Giống chanh dây tốt nhất hiện nay

Chanh leo là một loại quả ngon được rất nhiều người yêu thích.

Đây là loại quả rất giàu vitamin cung cấp cho cơ thể cũng là loại quả làm thức uống giải khát rất tốt vào mùa hè. Để có được giàn chanh sai cho hiệu quả kinh tế cao, mời bạn đọc tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh dây mà VnDoc cung cấp sau đây.

Chanh leo là một loại trái cây rất ngon được rất nhiều người ưa chuộng trong thời gian gần đây. Chanh leo có thể được chế biến thành nhiều thực phẩm ngon bổ như nước chanh leo, mứt chanh leo, chanh leo sấy khô, sinh tố chanh leo…

Quả chanh leo rất giàu chất dinh dưỡng, cung cấp cho cơ thể các loại vitamin như A, C… và chất vi lượng như sắt, kali…

Khâu chọn giống chanh leo rất quan trọng. Nếu không làm tốt khâu này, có thể bà con nông dân sẽ mang hết công sức đem đổ sông đổ biển.


Chọn giống chanh leo

Giống chanh leo hiện nay chủ yếu là nhập từ Đài Loan. Do nhu cầu trồng chanh leo lên cao, nên có nhiều thương lái vội vã nhập giống hoặc cây lên sẵn từ Đài Loan về bán với giá cao, nhưng không bảo đảm hiệu quả. Hiện nay có nhiều trường hợp bà con trồng và chăm sóc lên vườn tốt nhưng đến khi thu hoạch thì cây cho trái nhỏ, xấu, ít trái, thậm chí không ra trái luôn.

Đơn cử như trường hợp ông Đỗ Văn Thủy ở Mang Yang trồng hơn 1 mẫu chanh leo với giống mua từ Đài Loan, 7 tháng mà vẫn chưa ra trái nào, dù cây sinh trưởng rất tốt. Đợt này ông định phá vườn chanh leo, dự kiến lỗ hàng trăm triệu đồng.

Chọn giống chanh leo và phương pháp trồng

Hiện nay chanh leo có giống chủ yếu: chanh leo tím và chanh leo vàng. Bên cạnh đó, còn có một số loại chanh leo khác như chanh leo chuối, chanh leo khổng lồ, chanh leo Granadilla… Nhưng phổ biến và phù hợp để trồng ở Việt Nam nhất là loại chanh leo tím và chanh leo vàng. Trong đó chanh leo tím đang được ưa chuộng vì năng suất cao hơn.

Chanh leo vàng có đặc điểm là cây sinh trưởng khá mạnh, cây khỏe, sức đề kháng bệnh cao. Nhưng năng suất của cây chỉ ở mức trung bình, quả từ nhỏ đến vừa chứ không lớn. Trái chín có màu vàng, vị chua và không thơm như chanh dây tím.


Vườn chanh leo được tuyển chọn

Chanh dây tím có nguồn gốc chủ yếu là từ Đài Loan. Chanh dây tím được chuộng hơn vì năng suất trái cao, vỏ mỏng cơm dày thơm và ngọt. Trái chanh dây tím lớn hơn trái chanh dây vàng và có màu tím.

Vì vậy, chanh dây vàng thường được lấy gốc để ghép phối với chổi của chanh dây tím.

Chanh leo có thể trồng bằng 2 cách: trồng bằng hạt hoặc trồng bằng cách dâm cành. Cả hai phương pháp đều cho kết quả tốt, tuy nhiên theo kinh nghiệm, phương pháp dâm cành đem lại kết quả nhanh hơn và hiệu quả hơn là phương pháp trồng bằng hạt.

Nếu bạn muốn chọn phương pháp trồng bằng hạt, bạn nên tìm và mua những quả chanh leo chín, già và khô. Những quả này có phần vỏ nhăn nheo, quắt lại và có màu tím đậm.

