Giới thiệu nhà rông ở Tây Nguyên

Vùng Bắc Tây Nguyên là thủ phủ của các dân tộc: Zarai; Bahnar; Xê Đăng, zẻ Triêng, Brâu,... Nơi đây là một vùng đất đậm đặc truyền thống sử thi và là nơi cội nguồn của ngôi nhà rông truyền thống. Toàn tỉnh Kon Tum hiện nay đã xây dựng được 381 nhà rông chiếm tỉ lệ trên 50% số thôn, buôn, làng mà tỉnh Kon Tum phấn đấu sẽ xây dựng 100% nhà rông vào năm 2005.

Hội thảo khoa học về Nhà rông - Nhà rông văn hoá được tổ chức đầu tiên tại thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum, đã quy tụ nhiều giới nghiên cứu khoa học xã hội ở Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên - Trường Sơn, duyên hải miền Trung với 52 bản tham luận khoa học, trong đó 2/3 số tham luận là của các nhà nghiên cứu ở các cục, vụ, trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội - Nhân văn và Bộ Văn hoá - Thông tin (Viện Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục Bảo tồn bảo tàng,...).

Hội thảo đã đặt ra nhiều vấn đề lí thú, tranh luận sôi nổi giữa các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lí văn hoá để tìm ra được tiếng nói chung về việc xác định nhà rông - ngồi nhà chung truyền thống của Tây Nguyên: hình dáng, kiến trúc, vật liệu xây dựng, quy cách, quy trình xây dựng hay phần hồn với những tín ngưỡng, sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của nó. Câu trả lời thứ nhất của hội thảo là: nhà rông là một di sản văn hoá độc đáo cần được bảo tồn và phát huy. Hàng trăm ngôi nhà rông của đồng bào Tây Nguyên đã sừng sững tồn tại với thời gian. Nhà rông - niềm tự hào của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và cả cộng đồng dân tộc Tây Nguyên - Trường Sơn và các tỉnh duyên hải miền Trung với nét độc đáo riêng biệt, dáng vươn cao vứt, bề thế, thể hiện tính vươn lên mạnh mẽ, vượt qua gian lao, vất vả đề tự khẳng định mình trong quá khứ và hiện tại. Sự ra đời của ngôi nhà chung (nhà rông) tự bản chất của nó gắn với những hình thái kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên.

Nhà rông Tây Nguyên được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của núi rừng Tây Nguyên như tranh, tre, gỗ, lồ ô,... và được xây dựng cất trên một khoảng đất rộng. Nằm ngay trong khu vực trung tâm của buôn làng. Chức năng của nhà rông truyền thống là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn việc làng, việc nước, nơi thể hiện các lễ hội - tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hoá truyền thống,... Ngôi nhà chung ấy còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống; chiêng, trống, cồng, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ. Độ cao của ngôi nhà rông truyền thống có khi cao đến 18m và mái nhọn, cao vút, người thợ thủ công tài tình, khéo léo chỉ bằng vật liệu của núi rừng mà tạo nên lối kiến trúc độc đáo, bền vững với nhiều loại hoa văn phong phú mà gam màu chủ đạo là màu đen, trắng và nâu đậm.

Một câu hỏi đặt ra trong hội thảo là ngôi nhà rông văn hoá ra đời có làm mất đi những gì vốn có của nhà rông truyền thống hay không? Có nhà nghiên cứu cho rằng nhà rông có vai trò giống như ngôi đình của người Việt, song cũng có đa số ý kiến cho là khác, bởi lẽ theo Giáo sư - Tiến sĩ Lâm Chí Biền (Viện Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật), nhà rông là biểu trưng hướng về cõi dương. Đình làng của người Việt hướng về cõi âm, ở mỗi đình làng người Việt khi xây dựng mái thấp bé, phía trước và sau đình làng dựng theo thuyết phong thuỷ... Điều thống nhất trong hội thảo là đa số các nhà quản lí văn hoá và các nhà khoa học đều cho rằng, nhà rông văn hoá là một thiết chế văn hoá cơ sở hiện nay trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Tiếp thu có chọn lọc nhà rông truyền thống và đưa vào hoạt động như một điểm sinh hoạt văn hoá ở buôn làng, cho dù tên gọi là nhà rông, nhà Gươi, nhà Zơag,... hay có nhà nghiên cứu gọi là ngôi nhà sinh hoạt văn hoá mang hình dáng nhà rông, thì đại đa số vẫn thống nhất chung là chức năng tâm linh và các hoạt động việc làng, việc nước vẫn được tổ chức tại ngôi nhà chung cộng đồng ấy. Nhà rông chỉ có dân tộc Bahna - Zởgao, người zẻ Triêng, Xê Đăng, Zarai ở Bắc Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum) mới có, ngoài ra các dân tộc khác như dân tộc Ê Đê thì chỉ có nhà dài.

