Gdp việt nam 2022 xếp thứ máy thế giới

Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%.

Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19.Tăng trưởng GDP giảm xuống 2,58% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta nhưng dự kiến ​​sẽ phục hồi lên 5,5% vào năm 2022.

Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 75,4 năm 2019, cao nhất giữa các quốc gia trong khu vực có mức thu nhập tương đương. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số có bảo hiểm y tế.

Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2019, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 51% năm 2020.

Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để làm được điều này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5% trên đầu người trong 25 năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn đồng thời đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050.

Tương lai của Việt Nam đang được định hình bởi một vài xu thế lớn. Dân số đang già đi nhanh chóng, thương mại toàn cầu đang suy giảm, trong khi đó suy thoái môi trường, các vấn đề biến đổi khí hậu và tự động hóa ngày gia tăng. Tiến trình của các xu hướng này càng bị đẩy nhanh bởi đại dịch COVID-19.

Theo cập nhật Báo cáo Chẩn đoán Quốc gia mới nhất của Ngân hàng Thế giới, để vượt qua những thách thức này và đáp ứng các mục tiêu phát triển, Việt Nam cần cải thiện đáng kể hiệu quả thực thi chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, môi trường, chuyển đổi kỹ thuật số, giảm nghèo/anh sinh xã hội và cơ sở hạ tầng.

Lần cập nhật gần nhất:14 Tháng 4 Năm 2022

Thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 trong số 11 nước Đông Nam Á và thứ 130 trên 195 nước được Ngân hàng Thế giới thống kê, xếp hạng, theo số liệu vừa được ngân hàng này cập nhật vào đầu tháng 7.

Bộ Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI) được Ngân hàng Thế giới cập nhật hôm 1/7 cho thấy GNI đầu người của Việt Nam vào năm 2021 là 3.560 đô la. Chỉ so với các nước trong cùng khu vực, con số của Việt Nam chỉ bằng gần 1 phần 18 của Singapore, 64.010 đô la. GNI đầu người của đảo quốc có quy mô một thành phố này đạt vị trí cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế giới.

Lần lượt đứng thứ hai và thứ ba ở Đông Nam Á là Brunei và Malaysia với các con số tương ứng là 31.510 và 10.930 đô la, cao hơn Việt Nam gấp khoảng 9 lần và 3 lần. Hai nước kể trên lần lượt đứng thứ 33 và 70 trên thế giới.

Ba nước khác thuộc khối ASEAN đứng trên Việt Nam là Thái Lan, với 7.260 đô la/người, đứng thứ 88 trên thế giới; Indonesia, 4.140 đô la, vị trí 119; và Philippines, 3.640 đô la, vị trí 128.

Các nước cùng khu vực có GNI đầu người thấp hơn Việt Nam là Lào, Timor Leste, Campuchia và Myanmar.

Một số cường quốc gắn liền với khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thứ hạng như sau: Mỹ đứng thứ 7 trên thế giới, Nhật Bản, 28; Hàn Quốc, 32; Trung Quốc, 68 và Nga, 69.

Nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), thứ bậc về GNI đầu người của Việt Nam được cải thiện một chút, bộ chỉ số của Ngân hàng Thế giới cho hay. Với cách tính này, Việt Nam giữ vị trí 115 trên thế giới và đứng thứ 6 trong khu vực, lần lượt thấp hơn các nước Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Trong khi đó, quy đổi theo PPP, GNI đầu người của Singapore là hơn 102.000 đô la, đứng số 1 thế giới, cao gấp hơn 9 lần con số 11.040 đô la/người của Việt Nam.

Mặc dù chưa lọt vào nửa trên trong nhóm các nước Đông Nam Á, song số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy các chỉ số của Việt Nam đã tiến thêm được 2 bậc trên bình diện toàn cầu, trong khi các nước ASEAN - chỉ trừ Singapore - đều tụt vài bậc.

Bộ chỉ số WDI của Ngân hàng Thế giới tập hợp các chỉ số phát triển quan trọng, lấy thông tin từ các nguồn quốc tế được công nhận chính thức, và nó thể hiện dữ liệu cập nhật nhất và chính xác nhất có thể có được về tình hình phát triển toàn cầu.

