Giám đốc sở y tế daklak là ai

Ngày 13/6, theo nguồn tin của Tiền Phong, Viện KSND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành cáo trạng truy tố ông Doãn Hữu Long, nguyên Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk và 11 thuộc cấp liên quan tới sai phạm trong đấu thầu thuốc giai đoạn 2014-2015.

Vụ án sau nhiều lần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, cơ quan điều tra xác định các đối tượng trên đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 2 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra bát tạm giam ông Nguyễn Hữu Thông tại nhà riêng

Theo đó, các bị can bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm: Doãn Hữu Long (nguyên Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk); Nguyễn Hữu Thông (nguyên Trưởng phòng Tổ chức, nguyên Trưởng phòng Tài chính-Kế toán); Nguyễn Đình Quân (Chánh Thanh tra, nguyên Phó trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ Y); Lê Thị Thanh Bình (nguyên Trưởng khoa Dược) và Nguyễn Sỹ (nguyên Kế toán, Bệnh viện Đa khoa huyện Ea Kar) bị truy tố khoản 2, điều 285 BLHS năm 1999 (khung hình phạt từ 3-12 năm tù).

Công an khám xét và đọc lênh bắt tạm giam ông Nguyễn Hữu Huyên (dấu X) tại trụ sở Sở Y tế Đắk Lắk

Cùng với tội danh trên, các bị can Tô Thị Hà (nguyên Kế toán) và Lê Na Tơr (phụ trách Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa huyện Lắk) bị truy tố tại điểm c, khoản 2, điều 360 BLHS năm 2015); Mai Xuân Vinh (dược sĩ Khoa Dược, Bệnh viện đa Khoa Vùng Tây Nguyên) bị truy tố tại điểm d, khoản 1, điều 360, BLHS năm 2015.

Ở tội danh "Vi phạm về đấu thầu thuốc gây hậu quả nghiêm trọng”, có các bị can, gồm: Nguyễn Hữu Huyên (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Nghiệp vụ Y); Nguyễn Đình Diệm (nguyên Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Dược); Cao Thị Ninh (nguyên Kế toán trưởng, Phòng Kế hoạch-Tài chính); Nguyễn Xuân Hải (nguyên nhân viên hợp đồng Phòng Nghiệp vụ Dược) bị Viện KSND tỉnh Đắk Lắk truy tố tại khoản 3, điều 222, BLHS năm 2015 (khung hình phạt từ 10-20 năm tù).

Cơ quan tố tụng xác định, các đối tượng đã thiếu trách nhiệm, thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao trong quá trình thẩm định 7 mặt hàng thuốc không đúng nhóm (thuốc thuộc nhóm 3, nhưng xét trúng thầu nhóm 2), gây thiệt hại hơn 1,9 tỷ đồng.

Ngoài ra, 2 mặt hàng thuốc G10391 (Bio-Cerin), G10403 (Troynoxa), cũng được Sở Y tế Đắk Lắk phê duyệt trúng thầu sai nhóm thuốc (thuốc thuộc nhóm 5 được phê duyệt trúng thầu nhóm 2), gây hậu quả thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 77 triệu đồng. Tổng tiền thiệt hại của vụ án trên hơn 2 tỷ đồng.

Sở Y tế Đắk Lắk, nơi nhiều cán bộ bị khởi tố - Ảnh: L.Đ.

Sáng 28-4, ông Nguyễn Văn Bôn - phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk - xác nhận Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này đã ra quyết định khởi tố bị can 10 người, trong đó có 6 người bị bắt tạm giam về hành vi "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Trong số các bị can bị bắt tạm giam có nguyên giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk Doãn Hữu Long.

Ngoài ông Long, 3 người khác tại Sở Y tế Đắk Lắk cũng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi nêu trên, gồm: ông Nguyễn Hữu Huyên - trưởng phòng nghiệp vụ y; Nguyễn Đình Quân - chánh thanh tra; Nguyễn Đình Diệm - phó trưởng phòng nghiệp vụ dược.

Trước đó, tháng 2-2019, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" trong việc đấu thầu 7 mặt hàng thuốc tại Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk năm 2014-2015.

Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, ngày 19-6-2014, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk có tờ trình số 166/TTr-SYT, đề nghị duyệt kế hoạch đấu thầu mua thuốc khám chữa bệnh trong các cơ sở công lập năm 2014-2015.

Theo đó, Sở Y tế đề xuất đưa các loại thuốc Calcium Gluconolactat + Calcium Carbonat 0,3g + 2,94g; Cefuroxim 125mg; Meloxicam 15ml; Paracetamol 80mg và Paracetamol 250mg lựa chọn thuộc nhóm 2 và Paracetamol 150mg; Vitamin C 1000mg lựa chọn thuốc nhóm 2 và 3.

