Giá từng thước đất thế nào là đồng đội

15:51, 08/06/2011

Nhà thơ Chính Hữu là người lính trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Bài thơ “Giá từng thước đất” được ông viết từ năm 1954 đến 1961 mới hoàn thành.

Thơ Chính Hữu thường có tứ, câu chữ dồn nén nhiều dư ba. Nếu như bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của nhà thơ Tố Hữu là một tráng ca hào hùng nóng hổi, kích thích hưng phấn lòng người, nhịp thơ cuộn chảy thì “Giá từng thước đất” của Chính Hữu nghiêng về phía bi tráng nhiều quặn thắt. Ở đây chân dung người lính hiện lên thật cụ thể có cả những tên người: Lò Văn Sự, Nguyễn Đình Ba… Đồng đội theo nhà thơ là: Hớp nước uống chung/Nắm cơm bẻ nửa. Tình cảm đồng đội được nâng dần lên từ những sinh hoạt bình thường đến lẽ tử sinh của một đời người: Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp/Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết. Cái cộng đồng thân thiết đó thật bình dị: Chia khắp anh em một mẩu tin nhà. Có lẽ đây cũng là nét đặc trưng của những người lính Việt Nam đa số xuất thân từ nông thôn ra đi từ cộng đồng làng xóm, từ nếp nhà tranh sau lũy tre làng gắn bó mật thiết với nhau. Một mẩu tin tuy ngắn ngủi nhưng đó là cả một hậu phương vững chắc để chống chọi lại “Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo dội. Viết trực tiếp về chiến tranh thật khó, nhất là với thơ – một thể loại ở đó có độ kết tinh cao của ngôn ngữ. Ở đây nhà thơ viết về cái chết của đồng đội với một giọng thơ hào sảng chứ không bi lụy: Bạn ta đó/chết trên dây thép ba tầng, câu thơ cắt ngang tạo hình rất ấn tượng.

Chính Hữu đã phác họa vẻ đẹp hùng tráng của người chiến sĩ khó có tượng đài nào chạm khắc nổi: Một bàn tay chưa rời báng súng/Chân lưng chừng nửa bước xung phong, người lính hy sinh vẫn nằm trong tư thế tấn công. Sau này nhà thơ Lê Anh Xuân đã có tứ thơ khá hay về “Dáng đứng Việt Nam” của người chiến sĩ trong thời kỳ chống Mỹ: “Và anh chết trong khi đang đứng bắn/Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Nhịp điệu câu thơ trong bài “Giá từng thước đất”/cấu trúc theo lối bậc thang tạo cho người đọc cảm giác đang chứng kiện trận địa giao thông hào chằng chịt và lấn dần từng thước đất mà: Bạn ta/lấy thân mình/đo bước. Tứ thơ vụt sáng khi mỗi thước đất được đo bằng sự hy sinh của từng người lính gối lên nhau rải trên mặt đất. Ngôn ngữ thơ quánh lại quyện lấy nhau tạo ra trường liên tưởng ám ảnh, gợi nhiều suy nghĩ sâu sắc lay động tâm thức người đọc. Khổ cuối bài thơ câu thơ dồn ngắn lại, rồi đột ngột trải dài ra cô đọng đanh như một lời thề – cao hơn đó còn là lời hứa danh dự với người đã khuất.

Thơ Chính Hữu gợi nhiều hơn tả, dồn nén và tung phá, chạm khắc và lung linh, chân thực và biến ảo. Sức công phá của bài thơ ông giống như khối bộc phá ngàn cân nén vào đội A1 và âm thầm cháy bằng dây cháy chậm. Những người hy sinh sẽ trẻ mãi với thời gian và từng thước đất sẽ sống mãi với non sông đất nước.

Nguyễn Ngọc Phú

Kể về một câu chuyện về phẩm chất đạo đức (Ngữ văn - Lớp 8)

3 trả lời

Tóm tắt cô bé bán diêm (Ngữ văn - Lớp 6)

3 trả lời

Viết bài với chủ đề "thầy cô trong mắt em" (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội, Ta mới hiểu thế nào là đồng đội. Đồng đội ta Là hớp nước uống chung Nắm cơm bẻ nửa Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa Chia khắp anh em một mẩu tin nhà Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết. (Giá từng thước đất, Chính Hữu) ————————————————————– Câu 1: Đoạn thơ lý giải như thế nào về tình đồng đội? Câu 2: Những hình ảnh: trưa nắng, chiều mưa, chiến hào chật hẹp, cái chết gợi cho em những cảm nhận gì? Câu 3: Phân tích hiệu quả của biện pháp điệp từ trong đoạn thơ? Câu 4: Em cảm nhận được gì về tâm trạng của tác giả trong câu thơ: “Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.” Câu 5: Định nghĩa “đồng đội” trong bài thơ có gì giống và khác với

định nghĩa “đồng chí” trong bài thơ Đồng chí?