Các số liệu mới cập nhật cho thấy GNI đầu người của Việt Nam, theo cách tính thông thường, đạt mức cao hơn một chút so với ngưỡng thu nhập trung bình thấp của thế giới (2.485 đô la), nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với ngưỡng thu nhập trung bình cao (10.363 đô la).

Điều này cũng vẫn đúng ngay cả khi tính theo PPP. Ngưỡng thu nhập trung bình thấp của thế giới theo PPP là 7.910 đô la, còn ngưỡng thu nhập trung bình cao là 19.962 đô la.

So sánh với toàn vùng Đông Á-Thái Bình Dương, GNI đầu người của Việt Nam chưa bằng 1 phần 3 mức trung bình của khu vực là 12.740 đô la, theo cách tính thông thường; và bằng gần một nửa của mức 20.195 đô la, theo quy đổi PPP.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong năm 2021 là hơn 362,6 tỷ đô la, đứng thứ 39 trong số 207 nền kinh tế, vẫn theo Ngân hàng Thế giới. Nếu tính theo PPP, GDP Việt Nam đứng thứ 25 trong số 195 nước và vùng lãnh thổ.

Gần thời điểm Ngân hàng Thế giới cập nhật thông tin về GDP và GNI, tạp chí CEOWORLD có trụ sở chính ở New York, Mỹ, đưa ra bảng xếp hạng về chất lượng sống trên thế giới, theo đó, Việt Nam đứng thứ 62 trên bình diện toàn cầu và đứng thứ 7 trong khối ASEAN.

Bảng xếp hạng mang tên “Những nước tốt nhất thế giới về chất lượng cuộc sống, 2021”, được công bố hôm 20/6, cho thấy trong số các nước Đông Nam Á, Singapore đứng đầu, tiếp theo là Thái Lan, Philippines, Malaysia, Brunei, và Indonesia.

Mặc dù còn thấp so với đa số các nước láng giềng, song với vị trí 62, chất lượng sống của Việt Nam có thứ hạng cao hơn 103 nước khác, bao gồm Myanmar, Campuchia, và Timor Leste ở Đông Nam Á. Bảng xếp hạng của CEOWORLD không nêu tên Lào.

Báo cáo mới nhất của IMF đưa ra dự báo, năm 2022 nền kinh tế toàn cầu ước đạt và vượt ngưỡng 100 nghìn tỷ USD.

Tạp chí kinh tế trực tuyến Mỹ Visualcapitalist (VCC) từng cập chủ đề trên trong quá khứ khi GDP của thế giới đạt 88 nghìn tỷ USD (năm 2020) và sau đó là 94 nghìn tỷ USD năm 2021. Năm nay, theo dự báo mới nhất của IMF, ​​nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt 104 nghìn tỷ USD theo giá trị danh nghĩa vào cuối 2022.

Mặc dù tăng trưởng có xu hướng đi lên, nhưng sự phục hồi hậu đại dịch lại vướng phải nhưng cản trở mới, như xung đột tại Ukraine, tắc nghẽn chuỗi cung ứng, khủng hoảng năng lượng và lạm phát, nên các dự báo kinh tế toàn cầu đang được điều chỉnh giảm cho phù hợp với thực tế.

Tăng trưởng GDP hàng năm toàn cầu cho năm 2022 ban đầu được dự báo là 4,4% vào tháng 1, nhưng sau đó đã được điều chỉnh xuống 3,6%. Dữ liệu này từ IMF đại diện cho các dự báo danh nghĩa mới nhất cho cuối năm, tính đến tháng 4 năm 2022.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ số bao quát về hoạt động kinh tế trong một quốc gia. GDP đo lường tổng giá trị của sản lượng kinh tế - hàng hóa và dịch vụ - được sản xuất trong một khung thời gian nhất định bởi cả khu vực tư nhân và nhà nước.

TOP 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Hoa Kỳ vẫn là đầu tàu kinh tế trên toàn thế giới, với GDP đạt 25,3 nghìn tỷ đô la - chiếm gần một phần tư nền kinh tế toàn cầu. Trung Quốc xếp thứ hai, với 19,9 nghìn tỷ USD.

