Giải bài tập giáo dục địa phương lớp 6

Soạn văn 6 bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) rèn luyện chính tả

Soạn bài lớp 6: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) rèn luyện chính tả được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 giúp các em học sinh ôn tập, từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo

Soạn bài Ngữ Văn lớp 6: Câu trần thuật đơn không có từ là trang 118 SGK

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 5 - Văn tả cảnh

Soạn bài lớp 6 tập 2

RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ

Bài tham khảo 1

I. Nội dung luyện tập Học sinh ở mỗi miền hãy đọc kĩ SGK trang 166 và 167 để thấy những lỗi chính tả mà mình thường mắc phải.

II. Một số hình thức luyện tập

1. Điền chỗ trống.

- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.

- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.

- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.

- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.

2. Điền từ.

a. Vây cá, sợi dây, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.

b. Giết giặc, da diết, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.

3. Chọn S hoặc X. Xám xịt, sát mặt đất, sấm rền, lóe sáng. Rạch xé, sung già, cửa sổ, cành xơ xác. Sần sập, loảng xoảng.

4. Điền từ.

Thắt lưng buộc bụng,

Buột miệng nói ra

Cùng một ruột Con bạch tuộc

Thằng đuồn đuột

Quả dưa chuột Bị chuột rút

Trắng muốt

Con chẫu chuộc.

5. Viết hỏi, ngã.

Vẽ, biếu, bỉu, rụn, dẳng, hưởng, tưởng, giỗ, lỗ mãng, cổ lổ, ngầm nghĩ.

6. Chữ lỗi

- Căng dặng chữa thành căn dặn

Rằn rằng

Kiêu căn kiêu căng

- Chắng chắn

Ngan ngang

Chẳn chẳng

Dừng rừng

Chặc chặt

- Cắng cắn

Bài tham khảo 2

I. Nội dung luyện tập

1. Đọc và viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi.

- Các cặp phụ âm: tr/ ch, s/ x, r/ d/ gi, l/ n, v/ d.

- Các ví dụ (xem SGK).

2. Đọc và viết đúng các vần và các thanh.

- Các vần: -ac, -at, -ang, -an, -ươc, -ươt, -ương, -ươn.

- Các thanh hỏi / ngã.

- Các ví dụ (xem SGK).

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Điền tr/ ch, s/ x, r/ d/ gi, l/ n vào chỗ trống.

Gợi ý:

- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.

- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.

- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, gang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.

- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.

2. Lựa chọn từ điền vào chỗ trống.

a) Vây, dây, giây

… cá, sợi …, … điện, … cánh, … dưa, … phút, bao …

Gợi ý:

- Các từ cần điền lần lượt là: vây, dây, dây, vây, dây, giây, vây.

b) Viết, diết, giết

… giặc, da…, …văn, chữ …, … chết.

Gợi ý:

- Các từ cần điền lần lượt là: Giết, diết, viết, viết, giết.

c) Vẻ, dẻ, giẻ

hạt …, da …, … vang, văn …, … lau, mảnh …, … đẹp, … rách.

Gợi ý:

- Các từ cần điền lần lượt là: Dẻ, dẻ, vẻ, vẻ, giẻ, dẻ, vẻ, giẻ.

3. Chọn s hoặc x để điền vào chỗ trống cho thích hợp:

Bầu trời …ám xịt như sà xuống …át mặt đất. …ấm rền vang, chớp loé …áng rạch …é cả không gian. Cây …ung già trước cửa …ổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành …ơ …ác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông …ầm …ập đổ, gõ lên mái tôn loảng …oảng.

Gợi ý:

- Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: Xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng.

4. Điền từ thích hợp có vần –uôc hoặc –uôt và chỗ trống:

Thắt lưng … bụng, … miệng nói ra, cùng một …, con bạch …, thẳng đuồn …, quả dưa …, bị … rút, trắng …, con chẫu …

Gợi ý:

- Các từ cần điền lần lượt là: Buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc.

5. Điền các dấu phù hợp (hỏi hoặc ngã) vào các chữ in nghiêng:

Gợi ý: Đáp án đúng là.

Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.

6. Chữa lỗi chính tả có trong những câu sau:

- Tía đã nhiều lần căng dặng rằn không được kiêu căn.

- Một cây che chắng ngan đường chẳn cho ai vô dừng chặc cây, đốn gỗ.

- Có đau thì cắng răng mà chịu nghen.

Gợi ý: Các câu được sửa như sau.

- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.

- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.

- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) - Rèn luyện chính tả bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 6: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) - Rèn luyện chính tả

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Giáo án môn Giáo dục địa phương (Hà Nội)

Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2021 - 2022 gồm 53 trang, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Giáo dục địa phương của Hà Nội cho học sinh của mình.

Vậy mời thầy cô cùng tham khảo giáo án Giáo dục địa phương của Thành phố Hà Nội trong bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm soạn giáo án cho mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6.

Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 Hà Nội

Tuần: 1
Ngày soạn: 05/9/2021

GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CHO HS HÀ NỘI
Tiết 1: BÀI 1: THANH LỊCH, VĂN MINH - NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Học sinh hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh. Những biểu hiện của thanh lịch, văn minh trong đời sống của người Hà Nội. Ý nghĩa của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.

2. Về năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

3. Về phẩm chất:

- Tự hào về truyền thống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tư liệu, bài viết tham khảo về người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

- Tranh ảnh, băng hình... về người Hà Nội thanh lịch, văn minh…

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học:

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi khi tham gia trò chơi.

c) Sản phẩm:

- HS dựa vào hình ảnh.

- GV có thể chuẩn bị sẵn một số phần thưởng nhỏ để động viên HS: tràng pháo tay, điểm số, cái bút...

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hỏi – đáp nhanh”, GV đưa ra yêu cầu mỗi bạn Hs kể về một hành vi giao tiếp, ứng xử của mình với mọi người xung quanh.

- Bước 2: Một vài HS lần lượt kể những biểu hiện của thanh lịch, văn minh trong đời sống của người Hà Nội.

- Bước 3: Gv khen ngợi Hs tham gia trò chơi và dẫn vào bài.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh?

a) Mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật:

- Mục tiêu:

+ Học sinh hiểu thế nào là thanh lịch, văn minh.

- Phương pháp: sử dụng phương tiện trực quan.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi.

b) Nội dung:

- HS khai thác thông tin trong câu chuyện để thực hiện yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm:

Nội dung kiến thức 1

d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

NV 1:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập

+ HS đọc và trao đổi nội dung truyện đọc: "Chuyến tàu khuya" Sách học sinh lớp 8, 9 bài 1.

+ Cách ứng xử của các em nhỏ với nhân vật "tôi" trong câu chuyện trên được biểu hiện qua những chi tiết nào?

+ Nhân vật "tôi" đã có suy nghĩ như thế nào về cách ứng xử của các em nhỏ trong truyện?

+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử ấy?

+ Qua những hành vi giao tiếp và ứng xử của các em nhỏ trong câu chuyện trên, em hiểu thế nào là người thanh lịch, văn minh?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

+ GV hỗ trợ, gợi ý Hs thực hiện nhiệm vụ.

+ Hs trả lời câu hỏi.

+ Hs khác nhận xét, bổ sung.

+ HS tự do trình bày quan niệm về thanh lịch, văn minh.

Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.

+ GV tóm tắt và khái quát lại.

1. Thanh lịch, văn minh?

- Người thanh lịch, văn minh là người có hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá, lịch sự, trong sáng, nhã nhặn.

- Người thanh lịch, văn minh là người biết học hỏi, chọn lọc, kế thừa truyền thống, biết tiếp thu những cái hay, cái mới và thể hiện trong đời sống hàng ngày.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu thanh lịch, văn minh - Nét đẹp của người Hà Nội

a) Mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật:

- Mục tiêu: HS biết được quan niệm về "người Hà Nội" và biểu hiện của thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

- Phương pháp: Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.

- Kĩ thuật: Động não…

b) Nội dung:

- HS khai thác, tìm hiểu thông tin về quan niệm về "người Hà Nội" và biểu hiện của thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

c) Sản phẩm:

Nội dung kiến thức 2

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

NV 2:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập

+ Gv chia lớp thành 4 nhóm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

+ HS trình bày kết quả sưu tầm (tranh, ảnh, tư liệu, bài viết...) về những biểu hiện thanh lịch, văn minh của người Hà Nội xưa và nay: trang phục, ăn uống, nói năng đi đứng, giao tiếp, ứng xử.

+ Hs lên thuyết trình sản phẩm của nhóm.

Bước 3: GV nhận xét

2. Thanh lịch, văn minh-Nét đẹp của người Hà Nội.

a. Quan niệm về "người Hà Nội"

"Người Hà Nội" là người sống ở tại Hà Nội, có hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh.

b. Biểu hiện của thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

- Trong cách ăn uống

- Trong cách nói năng

- Trong trang phục

- Trong cách sắp xếp nơi ở

- Cách đi đứng, ngồi nằm

- Trong giao tiếp, ứng xử

.....

>> Tải file để tham khảo toàn bộ Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2021 - 2022