Giá cả sản xuất được xác định bằng công thức nào

Làm thế nào để đặt được một mức giá sản phẩm phù hợp vừa đảm bảo thu được lợi nhuận cao vừa không khiến cho khách hàng của bạn “chạy mất dép” vì giá quá “chát”. Giá như thế nào mới là hợp lý đây? Khi mới bắt đầu kinh doanh hay chuẩn bị ra mắt một sản phẩm mới, vấn đề này có thể sẽ làm bạn cảm thấy khó khăn. Đừng lo, SUNO sẽ hướng dẫn bạn công thức định giá sản phẩm chỉ với 5 bước đơn giản. Với công thức này, bạn có thể áp dụng đặt cho giá bán lẻ hoặc giá bán sỉ hay cả hai.

Giá cả sản xuất được xác định bằng công thức nào
Định giá sản phẩm bán lẻ và bán sỉ như thế nào cho phù hợp?

Bước 1: Tính giá vốn (giá gốc) cho sản phẩm của bạn

Giá vốn (giá gốc) của sản phẩm (còn được gọi là Cost of goods sold – COGS) là tổng chi phí bao gồm phí sản xuất hoặc nhập sản phẩm (còn được gọi là giá thành của sản phẩm) và bất kỳ chi phí bổ sung nào cần thiết, chẳng hạn như phí nhân công, vận chuyển, xử lý, marketing,… để hàng được sẵn sàng bán. Hiểu một cách đơn giản hơn là giá vốn (giá gốc) của sản phẩm có thể được xác định với công thức tính như sau:

Giá gốc (giá vốn) = Giá thành sản phẩm (Chi phí sản xuất/nhập sản phẩm) + Chi phí phát sinh khác nếu có (chi phí nhân công, đóng gói, vận chuyển, marketing,…)

Bước 2: Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng của bạn

Trước khi bạn muốn đặt giá bán cho bất kỳ sản phẩm bán lẻ nào, hãy xác định rõ phân khúc thị trường mà bạn đang nhắm đến. Ví dụ: hàng của bạn thuộc lĩnh vực nào, là hàng cao cấp, hướng đến khách hàng giàu có? Hay hàng của bạn là hàng bình dân, phù hợp với khách hàng có thu nhập trung bình – khá?

Nên nhớ, chỉ khi nắm bắt được khách hàng tiềm năng cụ thể thì bạn mới có thể dựa theo đó để đưa ra mức giá lợi thế cạnh tranh cho bản thân. Tùy vào khách hàng của bạn có những hành vi tiêu dùng ra sao, ví dụ như chỉ quan tâm về giá cả hay về chất lượng sản phẩm. Khả năng ngân sách chi trả của họ cho việc mua sắm là bao nhiêu?

Hãy tổng kết tất cả những dữ liệu đó lại, bạn sẽ có thể đưa ra được mức giá phù hợp, đánh trúng tâm lý khách hàng.

Bước 3: Xác định mức lợi nhuận mà bạn mong muốn

Có một mẹo nhỏ và đơn giản mà có lẽ ai cũng thường áp dụng vào công thức định giá sản phẩm. Đó chính là bắt đầu lấy từ giá gốc của bạn rồi nhân gấp đôi lên để ra giá bán. Đây là cách làm an toàn và phổ biến nhất. Nó đảm bảo mức lợi nhuận bán hàng của bạn luôn thu về được là 100%.

Tuy nhiên, trong phân khúc bán lẻ, còn tùy vào từng ngành hàng và mô hình kinh doanh của bạn để tùy chỉnh giá bán mang về lợi nhuận bao nhiêu là phù hợp. Thường với các nhà sản xuất trực tiếp hay các thương hiệu lớn, họ sẽ nhắm đến mức lợi nhuận vào khoảng 30 – 50%. Họ có thể chấp nhận mức lợi nhuận thấp để đạt được những mục tiêu khác.

Trong khi các nhà bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng thì sẽ luôn nhắm đến mức lợi nhuận cao nhất có thể, vào khoảng 55 – 100%. Vậy nên, để có được giá bán sau cùng cho sản phẩm dù là bán sỉ hay bán lẻ thì bạn cần xác định mức lợi nhuận bạn mong muốn thu về được.