Dưới đây là Top 10 quốc gia hàng đầu về GDP trong danh sách danh sách 50 quốc gia đứng đầu (tính theo giá hiện tại, USD):

1. Hoa Kỳ 25,3 nghìn tỷ

2. Trung Quốc 19,9 nghìn tỷ

3. Nhật Bản 4,9 nghìn tỷ

4. Đức 4,3 nghìn tỷ

5. Vương quốc Anh 3,4 nghìn tỷ

6. Ấn Độ 3,3 nghìn tỷ

7. Pháp 2,9 nghìn tỷ

8. Canada 2,2 nghìn tỷ

9. Italia 2,1 nghìn tỷ

10. Brazil 1,8 nghìn tỷ

Quốc gia dẫn đầu ở châu Âu là Đức với 4,3 nghìn tỷ USD, Vương quốc Anh đứng ở vị trí thứ hai tại châu Âu. Một thay đổi đáng kể là Brazil được lọt vào TOP 10, sau khi vượt qua Hàn Quốc. Nga nằm ở vị trí thứ 11, với GDP là 1,8 nghìn tỷ USD. Trong khi tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây, các dự báo vẫn chỉ ra rằng, nước này sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2030, soán ngôi vị dẫn đầu kinh tế thế giới.

Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới với GDP tổng cộng vào khoảng 45,2 nghìn tỷ USD (Nguồn: CNBC)

Một khu vực cũng dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trong tương lai gần là Trung Đông và Bắc Phi, nhờ giá dầu cao hơn - Iraq và Ả Rập Xê Út nói riêng đang dẫn đầu mức tăng này. Tăng trưởng GDP của khu vực trong khu vực dự kiến ​​khoảng 5% vào năm 2022.

TOP 10 nền kinh tế nhỏ nhất thế giới

Một số nền kinh tế nhỏ nhất thế giới đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, sau đó là lạm phát và tình trạng thiếu cung cấp lương thực do cuộc chiến ở Ukraine. Dưới đây là 10 quốc gia có GDP thấp nhất vào năm 2022, (tính theo giá hiện tại, USD):

182. Samoa 1 tỷ đô la

183. Dominica 1 tỷ đô la

184. Tonga 1 tỷ đô la

185. São Tomé và Príncipe 1 tỷ

186. Micronesia 427 triệu

187. Quần đảo Marshall 267 triệu

188. Palau 244 triệu

189. Kiribati 216 triệu

190. Nauru 134 triệu

191. Tuvalu 66 triệu

10 quốc gia có GDP thấp nhất năm 2022 tập trung chủ yếu ở châu Đại Dương (Nguồn: Gfmag).

Nền kinh tế nhỏ nhất trên thế giới được xếp hạng trong bảng xếp hạng của IMF là Tuvalu với GDP chỉ 66 triệu USD. Hầu hết trong số 50 nước dưới cùng được coi là các nước có thu nhập thấp đến trung bình và các nước mới nổi/đang phát triển. Theo IMF, ở các nước đang phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người vào năm 2022 sẽ thấp hơn khoảng 5% so với xu hướng trước đại dịch. Một số quốc gia được dự báo sẽ tăng trưởng GDP âm trong năm nay, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở châu Âu. Ví dụ, Nga dự kiến ​​sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP -8,5% vào năm 2022, mặc dù vẫn còn phải xem chi phí chiến tranh và các lệnh trừng phạt ngày càng khắc nghiệt trên toàn cầu ảnh hưởng như thế nào đến triển vọng kinh tế của đất nước.

Trong khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã được điều chỉnh đi xuống, diễn biến tới đây có thể còn nghiêm trọng hơn, trong bối cảnh tình trạng lạm phát đang gia tăng và tăng đến mức được xem là tồi tệ nhất kể từ năm 1970. Hiện tại, lạm phát tiêu dùng toàn cầu đã ở mức 7%. Hàng hóa hàng ngày trở nên khó mua và lãi suất đang tăng lên khi các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới cố gắng kiểm soát tình hình. Các quốc gia có thu nhập thấp sẽ bị tổn thương nhiều nhất do lạm phát, nhất là về độ bay hơi của nền kinh tế./.

Khắc Nam

Tổng hợp từ Báo chí nước ngoài - 7/2022

Link tham khảo:

//www.visualcapitalist.com/100-trillion-global-economy/

Video liên quan

Chủ đề