Giám đốc cần làm gì để tránh lỗi năm 2024

Tranh chấp trong kinh doanh là những vấn đề thường xuyên phát sinh giữa doanh nghiệp và khách hàng. Dù là nguyên nhân phát sinh từ đâu thì việc tìm ra phương án giải quyết nhanh nhất sẽ giảm thiểu thiệt hại đến công ty. Giám đốc Kinh doanh có mối quan hệ mật thiết và là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Trong hoạt động hỗ trợ khách hàng đó sẽ không tránh khỏi những vướng mắc phát sinh cần CCO tìm phương án và trực tiếp giải quyết.

Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

Là một trong những vấn đề của rủi ro kinh doanh, việc giải quyết tranh chấp sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của cả doanh nghiệp và khách hàng. Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và sự khắt khe của người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi công ty phải linh động trong các phương án giải quyết. Tuy nhiên, trong những trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh doanh nghiệp và có dấu hiệu của việc cạnh tranh không lành mạnh, sử dụng pháp luật cũng là điều cần thiết.

Giám đốc cần làm gì để tránh lỗi năm 2024

Các hình thức giúp giải quyết tranh chấp

Để giải quyết tranh chấp, tùy theo các mức độ khác nhau, việc lựa chọn giải pháp cũng khác nhau. Dù là các giải pháp mang tính chất thương lượng hay phải giải quyết thông qua pháp luật, CCO là một trong những nhân tố chủ lực.

Giải quyết bằng cách thương lượng:

Trong kinh doanh, phương pháp thương lượng thường được ưu tiên hơn cả để giảm thiểu cả thời gian và chi phí trong quá trình xử lý tranh chấp. Điểm nổi bật của cách thức này là không cần đến bên thứ ba hay phải theo một quy tắc nhất định nào. Ngoài ra, điểm nổi bật khác của hình thức này là giúp doanh nghiệp giữ được các bí mật trong hoạt động kinh doanh và tránh ảnh hưởng đến uy tín cho các bên liên quan.

Giải quyết bằng cách hòa giải:

Ở mức độ khi giữa khách hàng và doanh nghiệp không tìm được tiếng nói chung, chúng ta có thể áp dụng hòa giải với sự giúp đỡ của bên thứ ba. Bên thứ ba có thể là luật sư, một cá nhân hoặc cơ quan tư vấn…với vai trò trung gian để đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho cả hai bên. Điểm lợi trong phương pháp hòa giải là yếu tố bảo mật trong quy trình xảy ra tranh chấp, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không gặp bất lợi.

Giám đốc cần làm gì để tránh lỗi năm 2024

Tìm đến các “Trọng tài thương mại”:

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hội đồng trọng tài với tư cách là bên thứ ba nhằm giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị mà hai bên phải thi hành. Điểm lợi của phương pháp này là tính linh hoạt, tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo bí mật. Vì quyết định của trọng tài không được công bố rộng rãi, nên uy tín và những bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo.

Giải quyết bằng tòa án:

Đây là phương án được cho là hạn chế sử dụng bởi chi phí và thời gian sẽ khiến cả doanh nghiệp và khách hàng ở trong tình trạng mệt mỏi. Phương án này cũng sẽ gây ra cản trở với chủ công ty khi những bí mật kinh doanh có thể bị lộ. Đặc biệt, khi đã nhờ đến luật pháp, dù vấn đề có được giải quyết nghiêng về phía công ty, nó cũng phần nào ảnh hưởng đến hình ảnh đã được xây dựng trước đó. Phương án này thường được sử dụng khi cả hai cách thức trên không giúp giải quyết được vấn đề.

Giám đốc Kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các sự cố liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Kỹ năng này là một trong những yếu tố cốt lõi nhất để trở thành một CCO chuyên nghiệp.

Bạn đang tìm hiểu về việc xây dựng hình ảnh của một CCO và cập nhật các kiến thức mới nhất trong phương thức kinh doanh nhằm tăng lợi thế cạnh tranh, tham khảo Khóa học Giám đốc Kinh doanh

Điều hành một doanh nghiệp luôn luôn là một vấn đề khó với giới quản trị. Theo các chuyên gia, ban giám đốc doanh nghiệp có thể cân bằng được quyền lực điều hành với những cách sau:

Điều hành một doanh nghiệp luôn luôn là một vấn đề khó với giới quản trị. Theo các chuyên gia, ban giám đốc doanh nghiệp có thể cân bằng được quyền lực điều hành với những cách sau:

1. Ban giám đốc bao gồm không quá 2 giám đốc trong nội bộ doanh nghiệp.

2. Chỉ để các giám đốc thuê ngoài tham gia vào một số công việc, như kiểm toán, đền bù.

3. Các thành viên của ban giám đốc hiểu rằng, họ là những người chịu trách nhiệm trực tiếp với các cổ đông.

4. Tạo một môi trường cởi mở để các giám đốc được khuyến khích phát biểu quan điểm của mình. Những vấn đề gai góc hoặc những giải pháp lựa chọn cần được bàn thảo kỹ lưỡng.

5. Giới hạn bắt buộc về nhiệm kỳ công tác và độ tuổi nghỉ việc sẽ cho phép phát huy những suy nghĩ mới.

6. Hàng năm, tổ chức tự đánh giá giấu tên về hoạt động của ban giám đốc.

Ban giám đốc cũng có thể kiểm soát được công việc thông qua:

7. Để giám đốc điều hành phác họa “bức tranh rộng lớn” trong các cuộc họp vạch kế hoạch chiến lược tổ chức hàng năm.

8. Duy trì quan hệ với những cổ đông chủ chốt.

9. Quyết định những gì cần được đo lường và yêu cầu phải có báo cáo hàng tháng về những nhân tố then chốt tạo thành công.

10. Khi xử lý vấn đề, không chỉ vạch chính sách, mà còn cần đảm bảo để việc triển khai được thực hiện đúng.