Nhà rông - nhà rông văn hoá là một biểu tượng văn hoá rất đáng tự hào của đồng bào các tỉnh Tây Nguyên - Trường Sơn và các tỉnh duyên hải miền Trung. Nhà rông là một di sản văn hoá trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị của nó trong việc bảo tồn và giữ gìn văn hoá dân tộc.

Trích: loigiaihay.com

Nhà Rông là một kiến trúc độc đáo có ở vùng Tây Nguyên. Nó không đơn giản chỉ là một ngôi nhà mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt, được ví von như trái tim của cả làng. Vậy có gì trong kiến trúc ngôi nhà này mà khiến nó trở nên đặc biệt như vậy. Ứng dụng kiến trúc nhà rông vào farmstay như thế nào? Hãy cùng Defarm tìm hiểu nhé.

1. Nhà Rông Tây Nguyên

Khi nhắc tới nhà Rông ta đã biết ngay rằng đó là kiểu nhà tương tự như nhà sàn đúng không? Nó chính là nhà sàn đặc trưng hay còn gọi là ngôi nhà cộng đồng, là nơi sinh hoạt, tụ họp của người dân Tây Nguyên. Nhưng không phải dân tộc nào ở Tây Nguyên cũng có. Có thể tìm thấy nhiều nhà rông ở những buôn làng dân tộc như Gia Rai, Ba Na,…vùng phía Bắc Tây Nguyên. Đặc biệt là ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Phía Nam Tây Nguyên trở vào thì thưa thớt dần.

Nhà Rông là sản phẩm kiến trúc phi vật thể truyền thống của dân tộc ta. Nó gắn bó với những buôn làng ở Tây Nguyên. Mặc dù hiện nay xã hội tân tiến, những ngôi nhà hiện đại mọc lên như nấm nhưng nhà rông truyền thống vẫn được gìn giữ ở trung tâm làng. Đó cũng được xem là văn hóa tinh thần của người dân Tây Nguyên. Mặc dù không biết kiến trúc của nó có từ lúc nào. Song những người dân luôn gìn giữ cái nôi tinh thần đặc thù của Tây Nguyên.

Nhà Rông Tây Nguyên

>>> Xem Thêm: Mách Bạn Các Ý Tưởng Thiết Kế Nhà Sàn Trong Farmstay Đẹp Và Độc Đáo

2. Đặc Điểm Kiến Trúc Nhà Rông

2.1. Đặc Điểm Và Vị Trí Xây Dựng Nhà Rông Tây Nguyên 

Nhà rông Ở Tây Nguyên là ngôi nhà được sinh ra từ các buôn làng. Ngôi nhà phải đảm bảo được tiêu chí nhất định như mát mẻ vào mùa khô và ấm áp vào mùa mưa. Do vậy nó được làm từ vật liệu rất thô sơ. Những vật liệu mang mùi “cỏ cây hoa lá” được đưa vào xây dựng ngôi nhà. Những ngọn tranh, cây tre, lồ ô,… là nguyên vật liệu chính. Chúng có thể được tìm thấy nhiều ở các vùng của Tây Nguyên.

Được xây dựng ở khu đất nằm trong trung tâm buôn làng, việc xây ngôi nhà có thể nói là một nghi thức trang trọng. Và theo lưu truyền khi muốn xây nhà, già làng sẽ tụ tập những người giỏi nhất để bàn bạc. Vị trí của nhà Rông sẽ ở nơi có thể dễ dàng nhìn thấy từ xa khi đi vào làng. Vì là nhà sinh hoạt tập thể nên không gian cần đủ rộng để chứa được nhiều người.

