Giải bài tập môn hóa lớp 10

Hóa học lớp 10 – Giải bài tập SGK Hóa học lớp 10, Để học giỏi hơn môn Hóa học 10, Học tốt hơn giới thiệu chuyên mục giải bài tập Hóa học 10 đầy đủ và chi tiết nhất được biên soạn bám sát theo sách giáo khoa bài tập Hóa học của học sinh lớp 10.

Để thuận lợi nhất cho các bạn học sinh và phụ huynh tham khảo lời giải, chúng tôi sắp xếp thứ tự và giải theo từng câu và phần ở từng trang trong SGK ở dưới đây.

Giải bài tập SGK Hóa học lớp 10

Để theo dõi từng phần mời các bạn click vào từng đường link tương ứng để xem bài soạn và giải bài tập của từng mục học trong sách giáo khoa đã được chúng tôi biên soạn sau đây.

Các phần giải câu bài tập đang được cập nhật, các bạn xem đầy đủ sách giải bài tập được scan dưới đây.

Trên điện thoại khi vào từ google vui lòng bấm vào đây để xem bản Full sách giải đầy đủ và chi tiết nhất.

[real3dflipbook id=”24″]
  • Hướng dẫn sử dụng sách tại bài viết.

Chương 1 – Nguyên tử

Chương 2 – Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn

Chương 3 – Liên kết hóa học

Chương 4 – Phản ứng oxi hóa – khử

Chương 5 – Nhóm Halogen

Chương 6 – Oxi – Lưu huỳnh

Chương 7 – Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Hy vọng với phần soạn và giải bài tập môn Hóa học lớp 10 này sẽ giúp các bạn học tốt hơn và là tài liệu tham khảo. Nếu thấy hay hãy chia sẻ để ủng hộ Bài viết nhé.

(BAIVIET.COM)

[Bài 36 Hóa 10] – Hướng dẫn Giải bài 1, 2 trang 153; bài 3, 4, 5 trang 154 SGK Hóa 10: Tốc độ phản ứng hóa học.

Bài 1. Ý nào trong các ý sau đây là đúng?

A. Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ vận dụng được một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tốc.độ phản.ứng để tăng tốc độ phản/ứng.

B. Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc-độ phản/ứng mới tăng được tốc-độ phản/ứng.

C. Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yêu tố ảnh hưởng đến tốc-độ phản/ứng để tăng tốc.độ phản/ứng.

D. Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để tăng tốc.độ phản/ứng.

Bài 2.  Tìm một số thí dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.

Trả lời: Một số thí dụ về loại phản ứng:

– Phản ứng nhanh: Phản ứng nổ, sự đốt cháy các nhiên liệu (than, dầu, khí đốt), phản ứng giữa hai dung dịch H2SO4 và BaCl2…

– Phản ứng chậm: Sự lên men rượu, sự rỉ sắt.

Bài 3. Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc.độ phản.ứng?

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc.độ phản.ứng:

a) Ảnh hưởng của nồng độ.

Khi nồng độ chất phản ứng tăn, tốc.độ phản.ứng tăng.

Giải thích:

– Điều kiên để các chất phản ứng được với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va.chạm càng lớn thì tốc.độ-phản.ứng  càng lớn.

– Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số vachạm tăng nên tốc/độ phản.ứng tăng. Tuy nhiên không phải mọi vachạm đều gây ra phản ứng tăng. Tuy nhiên không phải mọi va-chạm đều gây ra phản ứng, chỉ có những va-chạm có hiệu quả mới xảy ra phản ứng. Tỉ số giữa số va chạm có hiệu quả và số va-chạm chung phụ thuộc vào bản chất của các chất phản ứng, nên các phản ứng khác nhau có tốc/độ phản.ứng không giồng nhau.

b) Ảnh hướng của áp suất.

Đối với phản ứng có chất khí tham gia, khi áp suất tăng, tốc-độ phản.ứng tăng.

Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, tần số va chạm tăng nên tốc/độ-phản.ứng tăng.

c) Ảnh hưởng của nhiệt độ.

Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dẫn đến hai hệ quả sau:

– Tốc độ chuyển động của các phần tử tăng, dẫn đến tần số va.chạm giữa các chất phản ứng tăng.

– Tần số va.chạm có hiệu quả giữa các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc/độ phản/ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.

d) Ảnh hưởng của diện tích bề mặt.

Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc.độ phản/ứng tăng.