Bước 4: Đặt giá bán lẻ (giá niêm yết)

Sau khi xác định được lợi nhuận mong muốn thì bạn sẽ tính ra được giá bán sau cùng với công thức như sau:

Giá bán lẻ = [Giá gốc/vốn + (Giá gốc X  % lợi nhuận mong muốn)] 

Ví dụ như 1 sản phẩm giá gốc của bạn là 50.000 VND, bạn muốn thu lợi nhuận 100%, vậy thì bạn sẽ có giá bán là: [50.000 + (50.000 X 100%)] = 100.000 VND

Ở bước này, chúng ta vừa áp dụng công thức định giá sản phẩm để ra được giá bán sau cùng theo như mức lợi nhuận mà bạn kỳ vọng. Nếu như bạn đơn thuần chỉ là bán lẻ, mua đi bán lại và giá bán sau cùng bạn đưa ra đã hợp lý, phù hợp và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì bạn có thể bắt đầu bán hàng rồi đấy.

Tốt nhất, để chắc chắn, bạn cần nghiên cứu xem các đối thủ, các nhà bán lẻ khác đang bán với mức giá bao nhiêu. Từ đó, bạn có thể so sánh và xem lại giá bán sản phẩm sau cùng của mình có khả thi hay không. Nếu như mức giá bạn đưa ra quá cao so với mặt bằng chung trên thị trường hay vượt quá khả năng chi trả của phân khúc khách hàng bạn đang nhắm đến. Bạn nên xem xét, điều chỉnh lại, chấp nhận một mức lợi nhuận thấp hơn để bán được hàng.

Lưu ý:

Bạn cũng nên lưu ý, đừng nhầm lẫn giá gốc (giá vốn) với giá thành để tính ra giá bán. Đã có nhiều trường hợp, chủ kinh doanh dùng giá thành nhân lên gấp đôi, gấp 3 hoặc gấp 4 lần để ra giá bán. Họ nghĩ rằng mình đang có mức lời rất “khủng”. tuy nhiên, đó chỉ là sự ngộ nhận. Trên thực tế, doanh thu bán hàng sau khi thu về, phần lợi nhuận trong đó vẫn tiếp tục bị trừ thêm các khoản chi phí khác dẫn đến bạn không lời như bạn tưởng.

Bước 5: Đặt giá bán sỉ

Nếu bạn là nhà sản xuất trực tiếp và cùng một lúc bạn vừa bán lẻ vừa bán sỉ thì bạn sẽ làm tiếp bước này. Vấn đề khi đặt giá sỉ là làm sao để không ảnh hưởng lợi nhuận giữa giá bán sỉ và bán lẻ. Đồng thời, giá bán lẻ của bạn cũng không gây ảnh hưởng về sự xung đột lợi ích với các đối tác bán lẻ khác đang lấy hàng của bạn về bán.

Tất nhiên, khi bạn bán sỉ, số lượng sản phẩm trong mỗi đơn hàng sẽ rất nhiều. Điều này cho phép bạn có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn. Lúc này, để đặt được giá sỉ, bạn nên chia theo khung số lượng sản phẩm để có nhiều mức giá sỉ. Tùy theo số lượng sản phẩm trên đơn hàng mà đối tác đặt, họ sẽ được hưởng mức giá chiết khấu khác nhau, lấy càng nhiều giá càng rẻ. Như vậy bạn cũng sẽ có được chính sách giá sỉ đa dạng cho nhiều đối tác. Dù là vốn ít hay vốn nhiều thì họ vẫn có thể lấy hàng từ bạn.

Gợi ý cho bạn là khi vừa bán lẻ và bán sỉ thì bạn có thể đẩy giá bán lẻ lên cao để tránh gây ảnh hưởng xung đột về giá cho các đối tác của bạn khi lấy hàng về bán. Giả sử bạn muốn mức lợi nhuận thu về trên giá bán lẻ là 80%. Vậy bạn có thể chia ra các mức lợi nhuận còn lại cho giá sỉ dựa trên số lượng sản phẩm đặt mua như sau:

Ví dụ:

Một sản phẩm của bạn có giá gốc là 30.000 VND, lợi nhuận bạn mong muốn là 80%. Vậy giá bán lẻ là [30.000 + (30.000 X 80%)]  = 54.000 VND. Các mức giá bán sỉ theo số lượng sản phẩm mà đối tác đặt mua sẽ được tính như sau:

Mua từ 3 đến 10 cái: mức lợi nhuận thu về là 70%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: [30.000 + (30.000 X 70%)] = 51.000 VND/cái

Mua từ 11 đến 30 cái giá bán: mức lợi nhuận thu về là 60%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: [30.000 + (30.000 X 60%)] = 48.000 VND/cái