Kiến Trúc Nhà Rông

2.2. Hình Dáng, Kích Thước Của Nhà Rông

Mỗi vùng sẽ có các tập tục văn hóa và điều kiện sinh hoạt khác nhau. Do vậy tùy vào từng khu vực, nhà rông sẽ có những hình dáng và kích thước khác nhau. Người Giẻ Triêng thì thường làm nhà nhỏ. Nhà của người Xê Đăng thì rất cao. Nhưng nhìn chung thì ngôi nhà nào cũng lớn hơn với những ngôi nhà bình thường. Tính từ mặt đất đến nóc nhà Rông thường dao động khoảng 8 – 20m, phổ biến nhất là khoảng 15 – 16m, cao nhất khoảng 30m. Chiều dài nhà Rông khoảng 10m và chiều rộng hơn 4m.

Tuy cao lớn như vậy nhưng trông nó rất thanh thoát. Những mái nhà xuôi dốc xuống hình lưỡi rìu vươn cao lên với tư thế hiên ngang mạnh mẽ. Chúng không phải là mặt phẳng mà được cấu trúc theo hình elip để tránh sức cản gió tối ưu.

2.3. Thiết Kế Kiến Trúc Nhà Rông 

Như đã nói ở trên thì nhà rông không sử dụng nguyên vật liệu là sắt, thép mà sử dụng các nguyên liệu tự nhiên. Những chỗ nối thì được đẽo gọt cầu kỳ sau đồ dùng mây, tre để buộc chặt. Khung nhà được sử dụng hẳn 8 cột to từ gỗ quý. Sàn nhà rộng được làm từ ván gỗ hay tre nứa đập dập. Nó không khít nhau mà cách nhau khoảng 1cm. Cầu thang của ngôi nhà có tầm 7 – 9 bậc. Nó được trang trí tùy theo từng vùng miền.

Kiến Trúc Nhà Rông Tây Nguyên

2.4. Những Kiểu Trang Trí Nhà Rông Tây Nguyên

Bên trong Nhà Rông Tây Nguyên thường được treo các vật phẩm giá trị. Có thể là trống, chiêng, cung tên, sừng trâu, xương hàm của thú rừng,… Có những ngôi nhà được treo ảnh Bác Hồ để tỏ lòng tôn kính với Đảng với Bác.

Trong kiến trúc thì cây kèo, cây cột của ngôi nhà cũng được chạm khắc tinh xảo. Nó mang những tín ngưỡng tôn giáo, tâm linh của bản làng. Hoa văn trên vách thường được trang trí màu đỏ và màu xanh. Người Ba Na sử dụng cặp sừng trâu trang trí ở gian chính.

Bên Trong Ngôi Nhà Thường Treo các Sừng Trâu, Chiến Lợi Phẩm

>>> Xem Thêm: Nhà Ba Gian Và Ý Tưởng Kiến Trúc Không Thể Bỏ Qua

3. Những Hoạt Động Văn Hóa Ở Nhà Rông 

3.1. Hoạt Động Văn Hóa Xã Hội

Người dân mọi buôn làng đều rất coi trọng nhà rông. Hay nó còn được nhân hóa làm “trái tim” của làng. Bởi nó là biểu tượng quyền lực cho cả làng. Đây là nơi người dân được tụ họp, là nơi mọi người được gắn kết với nhau. Các lễ hội lớn, nhỏ như lễ hội như uống rượu cần, lễ hội nước giọt làng Kon Trang Lon Loi,… càng làm cho bản sắc văn hóa nhà Rông trở nên thú vị hơn.

Không những vậy khách quý đến thăm đều được tiếp đãi ở đây. Thường thì các hoạt động về văn hóa ở đây rất đa dạng. Nó có thể là hát dân ca, dạy đánh cồng chiêng, hay dạy làm đàn, sáo,…

Các Hoạt Động Văn Hóa Xã Hội Được Tổ Chức Ở Nhà Rông Tây Nguyên

3.2. Hoạt Động Về Tâm Linh

Ngôi nhà chính là cái nôi văn hóa của buôn làng. Nhưng nó cũng mang trong mình biểu tượng thiêng liêng. Ngay từ mái nhà đã mang hơi thở và tâm hồn của mảnh đất Tây Nguyên. Buôn làng cho rằng nhà rông là nơi hút khí thiêng đất trời. Nó mang biểu tượng giúp cho người dân có một cuộc sống sung túc. Đó là lý do mà bên trong ngôi nhà được treo các dụng cụ săn bắt. Họ quan niệm thần linh sẽ trú ngụ vào sừng trâu hay những bộ xương của con vật. Bắt gặp nhà rông ta sẽ bắt gặp hình ảnh cây nêu. Chắc hẳn ai cũng biết sự tích cây nêu rồi. Nó là biểu tượng xua đuổi ma quỷ.

