì sao ?

Mẫu : Ông phải chống gậy vì bị đau chân.

a. Chữ của em đã đẹp hơn vì em tập viết hằng ngày.

b. Nam bị đau bụng vì đã uống nước ỉã.

2. Viết bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao ?vào chỗ trống trong các câu sau :

Mẫu : Em  bị ướt  vì ……………………

Em bị ướt vì quên mang áo mưa.

a. Bố mẹ rất vui vì………………………………………………………………..

b. Em được cô giáo khen vì………………………………………………….

3. Ghi lại lời đáp của em trong các trường hợp sau :

a. Chị của em đồng ý dạy em tập vẽ.

……………………………………………………………………………………………

b. Mẹ đồng ý cho em đi đá bóng vào buổi chiều.

……………………………………………………………………………………………

c. Bạn em nhận lời chuẩn bị đồ ăn khi lớp em đi tham quan.

……………………………………………………………………………………………

Tiết 8

Chơi ô chữ

a. Có thể điền từ nào vào các ô trống theo hàng ngang ?

– Dòng 1 : Con vật nhỏ, lông xù, chuyền cành rất nhanh (có 3 chữ cái)

– Dòng 2 : Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được (có 4 chữ cái)

– Dòng 3 : Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt trái đất (có 4 chữ cái)

– Dòng 4 : Con vật to khoẻ, sống ở Bắc Cực, có tính tò mò (có 8 chữ cái)

– Dòng 5 : Mùa có thời tiết mát mẻ, trời xanh cao (có 3 chữ cái)

– Dòng 6 : Mùa nước sông cửu Long tràn bờ, mưa dầm dề (có 10 chữ cái)

– Dòng 7 : Tên công chúa, con Hùng Vương thứ 18 (có 7 chữ cái)

– Dòng 8 : Loài voi được nuôi, dạy để làm một số việc (có 6 chữ cái)

– Dòng 9 : Hoa màu đỏ, nở vào mùa hè (có 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữph)


b. Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc in sẫm : Đây là một dòng sông đẹp chảy qua thành phố, tạo cho Huế vẻ thơ mộng, thanh bình.

Tiết 9

1. Đọc mẩu chuyện sau :

       Ngày xưa, trên trái đất chỉ có ba mùa : hạ, thu và đông. Người ta bảo rằng : Mùa xuân chỉ đến khi có một chiếc cầu vồng nhiều màu sắc và có muôn hoa đón chào.

         Một sáng cuối đông, chị Gió báo tin Chim Sâu đã dệt xong chiếc cầu vồng. Như đã hẹn, trăm hoa cùng nhau khoe sắc. cả mặt đất lộng lẫy sắc màu. Mùa xuân xinh đẹp đã đến với trái đất. Từ đó, trên trái đất có đủ bốn mùa : xuân, hạ, thu, đông.

2. Trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu x vào [….] trước ý đúng nhất :

a. Khi nào mùa xuân sẽ đến ?

[….]  Khi cỏ một chiếc cầu vồng nhiều màu sắc.

[….]  Khi có muôn hoa đón chào.

[….]  Cả 2 ý trên.

b. Chim Sâu đã dệt xong chiếc cầu vồng khi nào ?

[….]  Một ngày đầu xuân.

[….]  Một sáng cuối đông. 

[….] Một sáng cuối

Tiết 10

1. Đọc thầm bài Con Vện (SGK Tiếng Việt 2, tập hai, 81).

Đánh dấu x vào [….]  trước ý đúng :

a. Khi Vện chạy, đuôi nó .như thế nào ?

[….]  Đuôi buông ủ rũ.

[….]  Đuôi ve vẩy. 

[….]  Đuôi cong lên.

b. Tác giả ví cái đuôi của Vện như :

[….] bánh lái.

[….]  chiếc thuyền. 

[….]  biết cười lúc vui.

2. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu) tả một con vật mà em thích :

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm : Bài tập Tuần 28 (Cây cối) – Bài Tập Tiếng Việt 2 tập hai trang 52 tại đây. 

Related

Tags:Bài tập Tiếng Việt 2 tập hai · Tiếng việt 2 · Tuần 27

Video liên quan

Chủ đề