Mua từ 31 – 50 cái giá bán: mức lợi nhuận thu về là 50%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: [30.000 + (30.000 X 50%)] = 45.000 VND/cái

Mua từ 100 cái trở lên: mức lợi nhuận thu về là 40%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: [30.000 + (30.000 X 40%)] = 42.000 VND/cái

Cứ theo công thức lũy tiến này thì cứ đối tác mua càng nhiều thì giá càng giảm. Đồng thời, bạn vẫn luôn kiểm soát được lợi nhuận tối thiểu bạn thu về là bao nhiêu khi bán sỉ. Tất nhiên không nhất thiết bạn phải rập khuôn theo khung số lượng sản phẩm và mức lợi nhuận như trên mà hoàn toàn có thể tùy biến sao cho hợp lý.

Miễn bạn luôn lấy mức lợi nhuận trên giá bán lẻ làm điểm xuất phát. Và mức giá bán lẻ đề xuất của bạn cũng đảm bảo không làm ảnh hưởng, gây xung đột về lợi ích đối với các đối tác nhập hàng của bạn. Như vậy, bạn sẽ có thêm nhiều khách hàng hơn.

Lời kết:

Trên đây là công thức định giá sản phẩm cơ bản và đơn giản nhất. Dành cho những người mới bắt đầu và chưa có kiến thức chuyên sâu về việc kinh doanh. Ngoài ra hiện nay còn có rất nhiều phương pháp định giá sản phẩm như: định giá xuất phát từ chi phí cho sản phẩm, định giá dựa theo sự cạnh tranh, định giá theo marketing,… mà mọi người có thể tìm hiểu và tham khảo.

Có người nói định giá sản phẩm là cả một nghệ thuật trong việc bán hàng, đây không phải là việc khó khăn nhưng cũng không hề đơn giản. Nếu bạn không chú trọng cho nó thì sẽ rất ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh sau này. Dù sao, khi mới bắt đầu, chúng ta có thể đi từ những bước đơn giản nhất, sau đó tích lũy dần kinh nghiệm để cải thiện bản thân hơn. SUNO hy vọng và chúc cho mọi người ngày càng thành công, buôn may bán đắt hơn nhé!

Xem thêm: Định giá hàng hoá – 9 chiến lược giúp mang lại lợi nhuận

a) Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa 

Nếu gọi giá trị hàng hóa là W, thì W = c + v + m. Đó chính là những chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất hàng hóa. Nhưng đối với nhà tư bản, để sản xuất hàng hóa, họ chỉ cần chi phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, được ký hiệu là k. k = c + v

Vậy, chi phí sản xuất  tư bản  chủ  nghĩa   là phần giá trị  bù  lại  giá cả   của  những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản.

Nếu dùng k để chỉ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thì công thức W = c + v + m sẽ chuyển hoá thành:

W = k + m.

Giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị hàng hóa có sự khác nhau cả về chất và về lượng.

Về chất, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ là sự chi phí về tư bản; còn giá trị hàng hóa là sự chi phí thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hóa.

Chi phí thực tế là chi phí về lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

Về lượng, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí thực tế, tức là giá trị của hàng hóa, vì rằng W = k + m thì k = W- m.

Đối với nhà tư bản, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là giới hạn thực tế của lỗ lãi kinh doanh nên họ ra sức “tiết kiệm” chi phí sản xuất này bằng mọi cách.

b) Lợi nhuận 

Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, nên sau khi bán hàng hoá theo đúng giá trị, nhà tư bản không chỉ bù lại  đủ số tiền đã ứng ra, mà còn thu được    một số tiền   lời  ngang  bằng m.  Số tiền lời này gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p. Lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản  ứng ra, là kết quả  hoạt động  của  toàn bộ tư   bản đầu tư  vào   sản xuất kinh doanh.

Công thức tính lợi nhuận: p = W- k. Công thức W = k + m chuyển thành W = k + p, có nghĩa là giá trị hàng hóa tư bản chủ nghĩa bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận.

Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Cái khác nhau giữa bỏ m và p ở chỗ, khi nói m là hàm ý so sánh nó với v, còn khi nói p lại hàm ý so sánh với (c + v); p và m thường không bằng nhau, p có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, phụ thuộc vào giá cả bán hàng hóa do quan hệ cung – cầu quy định. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội, tổng số lợi nhuận luôn ngang bằng tổng số giá trị thặng dư.

c) Tỷ suất lợi nhuận 

Khi giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư chuyển hóa thành tỷ suất lợi nhuận.