Giải thích: chất rắn với kích thước hạt nhỏ có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kích thước hạt lớn hơn cùng khối lượng, nên có tốc/độ phả/ ứng lớn hơn.

e) Ảnh hưởng của chất xúc tác.

Chất xúc tác làm tăng tốc.độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

Giải thích: người ta cho rằng sự hấp thụ các phân tử phản ứng trên bề mặt chất xúc tác làm tăng hoạt tính của chúng. Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốcđộ phảnứng.

Bài 4: Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:

a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).

b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.

c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất ximăng).

Trả lời: a) Dùng không khó nén có nồng độ oxi cao và không khí đã nóng sẵn thổi vào lò cao nên tốc độ-phản ứng tăng.

b) Lợi dụng yếu tố nhiệt độ (tăng nhiệt độ).

c) Lợi dụng yếu tố điện tích tiếp xúc (tăng điện tích tiếp xúc của nguyên liệu)

Bài 5 trang 154 SGK Hóa 10: Cho 6g kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường.

Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ-phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi) ?

a) Thay 6g kẽm hạt bằng 6g kẽm bột.

b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.

c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ phản ứng là 500C.

d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi ban đầu.

HD.a) Tốc-độ phản/ứng tăng lên (tăng điện tích bề mặt).

b) Tốc-độ phản/ứng giảm xuống (giảm nồng độ chất phản ứng).

c) Tốc-độ phản/ứng tăng.

d) Tốc-độ phản/ứng không thay đổi.

Hướng dẫn giải Bài 18. Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ sgk Hóa Học 10. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 86 87 sgk Hóa Học 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

LÍ THUYẾT

I – PHẢN ỨNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXI HOÁ VÀ PHẢN ỨNG KHÔNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXI HOÁ

1. Phản ứng hoá hợp

Tгопg phản ứng hoá hợp. số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

2. Phản ứng phân huỷ

Trong phản ứng phân huý. số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

3. Phản ứng thế

Trong hoá học vô cơ, phản ứng thế luôn có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

4. Phản ứng trao đổi

Trong phản ứng trao đổi, số oxi hoá của các nguyên tố không thay đổi.

II – KỂT LUẬN

Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, có thể chia phản ứng hoá học thành hai loại:

– Phản ứng hoá học có sự thay đổi số oxi hoá là phản ứng oxi hoá – khử. Các phản ứng thế, một số phản ứng hoá hợp và một số phản ứng phân huỷ thuộc loại phản ứng hoá học này.

– Phản ứng hoá học không có sự thay đổi số oxi hoá, không phải là phản ứng oxi hoá – khử. Các phản ứng trao đổi, một số phản ứng hoá hợp và một số phản ứng phân huỷ thuộc loại phản ứng hoá học này.

BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 86 87 sgk Hóa Học 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 86 hóa 10

Cho phản ứng: 2Na + Cl2 → 2NaCl

Trong phản ứng này, nguyên tử natri

A. bị oxi hoá.

B. bị khử.

C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

D. không bị oxi hoá, không bị khử.

Chọn đáp án đúng.

Bài giải:

Ta có:

\(\mathop {Na\,}\limits^0 + \,C{l_{2\,}}\xrightarrow{{}}2\mathop {Na}\limits^{ + 1} Cl\)

⇒ Na đóng vai trò là chất khử.

⇒ Đáp án: A.

2. Giải bài 2 trang 86 hóa 10

Cho phản ứng: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu

Trong phản ứng này, 1 mol ion Cu2+:

A. đã nhận 1 mol electron.

B. đã nhận 2 mol electron,

C. đã nhường 1 mol electron.

D. đã nhường 2 mol electron.

Chọn đáp án đúng.

Bài giải:

Ta có:

Cu2+ + 2e \( \to\) Cu

\( \to\) 1 mol Cu2+ đã nhận 2 mol electron

⇒ Đáp án: B.

3. Giải bài 3 trang 86 hóa 10

Cho các phản ứng sau :

A. Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4

B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

C. NaH + H2O → NaOH + H2

D. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá – khử?

Bài giải:

Vì không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng.

Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4

⇒ Đáp án: A.

4. Giải bài 4 trang 86 hóa 10

Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hoá – khử :

A. Tạo ra chất kết tủa.

B. Tạo ra chất khí.

C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất.

D. Có sự thay đổi số oxi hoá của một hay một số nguyên tố.

Chọn đáp án đúng.

Bài giải:

Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hoá – khử: Có sự thay đổi số oxi hoá của một hay một số nguyên tố.