Căn cứ tờ trình trên, ngày 25-6-2014, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua thuốc khám, chữa bệnh trong cơ sở y tế công lập năm 2014-2015 do Sở Y tế tỉnh làm chủ đầu tư với tổng số vốn hơn 517 tỉ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện 365 ngày, hình thức lựa chọn nhà thầu qua đấu thầu rộng rãi.

Sở Y tế Đắk Lắk sau đó đã ban hành quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu mua thuốc khám chữa bệnh trong cơ sở y tế công lập năm 2014-2015, và thành lập tổ thẩm định đấu thầu các gói mua sắm thuốc khám, chữa bệnh trong cơ sở y tế công lập.

Căn cứ vào kết quả xét thầu sau đó, Sở Y tế Đắk Lắk và liên danh Hoàng Vũ - Pymepharco đã ký kết 2 hợp đồng nguyên tắc đối với 7 loại thuốc nêu trên.

Tuy nhiên, theo cơ quan điều tra, quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả đánh giá lựa chọn nhà thầu, phê duyệt kết quả trúng thầu sai nhóm thuốc đối với 7 mặt hàng thuốc trong gói thầu thuốc theo tên Geremic 2014-2015 của giám đốc Sở Y tế và các thành viên của tổ chuyên gia, giúp việc đã gây thiệt hại hơn 559 triệu đồng cho ngân sách.

Theo cơ quan điều tra, sai phạm nêu trên thuộc trách nhiệm của giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, các chuyên gia giúp việc cho giám đốc Sở Y tế và có dấu hiệu của tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Trước đó, năm 2017, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk cũng đã có kết luận và chỉ ra nhiều sai phạm trong quá trình đấu thầu thuốc từ năm 2011 đến 2016 tại Sở Y tế Đắk Lắk. Sau đó, nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo liên quan cũng đã bị xử lý kỷ luật.

L.Đ.

Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk nói về việc khách sạn "mời" khách nghi mắc Covid-19 ra ngoài

(NLĐO) - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho rằng việc khách sạn "mời" khách ra ngoài khi phát hiện họ nghi mắc Covid-19 là không phù hợp với quy định và "tội cho các vị khách".

  • Khách sạn "mời" khách phương xa ra ngoài khi nghi mắc Covid-19

  • Khởi tố, bắt chủ khách sạn ở Thái Bình đòi nợ kiểu giang hồ

  • Quán ăn, khách sạn ở Bà Rịa- Vũng Tàu dọn dẹp để đón khách

  • Nhóm khách nữ tố Homestay Đà Lạt đuổi khách giữa đêm khuya

Chiều 11-3, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã nắm thông tin về việc Khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột mời khách ra khỏi phòng khi phát hiện họ nghi mắc Covid-19 (Người Lao Động Online sáng cùng ngày đã phản ánh).

Khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột "mời" 3 vị khách phương xa ra khỏi phòng vì nghi nhiễm Covid-19

Theo ông Nay Phi La, nếu sự việc như báo phản ánh thì "tội cho các vị khách". Thời gian qua, ngành y tế đã hướng dẫn rất nhiều nhưng không biết các khách sạn có cập nhật hết hay không.

"Hiện nay, phần lớn khách đã tiêm 3 mũi vắc-xin, nếu có người dương tính với SARS-CoV-2 thì có thể cho vào cách ly ngay tại khách sạn nếu họ đồng ý. Còn nếu không thì báo với chính quyền địa phương, ngành y tế để phối hợp giải quyết vì khách từ nơi khác đến, không có nhà cửa ở Đắk Lắk. Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk vẫn có bệnh viện dã chiến để tiếp nhận các trường hợp mắc Covid-19 không có điều kiện cách ly, điều trị tại nhà. Việc mời khách ra giữa đêm như vậy là không phù hợp" - ông Nay Phi La nhấn mạnh.

Chiều cùng ngày, lãnh đạo Khách sạn Sài Gòn Ban Mê - nơi 3 vị khách lưu trú sau khi rời Khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột - cho biết ngành y tế vừa thông báo nếu khách có xe riêng thì cho phép rời khách sạn về nhà. Do đó, 2 trong số 3 vị khách đã trả phòng, hiện chỉ còn 1 người đang tạm thời cách ly tại khách sạn.

Như Báo Người Lao Động Online đã phản ánh, ngày 10-3, nhiều đoàn khách tới Khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột lấy phòng lưu trú để tham dự Đại hội Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đắk Lắk.

Đến tối 10-3, ban tổ chức tiến hành test nhanh cho các đại biểu thì phát hiện 3 thành viên của 3 đoàn dương tính với SARS-CoV-2. Lúc này, nhân viên Khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột đã yêu cầu 3 khách này rời khỏi khách sạn. 3 vị khách phải di chuyển qua 2 khách sạn khác nhưng không được nhận. Phải đến khách sạn thứ 3, là Khách sạn Sài Gòn Ban Mê, thì 3 vị khách mới được tiếp nhận, cho vào phòng cách ly.

C. Nguyên

Video liên quan

Chủ đề