Giá cả sản xuất được xác định bằng công thức nào

Về chất, tỷ suất giá   trị thặng dư biểu hiện đúng  mức độ bóc  lột  của nhà tư bản đối với lao động. Còn tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.

Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho các nhà đầu tư tư bản thấy đầu tư vào đâu thì có lợi hơn (ngành nào cóp’ lớn hơn). Do đó, tỷ suất lợi nhuận là mục tiêu cạnh tranh và là động lực thúc đẩy sự hoạt động của các nhà tư bản.

Tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố như: tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ của tư bản, tốc độ chu chuyển tư bản, sự tiết kiệm tư bản bất biến…

2. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất 

a) Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa, nhằm mục đích giành ưu thế trong sản xuất và trong tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành được thực hiện thông qua các biện pháp: cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, cải tiến mẫu mã… làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa do xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến hình thành giá trị xã hội của hàng hóa, tức là giá trị thị trường của hàng hóa, làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hóa giảm xuống, chất lượng hàng hóa được nâng cao, chủng loại hàng hóa phong phú…

b) Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân 

Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.

Trong xã hội có nhiều ngành sản xuất khác nhau, với các điều kiện sản xuất không giống nhau, do đó lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận không giống nhau, nên các nhà tư bản phải chọn ngành nào có tỷ suất lợi nhuận cao nhất để đầu tư.

Ví dụ: Trong xã hội có ba ngành sản xuất công nghiệp khác nhau: cơ khí, dệt, da; tư bản đầu tư đều là 100; tỷ suất giá trị thặng dư đều là 100%. Tư bản ứng trước đều chu chuyển hết giá trị vào sản phẩm. Nhưng do tính chất kinh tế, kỹ thuật mỗi ngành khác nhau nên cấu tạo hữu cơ của các xí nghiệp cũng rất khác nhau. Nếu số lượng giá trị thặng dư của xí nghiệp nào tạo ra cũng bằng lợi nhuận nó thu được thì tỷ suất lợi nhuận sẽ rất khác nhau. Xem bảng dưới đây:

Ngành sản xuất

Chi phí sản xuất TBCN

M

(m’ =100%)

Giá trị hàng hoá

P’ ngành (%)

p’ (%)

Giá cả sản xuất

Cơ khí

80c +20v

20

120

20

30

130

Dệt

70c +30v

30

130

30

30

130

Da

60c + 40v

40

140

40

30

130

Trong trường hợp trên, ngành da là ngành có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, tư bản ở các ngành khác sẽ chuyển sang làm cho quy mô sản xuất của ngành da mở rộng, sản    phẩm của  ngành da nhiều   lên, cung   sản phẩm của   ngành da  lớn  hơn cầu, giá cả sẽ hạ xuống, tỷ suất lợi nhuận giảm.

Ngược lại, quy mô sản xuất ở những ngành mà tư bản di chuyển đi sẽ bị thu hẹp, cung nhỏ hơn cầu, giá cả sẽ cao hơn, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng.

Như vậy, sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận của ngành và dẫn đến hình thành tỷ suất lợi nhuận ngang nhau, mỗi ngành đều nhận được tỷ suất lợi nhuận 30%. Đó là tỷ suất lợi nhuận chung hay tỷ suất lợi nhuận bình quân, ký hiệu là p ‘.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân là ”con số trung bình” của tất cả các tỷ suất lợi nhuận khác nhau hay tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội.

Giá cả sản xuất được xác định bằng công thức nào

Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau. Nó chính là lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được căn cứ vào tổng tư bản đầu tư, nhân với tỷ suất lợi nhuận bình quân, không kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào.

Sự hình thành lợi nhuận bình quân đã làm cho quy luật giá trị thặng dư, quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản, bị biến dạng đi. Quy luật giá trị thặng dư hoạt động trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thể hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân.

c) Sự hình thành giá cả sản xuất 

Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là giá cả bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân.

Giá cả sản xuất = k + p’ 

Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là phạm trù kinh tế tương đương với phạm trù giá cả. Nó cũng là cơ sở của giá cả trên thị trường. Giá cả sản   xuất  điều    tiết  giá  cả     thị     trường, giá      cả   thị trường xoay quanh giá cả  sản xuất.  Khi giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị có hình thức biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.