 

Quả thật, tư tưởng bài thơ toát lên chính từ cái ý sâu xa này. Đọc xong bài thơ và ngẫm nghĩ thì thấy đồng đội và bối cảnh trận địa  Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội đã được nhà thơ dùng làm cái nền, nơi con người kề bên cái chết vẫn đồng tâm nhất trí chiến đấu giữ cho được từng thước đất thiêng liêng của Tổ quốc. Những người chiến sĩ bình thường, những người lính không có chiến công đặc biệt đến tận hôm nay, sau 66 năm, vẫn không thể quên từng tấc đất thấm máu của đồng đội. Biết bao chiến sĩ, những người đã nằm xuống nơi đây và những người đang sống, cùng với nhân dân cả nước đã “chụm lại thành hòn núi cao” làm nên chiến thắng chấn động địa cầu (7/5/1954). Cái giá của từng thước đất hàm chứa trong đó là sự hy sinh của đồng đội. Hy sinh để giữ từng thước đất – đó là một sự đóng góp làm nên vinh quang. Ý thơ đậm đặc khiến người đọc thấy lộ ra sự hy sinh ở đây vô cùng ý nghĩa. Và trong thơ hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ sáng lên, lấp lánh. Họ biết “chia nhau cái chết”, biết chia nhau cả cái vinh quang được hy sinh vì đất nước – đó là sự hy sinh đầy ý nghĩa khi cần thiết. Nếu có ai đó muốn tạc tượng hình ảnh Người lính Điện Biên trên đồi Him Lam, trên cứ điểm A1 hay giữa lòng một trận địa nào đó ở Điện Biên Phủ thì hình tượng này đã có sẵn trong thơ Chính Hữu rồi – đó là ý tưởng có thể mách bảo cho nhà điêu khắc: Một bàn tay chưa rời báng súng/ Chân lưng chừng nửa bước xung phong. Đó chính là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ Những con người mỗi khi nằm xuống/ Vẫn nằm trong tư thế tiến công! Những hy sinh cao cả đó của các anh nhất định thế hệ ngày nay và thế hệ mai sau không bao giờ quên.

Là nhà thơ nhưng cũng là người trong cuộc nên từ trong trái tim nhà thơ-chiến sĩ Chính Hữu đã in sâu những hình ảnh anh hùng của đồng đội. Nhà thơ nói đến một người - không thần tượng hoá con người đó - để nhớ đến rất nhiều người. Đây chính là bút pháp tài tình khắc hoạ tính cách điển hình của người lính Điện Biên: Khi bạn ta/ lấy thân mình đo bước/ Chiến hào đi/ Ta mới hiểu/ Giá từng thước đất.

Chiến hào trong bài thơ nằm trong lòng đất không vô tri vô giác mà đó là cuộc sống của những con người trong trận quyết đấu giữ từng tấc đất vẫn luôn sẵn sàng đương đầu với cái chết và luôn nghĩ đến đồng đội. Họ chính là Đồng đội ta / là hớp nước uống chung/ Nắm cơm bẻ nửa/ Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa/ Chia khắp anh em một mẩu tin nhà. Đó cũng là chiến hào ở trận địa mặc dù có hình thù góc cạnh cụ thể, nhưng lại có đời sống riêng, nơi che chở và nơi chôn cất những chiến sĩ có tên và không tên dọc theo hai bên đường phát triển của chiến hào. Đọc thơ ta thấy chiến hào và những người lính hình như hôm nay vẫn đang vận động theo chiến hào để tiến đánh các cứ điểm - tất cả hiển hiện trước mắt ta đã hoà vào một, trở thành biểu tượng quyết đánh giặc giữ lấy mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc ở miền Tây Bắc: Bên trái: Lò Văn Sự/ Bên phải: Nguyễn Đình Ba/ Những đêm tiến công, những ngày phòng ngự/ Có phải các anh vẫn còn đủ cả/ Trong đội hình đại đội chúng ta? Các anh đã nằm xuống nhưng ở đâu đây tiếng các anh vẫn giục giã kêu gọi mỗi người lính Điện Biên hãy tiến công:

Trận địa là đây,

Trận địa sẽ không lùi nửa thước,

Không bao giờ, không bao giờ để mất

Mảnh đất

Các anh nằm.

Giữa“bom gầm pháo giội” những người lính Điện Biên vẫn sống bên nhau những giây phút đầy ắp tình người ngay trong chiến hào của trận địa. Thế hệ hôm nay không bao giờ quên các anh và chiến công của các anh, đúng như Olga Bergoldt, nhà thơ nữ của Liên Xô trước đây đã từng viết về cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, tri ân các chiến sĩ Hồng quân: “Không ai bị lãng quên, không điều gì bị lãng quên”,

Bài thơ khép lại với dư âm: Không bao giờ để mất/ Mảnh đất các anh nằm đã tạc vào lòng người dân Việt Nam hôm nay và muôn đời sau:

       Một bàn tay chưa rời báng súng

       Chân lưng chừng nửa bước xung phong!

                                      (Bài viết của Nguyễn Xuân Hòa)

GIÁ TỪNG THƯỚC ĐẤT

                            Thơ của Chính Hữu

Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội,

Ta mới hiểu thế nào là đồng đội.

Đồng đội ta

là hớp nước uống chung

Nắm cơm bẻ nửa

Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa

Chia khắp anh em một mẩu tin nhà

Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp

Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.

Bạn ta đó

Ngã trên dây thép ba tầng

Một bàn tay chưa rời báng súng,

Chân lưng chừng nửa bước xung phong.

Ôi những con người mỗi khi nằm xuống

Vẫn nằm trong tư thế tiến công!

Bên trái: Lò Văn Sự

Bên phải: Nguyễn Đình Ba,

Những đêm tiến công, những ngày phòng ngự,

Có phải các anh vẫn còn đủ cả

Trong đội hình đại đội chúng ta ?

Khi bạn ta

lấy thân mình

đo bước

Chiến hào đi,

Ta mới hiểu

giá từng thước đất,

Các anh ở đây

Trận địa là đây,

Trận địa sẽ không lùi nửa thước,

Không bao giờ, không bao giờ để mất

Mảnh đất

Các anh nằm.

1954-1961

Video liên quan

Chủ đề