⇒ Đáp án: D.

5. Giải bài 5 trang 87 hóa 10

Trong những phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá – khử ? Giải thích.

a) SO3 + H2O → H2SO4

b) СаСОз + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

c) С + H2O \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO + H2

d) CO2 + Ca(OH)2 → СаСОз + H2O

e) Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

g) 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2.

Bài giải:

Trong những phản ứng trên chỉ có phản ứng c), e), g) là những phản ứng oxi hoá – khử vì có sự thay đối số oxi hoá của các nguyên tố

6. Giải bài 6 trang 87 hóa 10

Lấy ba thí dụ phản ứng hoá hợp thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử và ba thí dụ phản ứng hoá hợp không là loại phản ứng oxi hoá – khử.

Bài giải:

– Ba thí dụ phản ứng hoá hợp thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử:

• \(\\ 3\overset{0}{Fe} + 2O_{2} \xrightarrow[ \ ]{ \ t^0 } \overset{-\frac{8}{3}}{Fe_{3}} O_{4}\)

• \(\\ \overset{0}{H_{2}} + \overset{+1}{Cl_{2}} \rightarrow 2\overset{+1}{H} \overset{-1}{Cl}\)

• \(\\ 2\overset{0}{H_{2}} + \overset{0}{O_{2}} \rightarrow 2\overset{+1}{H_{2}} \overset{-2}{O}\)

– Ba thí dụ phản ứng hoá hợp không thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử :

• CaO + CO2 → CaCO3

• Na2O + H2O → 2NaOH

• SO3 + H2O → H2SO4.

7. Giải bài 7 trang 87 hóa 10

Lấy 3 thí dụ phản ứng phân hủy là loại phản ứng oxi hoá – khử và ba thí dụ phản ứng phân hủy không là loại phản ứng oxi hoá – khử.

Bài giải:

– Ba thí dụ phản ứng phân hủy là phản ứng oxi hoá – khử:

• \( KCl{O_3}\xrightarrow{{{t^0}}}KCl + \frac{3}{2}{O_2} \)

• \( 2KMn{O_4}\xrightarrow{{{t^0}}}{K_2}Mn{O_4} + Mn{O_2} + {O_2} \)

• \( AgN{O_3}\xrightarrow{{{t^0}}}Ag + N{O_2} + \frac{1}{2}{O_2} \)

– Ba thí dụ phản ứng phân hủy không là phản ứng oxi hoá – khử

• Cu(OH)2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CuO + H2O

• СаСОз \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CaO + CO2

• \(2NaHC{O_3}\xrightarrow{{{t^0}}}N{a_2}C{O_3} + C{O_2} + {H_2}O\)

8. Giải bài 8 trang 87 hóa 10

Vì sao phản ứng thế luôn luôn là loại phản ứng oxi hoá – khử ?

Bài giải:

Sở dĩ phản ứng thế luôn luôn là loại phản ứng oxi hoá – khử vì trong phản ứng thế, bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

9. Giải bài 9 trang 87 hóa 10

Viết phương trình hoá học của các phản ứng biểu diễn các chuyển đổi sau :

a) \(KCl{O_3}\xrightarrow{{(1)}}{O_2}\xrightarrow{{(2)}}S{O_2}\xrightarrow{{(3)}}N{a_2}S{O_3} \)

b) \(S\xrightarrow{{(1)}}{H_2}S\xrightarrow{{(2)}}S{O_2}\xrightarrow{{(3)}}S{O_3}\xrightarrow{{(4)}}{H_2}S{O_4} \)

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá – khử ?

Bài giải:

a) Phương trình hóa học:

(1) 2КСlO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KCl + 3O2;

(2) S + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) SO2

(3) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Phản ứng oxi hoá – khử là (1) và (2).

b) Phương trình hóa học:

(1) S + H2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) H2S;

(2) 2H2S + 3O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2SO2 + 2H2O

(3) 2SO2 + O2 \(\xrightarrow[{450 – {{500}^0}C}]{{{V_2}{O_5}}}\) 2SO3 ;

(4) SO3 + H2O → H2SO4

Phản ứng oxi hoá – khử là: (1); (2); (3).

Bài trước:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 82 83 sgk Hóa Học 10

Bài tiếp theo:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 trang 88 89 90 sgk Hóa Học 10

Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 86 87 sgk Hóa Học 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 10 tốt nhất!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Video liên quan

Chủ đề