Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành lớp 7

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0

Cũ nhất Mới nhât Thích nhiều

  • Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ta ngày một phát triển. Cùng với đó là sự hiểu biết về trình độ và khả năng chuyên môn là điều không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhà trường mà đôi khi quên mất phải thực hành-một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”. 
    Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì? Mà lại có sự tương quan, liền kề với nhau như thế? 
    Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng… 
    Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày. Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên…để phục vụ đời sống con người. Học sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bài toán khó, một bài văn…Đó là hành. 
    Bác Hồ cũng đã từng khẳnng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí ( Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chằng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi. 
    Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Như khi ta học lí thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những kiến thức đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để nắm vững những lí thuyết ấy. Nói chung phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, người ta quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lí thuyết, một khi không đạt chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại mà thôi. Như một học sinh học tập rất tốt, Điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ khinh thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì có thể bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận được. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì có thể tạm sử dụng hoặc xây lại, còn con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã thành cơm, dủ cho có chỉnh sửa thế nào thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có thể đầu thai chuyển kiếp khác thì mới có thể sống tốt được thôi. Những ví dụ đó đã phần nào cho ta thấy những tác hại của việc học mà không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu. 
    Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Lí thuyết mà gắn với thực hành thì sẽ thúc đẩy công việc, sản xuất một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn. 
    Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở,… phải được áp dụng vào thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người. 
    Là học sinh trong thời gian học ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu nền khoa học và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao nhận thức về chính trị xã hội. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn… 
    Tóm lại, câu phương châm “Học đi đôi với hành” đã nêu rõ tầm quan trọng của việc học kết hợp với hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sau này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ…

  • Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?

    Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.

    Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,... "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu.

    Trong việc học hàng ngày, tại sao lại cần “Học đi đôi với hành”? Vì chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.

    Như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết được một lá đơn xin việc,... học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.

    Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.

    “Học đi đôi với hành” là lời của người xưa đúc kết nhưng vẫn còn là bài học lớn của hôm nay và mai sau dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ.

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy

Tổng hợp những bài làm văn giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Học đi đôi với hành” hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích và chứng minh cho câu tục ngữ thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: Học đi đôi với hành – Bài làm 1

Như chúng ta đã biết, học tập là quá trình liên tục và kéo dài mãi giống như Lê – nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Tuy nhiên học như thế nào cho hiệu quả, học như thế nào cho đúng thì cha ông ta cũng đã đúc rút kinh nghiệm về học tập qua câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”.

Tri thức của nhân loại như một chân trời mới không có điểm dừng, lớn lao và kéo dài vô tận. Để tiếp cần với nguồn tri thức đó không có cách nào khác ngoài học. Học là quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại được phân chia thành kiến thức về khoa học tự nhiên và xã hôi, tương ứng với nó là những kĩ năng áp dụng với thực tiễn. Quá trình học tập giúp con người gia tăng sự hiểu biết, trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng để tham gia vào những hoạt động lao động, sản xuất đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nghiên việc “học” ở đây gắn liền với cái lí thuyết sách vở mà ở các trường học thì người được xem là học giỏi là những người nắm được lí thuyết. Người học giỏi kiểu đó không thì sẽ chỉ là người đạt được thành tích cao trong học tập mà cái cái mỗi chúng ta cần, cái mục đích của việc học này không phải nắm lấy một vớ lí thuyết suông mà là việc ứng dụng nó vào những điều, những việc trong thực tiễn. Vì thế bên cạnh “học”thì “hành” là rất quan trọng.

“Hành” là thực hành, là ứng dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Là đem những lý thuyết để kiểm chứng trong thực tế và làm cho nó sinh động hơn, là sáng tạo để khiến nó trở thành cái của mình, mang màu sắc riêng của bản thân. Chính vì thế thực hành gồm nhiều cấp độ khác nhau. Từ cái thấp nhất đó là bắt chước, đây là hành vi mà chúng ta đã thực hiện khi còn là đứa trẻ tới lúc lớn lên bước ra ngoài xã hội đó là làm lại theo những gì người khác làm, hay những gì có trong trí nhớ. Từ những bắt chước đó xây dựng cho chúng ta cơ sở nhận định những cái hợp lí hay không hợp lí với thực tiễn, với cá nhân mình để thay đổi, sáng tạo thành những cách thức mới…

