Giá cà phê ngày 7 tháng 1 năm 2023

Giá cà phê hôm nay, ngày 7/9 có giá dao động từ 47.000 – 47.600 đồng/kg, giảm 300 đồng so với hôm qua (6/9).

Cụ thể, giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk ở các huyện Cư M’gar, huyện Ea H’leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua với giá từ 47.500 – 47.600 đồng/kg.

Tại các địa phương còn lại, giá cà phê tại tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Nông được thu mua ở mức 47.500 đồng/kg (tại khu vực thành phố Pleiku và huyện La Grai, tỉnh Gia Lai giảm thêm 100 đồng/kg).

Giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Di Linh, Bảo Lộc có giá 47.000 đồng/kg.

Giá cà phê ngày 7 tháng 1 năm 2023
Giá cà phê hôm nay 7/9: Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm thêm 300 đồng/kg

Đối với thị trường cà phê thế giới, giá cà phê đều ghi nhận sắc xanh ở cả hai sàn giao dịch London và New York.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London đã tăng trở lại nhưng ở mức độ nhẹ nhàng. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng 5 USD, lên 2.222 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2023 tăng thêm 3 USD, lên 2.212 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York cũng tiếp nối đà giảm liên tiếp sau nhiều phiên. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 0,65 cent, tăng thành 229,45 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng thêm 0,55 cent, lên 222,65 cent/lb, các mức tăng khá nhẹ nhàng. Khối lượng giao dịch cao.

Tính đến ngày 31/08, tồn kho của cà phê Robusta trên sàn London đạt 94.750 tấn, giảm 850 tấn. Tồn kho cà phê Arabica trên sàn New York tăng lại thêm 591 bao để đạt 672.585 bao.

Theo chuyên gia, giá cà phê hôm nay tuy đã quay trở lại mức tăng trưởng nhưng vẫn trong thời kỳ sụt giảm. Lý do chủ yếu do giá đồng đô la Mỹ ở mức cao nhất trong 20 năm qua nên tác động tiêu cực đến giá cả hàng hóa thế giới, đồng thời một số thị trường trọng điểm như Trung Quốc vẫn đang đóng cửa để phòng chống đại dịch nên đã tác động tiêu cực đến giá cả hàng hóa thế giới, trong đó có cà phê.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa có báo cáo về thị trường nông, lâm, thủy sản. Dẫn thống kê của Tổng cục Hải quan, cơ quan này cho biết, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 8/2022 đạt 110.000 tấn, trị giá 257 triệu USD, giảm 6,2% về lượng, nhưng tăng 9,0% về trị giá so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,24 triệu tấn, trị giá 2,82 tỷ USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 39,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Dự kiến, hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu cà phê sẽ vượt mức 3,07 tỷ USD thực hiện trong cả năm ngoái.

Bộ Công Thương khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ Hiệp định UKVFTA mang lại. Bởi theo cam kết của UKVFTA, sau 6 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Giá cà phê ngày 7 tháng 1 năm 2023
Ngành cà phê Việt Nam có thể thiết lập được mốc kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 4 tỷ USD trong năm 2022.

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép giống cà phê dây bản địa của xã Thuận An (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được lưu hành đặc cách. Đây là bước tiến mới trong phát triển giống của Đắk Nông, tạo động lực để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê. Cà phê dây có nhiều ưu điểm như năng suất cao (trung bình 6-8 tấn/ha), chống chọi sâu bệnh tốt, có khả năng chịu hạn trong thời gian dài, nhân to, chậm thoái hóa... Việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận lưu hành đặc cách giống cà phê dây Thuận An là cơ hội lớn cho Đắk Nông trong quá trình nâng cao hiệu quả ngành hàng cà phê.

Ngoài ra, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa phát động Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam vào năm 2023 với mục đích phát hiện và tôn vinh những lô cà phê và đơn vị sản xuất cà phê nhân đạt tiêu chuẩn đặc sản; Giới thiệu sản phẩm cà phê nhân đặc sản của Việt Nam đến với người tiêu dùng, nhà rang xay trong và ngoài nước; Kết nối trực tiếp nhà rang xay với đơn vị sản xuất cà phê đặc sản; Bước đầu phát triển thị trường, nhu cầu tiêu thụ và giá trị gia tăng cho cà phê đặc sản của Việt Nam; Tạo động lực cho người trồng cà phê quan tâm đến việc nâng cấp chất lượng. Dự kiến, thời gian nhận đăng ký bắt đầu từ ngày 15/02 – 25/03/2023.

