Giám đốc Ngân hàng Agribank TP hcm

Ông Võ Bá từng là Giám đốc Agribank chi nhánh An Phú. Hồi giữa tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã bổ nhiệm ông Trần Trọng Dưỡng - Giám đốc Agribank Chi nhánh TP HCM làm Trưởng ban kiểm soát Agribank.

Ngày 10/10, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Giám đốc Chi nhánh TP HCM.

Ông Phạm Toàn Vượng - Phó Tổng giám đốc Agribank trao quyết định điều động, bổ nhiệm chức danh Giám đốc Chi nhánh TP HCM đối với ông Võ Bá - nguyên Giám đốc Agibank Chi nhánh An Phú.

Ông Võ Bá khi còn đương nhiệm tại Agribank chi nhánh An Phú.
Ông Võ Bá nhận quyết định đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Agribank Chi nhánh TP HCM.

Nhận quyết định bổ nhiệm, ông Võ Bá bày tỏ quyết tâm phấn đấu, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Agribank để hoàn thành kế hoạch được giao năm 2017 và những năm tiếp theo.

Trước đó vào giữa tháng 8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định bổ nhiệm ông Trần Trọng Dưỡng - Giám đốc Agribank Chi nhánh TP HCM giữ chức Trưởng ban Kiểm soát Agribank.

Agribank bổ nhiệm hai Phó Tổng và Trưởng ban Kiểm soát mới

Ngân hàng Nhà nước vừa có các quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc và Trưởng ban Kiểm soát mới của Agribank.

Cựu giám đốc Agribank Bến Thành thoát án tử hình?

(NLĐO) - Các cơ quan chức năng đã xác định huyết thống giữa cựu giám đốc Agribank Bến Thành và con trai, phiên tòa nghị án và sẽ tuyên án vào ngày 21-5.

  • Xông vào ngân hàng Agribank cướp hơn 200 triệu đồng

  • Tranh cãi nảy lửa giữa nữ đại gia và Agribank

  • Nghi phạm táo tợn cướp hơn 200 triệu đồng tại chi nhánh Agribank đã bị bắt

  • Vì sao Bộ Công an tách vụ Diệp Bạch Dương vay vàng Agribank TP HCM để điều tra riêng?

Ngày 20-5, TAND cấp cao tại TP HCM đã xử phúc thẩm vụ án tham ô tài sản, đưa hối lộ, nhận hối lộ, vi phạm về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam (Agribank) - chi nhánh Bến Thành, đối với bị cáo Nguyễn Thị Hoàng Oanh (SN 1960, nguyên Giám đốc Agribank Bến Thành) và đồng phạm.

Vụ án được xét xử theo kháng cáo của các bị cáo, kháng nghị tăng án từ chung thân lên tử hình đối với Nguyễn Thị Hoàng Oanh của VKSND TP HCM.

Tại phiên phúc thẩm, đại diện VKSND cấp cao tại TP HCM thực hành quyền công tố đã rút kháng nghị của VKSND TP HCM về việc tăng hình phạt từ chung thân lên tử hình đối với bị cáo Oanh, do phát sinh tình tiết mới.

Bị cáo Nguyễn Thị Hoàng Oanh cùng các đồng phạm

Cụ thể, trước đó phiên tòa phúc thẩm đã tạm hoãn để xác minh huyết thống giữa bị cáo Oanh và con trai do xuất hiện tình tiết bị cáo gây án trong thời gian nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Kết quả giám định kết luận: Bị cáo Oanh và Đ.M.N có quan hệ huyết thống mẹ - con ruột; tại thời điểm giám định (tháng 5-2021), Đ.M.N có độ tuổi từ 15 năm 6 tháng đến 16 năm.

Vì vậy, đủ căn cứ xác định tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo Oanh đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong khi đó, theo Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999 (nay Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015) quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử.

Sau phần phát biểu bổ sung của đại diện VKSND cấp cao tại TP HCM, phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận lại của các luật sư bào chữa cho các bị cáo có kháng cáo trong vụ án.

Theo án sơ thẩm, bà Oanh được bổ nhiệm làm Giám đốc Agribank Bến Thành vào năm 2008. Quá trình điều hành, bà Oanh cấu kết với em rể là Trương Thế Thanh (nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch - kinh doanh Agribank Bến Thành, đã qua đời) thực hiện nhiều hành vi sai phạm nhằm chiếm đoạt tài sản công.

Cụ thể, bà Oanh đã sử dụng tên nhiều cá nhân để lập khống hồ sơ và tất toán các thủ tục vay vốn rồi chiếm đoạt tổng cộng 26.600 chỉ vàng SJC của chi nhánh này.

Bà Oanh khai đã sử dụng 22.500 chỉ vàng mua căn nhà mặt tiền ở đường Trần Quang Khải (quận 1, TP HCM), sau đó cho một phòng giao dịch Agribank Bến Thành thuê lại để thu lợi hơn 5,6 tỉ đồng. Số vàng còn lại, bà Oanh sử dụng cá nhân, không chia cho ai khác.

Đến hạn trả nợ, bà Oanh chỉ đạo cấp dưới lấy tên cá nhân, doanh nghiệp khác lập hợp đồng vay vàng, tiền của Agribank Bến Thành để đảo nợ. Tính đến ngày 20-11-2012, khi Bộ Công an khởi tố bị can, dư nợ gốc và lãi đã hơn 44,4 tỉ đồng. Tổng cộng, bà Oanh và đồng phạm đã tham ô của Agribank Bến Thành thông qua các hợp đồng vay vốn khống hơn 31 tỉ đồng.

Ngoài ra, bà Oanh còn ký cho em rể là Trương Thế Thanh vay 13 tỉ đồng, sau đó Thanh mất khả năng thanh toán. Trong vụ này, bà Oanh chịu trách nhiệm hình sự về hành vi giúp sức cho Thanh tham ô 8,8 tỉ đồng.

Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, VKSND TP HCM đã có kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm tăng hình phạt từ chung thân lên tử hình bởi vì nhận định của TAND TP HCM cho rằng hậu quả thiệt hại do bị cáo Oanh cùng các đồng phạm gây ra cho Agribank Bến Thành trong tội "Tham ô tài sản" phần lớn đã được khắc phục là không có căn cứ.

PHẠM DŨNG

Giám đốc ngân hàng nhận hối lộ 3 tỉ đồng

(NLĐO)– Luật sư của nguyên giám đốc Ngân hàng Agribank - Chi nhánh 10 viện lý do thân chủ "chưa có quyết định khai trừ" để đề nghị hoãn xử.

  • Diễn biến bất ngờ vụ 6 bị cáo được tuyên vô tội liên quan đến ngân hàng

  • Người phụ nữ "ra chiêu" qua mặt ngân hàng rút hàng chục triệu đồng

  • Nhân viên ngân hàng lừa 21 tỉ đồng của nhóm dịch vụ đáo hạn

  • Ngân hàng và công an cảnh báo chiêu lừa mới nhất

Ngày 15-8, TAND TP HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Hữu Cường (nguyên giám đốc Công ty Hưng Lợi Bá và Công ty Hưng Bá) về tội "Đưa hối lộ", "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức" và tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Liên quan vụ án, bị cáo Đỗ Trung Thành (nguyên giám đốc Ngân hàng Agribank - Chi nhánh 10) bị xét xử tội "Nhận hối lộ".

Ở phần thủ tục phiên toà, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Đỗ Trung Thành đề nghị hoãn phiên xét xử vì bị cáo chưa có quyết định khai trừ Đảng, quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng.

Bị cáo Nguyễn Hữu Cường (bìa phải) tại phiên xét xử.

Tuy nhiên, đề nghị này không được HĐXX chấp thuận. HĐXX xét thấy quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra có yêu cầu chi bộ nơi bị cáo Thành sinh hoạt Đảng xử lý đảng viên nhưng chưa bổ sung vào hồ sơ vụ án. Do đó, nội dung này sẽ bổ sung trong quá trình xét xử.

Tại toà, Nguyễn Hữu Cường khai để có tiền nhận chuyển nhượng lô đất 100.000m2 tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 4-2007, bị cáo đã gặp và đặt vấn đề vay vốn tại Ngân hàng Agribank - Chi nhánh 10 với Đỗ Trung Thành.

Thành đồng ý cho vay hạn mức 75 tỉ đồng với điều kiện Cường phải chi trước cho Thành "tiền phí huy động vốn" là 4% của hạn mức vay trên, tương ứng 3 tỉ đồng.

Ngày 4-4-2007, Cường xách 2 bao tiền chứa 3 tỉ đồng vay được của người quen vào phòng làm việc của Thành, để ở bàn uống nước và đi ra.

Bị cáo Thành thừa nhận sau khi kiểm đếm 2 bao tải tiền đủ 3 tỉ đồng thì cất vào tủ tại phòng làm việc. Thành khai đã sử dụng số tiền này chi cho các đối tác nhằm huy động vốn cho ngân hàng nhưng không khai họ tên và số tiền đã chi cho những người này với lý do "họ là môi giới nên không biết họ tên".

Sau đó, để vay được 75 tỉ đồng của Ngân hàng Agribank - Chi nhánh 10, Nguyễn Hữu Cường đã làm giả các tài liệu gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Công ty Lâm Thái Vinh; giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và giao nộp các tài liệu này cho ngân hàng nhằm nâng khống giá trị tài sản bảo đảm từ 34,3 tỉ đồng thành 60 tỉ đồng.

Tháng 9-2007, Cường làm giả các tài liệu gồm: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; chứng thư thẩm định giá của Trung tâm thẩm dịnh giá Bộ Tài Chính – chi nhánh TP HCM; giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và giao nộp các tài liệu này cho Ngân hàng Agribank Sài Gòn nhằm nâng khống giá trị tài sản bảo đảm từ 34,3 tỉ đồng thành 191,5 tỉ đồng để Công ty Hưng Lợi Bá, Công ty Hưng Bá vay 163 tỉ đồng. Nhưng Cường không trả nợ vay, chiếm đoạt của Ngân hàng Agribank Sài Gòn 23,284 tỉ đồng.

Liên quan đến vụ án, VKSND TP HCM nhận định một số nhân viên, lãnh đạo các Ngân hàng Agribank Sài Gòn, Ngân hàng Agribank – Chi nhánh 10 đã có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của ngân hàng trong việc thẩm định, đề xuất, phê duyệt cho Công ty Hưng Lợi Bá và Công ty Hưng Bá vay vốn không đủ tài sản bảo đảm. Riêng hành vi của một số nhân viên, lãnh đạo của Ngân hàng Agribank Sài Gòn đủ dấu hiệu của tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".

Tuy nhiên, khoản vay tại Ngân hàng Agribank – Chi nhánh 10 đã được tất toán, còn Ngân hàng Agribank Sài Gòn thu hồi toàn bộ tiền gốc và một phần lãi bị chiếm đoạt (số lãi còn lại có khả năng thu hồi). Do đó, VKS cho rằng chưa đến mức phải xử lý trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân này.

Sau thủ tục xét hỏi, HĐXX xét thấy hồ sơ vụ án còn nhiều tình tiết chưa được cơ quan điều tra làm rõ nên quyết định hoãn phiên xét xử, trả hồ sơ cho VKSND cùng cấp để điều tra bổ sung.

Tin-ảnh: Trần Thái

Video liên quan

Chủ đề