Như vậy trong học tập tại sao cần “Học đi đôi với hành”? Bởi học tập là thực hành có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau. Như ta đã biết nếu chỉ học lý thuyết mà không thực hành thì đó chỉ là những lý thuyết suông được xếp xó trong một góc nào đó của bộ não và dần dần trở nên phai mờ. Những trường hợp đó ta bắt gặp rất nhiều, nhất là trên những đấu trường quốc tế tại các cuộc thi học sinh giỏi, các thí sinh Việt Nam làm bài thi lý thuyết rất xuất sắc. Tuy nhiên khi tiến hành thực hành thì lại loay hoay, không biết cách làm. Hay nói gần hơn, ở các trường học nhiều học sinh đạt kết quả học tập cao nhưng lại không biết cách giao tiếp, ứng xử. Thay vì tự tin với kiến thức mình có để giao tiếp nhằm giao lưu, học hỏi vởi mọi người thì những học sinh đó lại thu mình, ít hay sợ giao tiếp với bên ngoài. Nó cũng giống như một học sinh giỏi văn nhưng không thể tự viết một lá đơn xin việc, hay không thể tự tin đối mặt với một buổi phỏng vấn. So sánh một cách đơn giản, khi một người có thể lưu loát nói, viết ra quy trình để cắm một nồi cơm, tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện lại không thể phân biệt được những vật dụng để cắm cơm, không biết cách ước lượng mức nước phù hợp. Học như vậy chỉ làm phí phạm thời gian, tiền bạc và công sức của mỗi chúng ta. Trái lại, thực hành không chỉ góp phần củng cố và còn giúp ta trau dồi, tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân. Qua quá trình thực hành, có rất nhiều điều, nhiều khả năng xảy ra mà lý thuyết không hề đề cập tới qua cách xử lý những biến cố đó giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm đối mặt và bản năng tìm tòi, giải quyết.

Xem thêm:  Cho câu chủ đề: Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Dựa vào văn bản Nước Đại Việt ta, em hãy viết đoạn văn tổng phân hợp để chứng minh ý kiến trên

Qua những phân tích trên có thể thấy “Học đi đôi với hành”là câu tục ngữ vô cùng đúng đắn, là bài học sâu sắc cho cả thế hệ bây giờ và mai sau. Học phải đi đôi với thực hành để có thể hoàn thiện, lưu giữ kiến thức lâu hơn cho bản thân. Có như vậy mỗi người mới có thể làm chủ tri thức của bản thân để hoàn thành công việc, mang lại những điều có ích cho bản thân, gia đình và cả xã hội.

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: Học đi đôi với hành – Bài làm 2

“Học đi đôi với hành” được đánh giá chính là lời của người xưa đúc kết nhưng vẫn còn là bài học lớn của hôm nay và mai sau dường như cũng đã dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ. Đây cũng chính là một trong những lời khuyên thực tế và cần thiết của các bậc tiền nhân trước đã để lại và răn dạy con cháu.

Học tập được đánh giá chính là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin cũng đã từng nói rằng “Học, học nữa, học mãi”. Nhưng chúng ta cũng phải hiểu được chúng ta học như thế nào cho đúng? Dân gian ta dường như cũng đã từng nhắc nhở chúng ta đó chinh là nên phải “Học đi đôi với hành”. Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học thật hữu ích này.

Học được hiểu đó chính là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học chính là các kiến thức nhân loại đã được chọn lọc kỹ lưỡng. Những kiến thức đã được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội với những bài học đi cùng cũng rất đỗi điển hình và hay. Thế rồi ta như thấy được chính cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Việc học cũng như tích lũy kiến thức ta như thấy được quá trình này nhằm đến một cái đích là cũng như đã làm phong phú những hiểu biết của con người. Việc học cũng đã giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho con người mỗi chúng ta những kiến thức, cho chúng ta biết thêm được cả những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia chính vào những hoạt động sản xuất của xã hội. Ta như thấy được nó cũng như đã đem đến lợi ích cho bản thân, mang lại hiệu quả cho cả gia đình và cho đất nước. Như vậy, mọi người chúng ta cũng có thể nhận thấy được chính việc “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Qủa thật ta như thấy được việc người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết và quan trọng hơn từ những lý thuyết đó ta làm được gì.