Và thường sau một năm thu hoạch. Người dân sẽ làm lễ cúng tế thần linh. Mong muốn người dân đùm bọc, đoàn kết có cuộc sống ấm no. Sau lễ cúng thì mọi người sẽ quay quần đốt lửa. Họ chia nhau những món ăn ngon, uống rượu cần. Hay nắm tay nhau nhảy điệu nhảy cồng chiêng,…

Văn Hóa, Tâm Linh

4. Ý Nghĩa To Lớn Của Nhà Rông Đối Với Người Dân 

4.1. Trung Tâm Tinh Thần

Thường thì ở buôn sẽ được quản lý bởi già làng và chủ làng. Họ sẽ là người phân xử những vấn đề trong làng. Nhà rông cũng là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng. Có thể là cưới xin, lễ thổi tai khi hết tuổi thành niên,…

4.2. Nhà Rông Tập Thể

Thanh thiếu niên khi đến tuổi trưởng thành thì sẽ được lên nhà rông. Ở đây đều là những thanh niên chưa vợ. Họ được ở thoải mái và không bị ràng buộc điều gì. Ngủ ở đây còn là để bảo vệ nhà và buôn làng.

4.3. Bảo Tồn Truyền Thống Nhà Rông Tây Nguyên

Thường ở gian chính ngôi nhà thì đều có những bộ chiêng, trống. Có khi là bộ săn cung tên hay những chiến tích như ngà voi, da báo,… Và đây là nơi họ cầu nguyện mang những mong muốn đến với thần linh.

Nhà Rông

5. Ứng Dụng Kiến Trúc Nhà Rông Trong Farmstay

Chính vì kiến trúc nó đặc biệt như vậy. Mà hiện nay mô hình nhà rông được đưa vào farmstay. Nó mang hơi thở Tây Nguyên đến với mọi miền. Nó cũng là sự quảng bá truyền thống Việt Nam đến với mọi du khách. Khi đến với nhà rông, mọi người sẽ được trải nghiệm nét kiến trúc trong ngôi nhà truyền thống. Đó sẽ là những phút giây thư giãn, tạm quên âu lo, rời xa cuộc sống xô bồ.

Hiện nay thì nền văn hóa cổ truyền này dần đang bị lãng quên. Đó là do sự phát triển xã hội hiện nay. Vì vậy ứng dụng nhà Rông vào farmstay là một ý tưởng rất thực tế. Đó là con đường quảng bá nhà rông. Và là sự gợi nhắc để hình ảnh nhà rông này không bị “lu mờ”. Thật tuyệt vời nếu những hình ảnh đó được lan rộng đến các bạn trẻ. Những con người có chí hướng khởi nghiệp có thể tham khảo kiến trúc này.

Ứng Dụng Kiến Trúc Nhà Rông

6. Các Mẫu Kiến Trúc Nhà Rông Tây Nguyên Đẹp

Nhà Rông
Kiến Trúc Bên Trong Nhà Rông
Kiến Trúc Nhà Rông Đẹp

Nhà rông là một kiến trúc độc đáo, thiết chế văn hóa tiêu biểu. Nó là biểu tượng truyền thống của người dân Tây Nguyên nói chung và người Gia Rai nói riêng. Đó là một di sản quý cho hôm nay và mai sau. Vì vậy thế hệ như chúng ta phải giữ gìn những nét đẹp truyền thống đó. Xã hội phát triển nhưng phải gìn giữ được văn hóa đặc trưng của cha ông để lại. Defarm đã đưa ra những kiến trúc tiêu biểu và các mẫu nhà rông hiện đại cho bạn tham khảo. Dịch vụ thiết kế chi tiết farmstay của Defarm sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình thiết kế để tạo ra một ngôi nhà độc đáo và tạo ấn tượng cho du khách nhé!.

Video liên quan

Chủ đề