Giá cà phê thế giới đã đạt mức cao nhất 10 năm và giới phân tích cho rằng tình trạng thắt chặt trên thị trường cà phê toàn cầu có thể kéo dài sang năm 2023 – theo hãng tin CNBC.

Đầu tuần này, giá cà phê giao tháng 12 trên sàn giao dịch ICE ở New York dao động quanh ngưỡng 2,34 USD/pound. Vào hôm thứ Năm tuần trước, giá cà phê đạt 2,46 USD/pound, cao nhất kể từ năm 2011 – thời điểm giá nông sản này nhảy vọt qua mốc 3 USD/pound.

Hôm thứ Sáu, giá cà phê tham chiếu của Hiệp hội Cà phê Quốc tế (ICA) là 2,07 USD/pound, tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chiến lược gia hàng hoá cơ bản Ole Hansen của Saxo Bank, nói với CNBC rằng trong 12 tháng qua, “một cơn bão hoàn hảo gồm các sự kiện đã thúc cà phê – một thức uống được ưa chuộng – tăng giá mạnh”.

“Câu hỏi về biến động giá cà phê trong thời gian tới là những diễn biến này có thể kéo dài thêm trong bao lâu. Tôi cho rằng chúng ta nên chú ý đến những gì diễn ra ở Brazil trong năm nay. Nhiệt độ ở Brazil đang thấp nhất trong nhiều thập kỷ, dẫn tới những đợt lạnh giá ở một số vùng trồng cà phê chủ chốt. Trước đó, Brazil đã trải qua một đợt khô hạn. Thời tiết cực đoan như vậy sẽ đặt sản lượng cà phê của niên vụ 2022 vào một tình trạng tồi tệ”.

Ông Hansen nói thêm rằng các sự kiện thời tiết bất lợi sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến năng suất cà phê trong năm nay, năm 2022 và thậm chí cả năm 2023.

“Giá cà phê đã tăng lên ngưỡng 3 USD/pound vào năm 2011, và đó cũng là năm Brazil mất mùa cà phê”, vị chuyên gia nhấn mạnh. “Thị trường đang đồn đoán liệu giá cà phê có tái lập mức đó hay không. Tôi cho rằng, với tình hình ở Brazil hiện nay, và các dự báo trong mấy tháng tới đây tiếp tục khẳng định sự suy giảm sản lượng cà phê, thì khả năng cà phê trở nên đắt đỏ hơn trong năm tới là rất thật”.

Cùng với thời tiết bất lợi ở Brazil, những nút thắt trong nguồn cung cà phê toàn cầu cũng có ảnh hưởng lớn đến thị trường vì các nhà sản xuất và các nhà rang xay cà phê – doanh nghiệp chế biến cà phê thô thành sản phẩm cuối cùng để đến tay người tiêu dùng - thường đặt tại các quốc gia khác nhau. Sự bấp bênh của thị trường cà phê còn đến từ các quốc gia như Ethiopia – đất nước đang ngấp nghé bờ vực nội chiến, và Việt Nam – nơi số ca nhiễm mới Covid-19 gia tăng có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cà phê.

“Tôi cho rằng chúng ta đang có một thị trường cà phê thắt chặt lần đầu tiên sau nhiều năm”, ông Hansen nói thêm.

Ông Maximillian Copestake, Giám đốc phụ trách kinh doanh cà phê tại thị trường châu Âu của công ty Marex, nói rằng cà phê đang ở trong “một cuộc đua tăng giá lớn do mất mát sản lượng”.

“Trong vòng 5-8 năm qua, nguồn cung cà phê của thế giới tập trung ở một hoặc hai nước sản xuất cà phê lớn, một là Brazil và hai là Việt Nam”, ông Copestake nói với CNBC.

“Nếu nguồn cung từ một trong hai nước này giảm sút, như tình trạng hiện nay, thì cả thị trường sẽ ‘phát điên’ và khuyến khích các quốc gia khác sản xuất thêm cà phê. Đó là nguyên lý nền tảng của thị trường, vấn đề đang nằm ở sự gián đoạn chuỗi cung ứng”, ông Copestake phát biểu.

Cũng theo nhà kinh doanh cà phê này, sẽ phải mất khoảng 2 năm để sản lượng cà phê phản ứng với biến động giá.

“Tôi không cho rằng chúng ta đã thoát khỏi sự khan hiếm nguồn cung này, trên bất kỳ phương diện nào”, ông Copstake nhận định. “Nhưng khi giá tăng, nông dân trồng cà phê sẽ không tích trữ nữa, vì giá quá tốt để bán. Họ sẽ có lý do để trồng thêm cà phê. Tôi cho rằng chúng ta đang ở trong một quá trình như thế”.