Xem thêm:  Lấy chủ đề: Vai trò của rừng đối với đời sống con người. Em hãy viết một số đoạn văn làm sáng tỏ chủ đề trên

Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy được việc “hành” là thực hành. Và đây cũng chính là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Quan trọng hơn đó chính là việc đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” ở đây cũng có nhiều cấp độ khác nhau được phân ra như đó chính là việc bắt chước người khác làm, và người đó cũng như đã làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,… Ta như thấy được “Hành” được đến đâu mới là điều quan trọng. Hơn hết ta như thấy được điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu.

Qủa thật ta như thấy được chính trong việc học hàng ngày, tại sao lại cần “Học đi đôi với hành”? Vì có thế thấy được rằng chính chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.

Như ta đã biết được rằng nếu như mà chúng ta chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì dường như những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết mà thôi. Mỗi người chúng không có tác dụng đối với đời sống của chúng ta cả. Đồng thời ta như thấy được đó cũng chính là những trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên luôn đạt được giả cao trong phần thi lý thuyết. Như đối với môn hóa học chẳng hạn, có rất nhiều thí sinh đạt được điểm tuyệt đối trong vòng thi lý thuyết nhưng lại thiếu sót về thực hành. Cho nên khi thực hành họ dường như loay hoay mãi mà không làm được, thậm chí có bạn phải bỏ cuộc. Chúng ta nên nhớ được tất cả kiến thức chúng ta học được là để ứng dụng cho cuộc sống, nếu như được đánh giá là giỏi thì điểm số chỉ là một phần. Quan trọng hơn hết đó chính là bạn biến được điểm số đó thành những thành quả chính trong cuộc sống.

Mặt khác, chúng ta cũng thấy được có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Có lẽ chính vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, và cũng cần phải biết thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy thì kiến thức học được mới thực sự có ích cho cuộc sống của chính con người chúng ta.

Học đi đôi với hành” chính là lời dạy, lời khuyên của người xưa đúc kết nhưng vẫn còn là bài học lớn của hôm nay và mai sau dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ trong đời sống.

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: Học đi đôi với hành – Bài làm 3

“Trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành. trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thức hành được hiểu khác hơn. học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rưòi nhau. điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.

“Học với hành phải đi đôi. học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

vậy học và hành có quan hệ như thế nào? trước hết ta cân hiểu:học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủytong sách vở, la nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu. học là tìm hiểu, khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. học thuộc khía cạnh của lí thuyết, lí luận. còn hành nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết cho thực tiễn đời sống. cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. học và hành là hai mặt của một qua trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phỉa luôn găn schặt với nhau làm một. hiểu được mối quan hệ đó là do Bác đã rút ra kinh nghiệm trong việc học tập và vận dụng lí luận cách mạng.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông của Phan Bội Châu

Ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “học mà không hành thì vô ích “. học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. trong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được, bị mọi người khinh chê. ngược lại nếu hành mà không có lí luận chie đạo, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở ngiạ, thậm chí có khi sai lầm nữa. “hành” mà không như thế rõ ràng là “không trôi chảy”. đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại chie vì người đó “ hành “ mà không “học”.

Xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ, ta cần phải hiểu học cái gì và học như thế nào? học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống ma fta cần phải học, sự học rất mênh mông bao la, không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nao cũng phải học – học ở nhảtường gia đình, xã hội, học thầy, học bạn, học ở mọi nơi mọi chốn “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc, không học qua loa chiếu lệ, vừ học vừa chơi. Vào lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, về nhf phải học bài cũ, phải nghiên cứu bài mới, làm bài tập đầy đủ, không học theo kiều học vẹt, học lí thuyết suông mà phải kết hợp lí thuyết thực hành. phải biết vận dụng sáng atọ những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành. có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Ngày nay, lời dạy của Hồ Chủ tịch ngày càng được khẳng định tác dụng của nó trong thực tế. học đi đôi với hành đã trở thành nguyên lí phương châm giáo dục của nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. thấm thía lời dạy của Người, em càng có ý thức học trong việc học tập của mình. em sẽ cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập của em ngày càng tiến bộ hơn.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Học đi đôi với hành” hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn giải thích và chứng minh cho câu tục ngữ thật hay và đạt được kết quả cao.

Video liên quan

Chủ đề