Chúng ta đem quả chanh leo đã chọn được về, dùng dao sắc bổ làm đôi quả chanh ra, lấy thìa nạo toàn bộ phần ruột quả và đem đi rửa thật sạch phần nhầy bao quanh. Sau đó, ta có được hạt chanh leo màu đen, để cho ráo nước hoặc đem phơi khô.

Nếu không muốn tự mình làm, bạn cũng có thể mua hạt giống chanh leo ở các tiệm bán hạt giống cây trồng. Chất lượng cũng rất tốt.

Bạn phải nhớ lưu ý này: để hạt khi gieo xuống dễ trương nở và lên mầm, bạn cần phải ngâm hạt giống vào nước ấm trong khoảng thời gian 24h.

Nếu bạn không chọn trồng bằng hạt giống, bạn có thể trồng bằng phương pháp dâm cành.

Bạn có thể mua cây giống tại các điểm cung cấp, sau đó tiến hành trồng vào chậu, hoặc trồng ra vườn.

Lưu ý: để cây chanh dây phát triển và sinh trưởng mạnh, bạn nên cẩn thận chọn những cây giống có chiều cao từ 15cm  trở lên là tốt nhất.

Trên đây là một vài kiến thức nông nghiệp về chọn giống và phương pháp trồng chanh leo. Hy vọng có mang lại những giá trị bổ ích cho bà con.

Thứ ba, 30/11/2021 - 14:59 PM

Theo thông tin của Báo Nông nghiệp Việt Nam nắm được từ các cơ quan quản lý, từ tháng 9/2020 đến nay, chưa có lô chanh leo (chanh dây) giống nào có xuất xứ từ Đài Loan được nhập khẩu vào Việt Nam. Ấy vậy mà ở các tỉnh Tây Nguyên, không ít đại lý kinh doanh giống cây trồng vẫn công khai đề biển bán giống chanh dây Đài Loan; không ít trang Facebook công khai rao bán giống chanh dây Đài Loan…

Theo địa chỉ từ một trang Facebook, chúng tôi liên lạc qua điện thoại với một cơ sở bán giống chanh dây. Người phụ nữ nghe điện thoại tự giới thiệu là chủ đại lý nhưng không nêu tên đại lý, không nêu địa chỉ cụ thể, mà chỉ nói là ở Đắk Lắk. “Anh yên tâm, đại lý bên em ship hàng cho khách hàng có nhu cầu ở tất cả các tỉnh”, chị này cho biết.

Vườn ươm giống chanh dây chất lượng cao, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép tại huyện Chư Pưh (Gia Lai). Ảnh: Lam Giang.

Khi được hỏi về nguồn gốc giống chanh dây, chị khẳng định: Giống được ghép từ giống thực sinh là cây chanh vàng, ghép với giống của Đài Loan trong nhà lưới, rất đảm bảo chất lượng? Về giá cả, chị này cho biết cứ mỗi một thùng (102 dây giống) có giá 1,7 triệu đồng. Nếu bán sỹ (số lượng lớn) thì giảm giá còn 1,5 triệu đồng/thùng.

Cũng từ một trang Facebook rao bán giống chanh dây, chị Huệ, chủ đại lý không hề dấu giếm khi cho biết địa chỉ của đại lý ở 793, đường Hùng Vương, Thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk). Thông tin về nguồn gốc giống chanh dây của đại lý này cũng xuất xứ từ Đài Loan.

“Anh yên tâm đi. Giống bên em bán cho nhà vườn ở Chư Sê, Chư Pưh bên Gia Lai từ nhiều vụ rồi, bên đó họ tin tưởng lăm!”, chị Huệ khẳng định. Khi hỏi về giá cả, chị Huệ cho biết: Một thùng 100 dây giống, khuyến mãi thêm 2 dây là 102 dây, giá 3 triệu đồng. “Nếu anh mua số lượng lớn, bên em sẽ giảm, còn 2,7 triệu đồng một thùng”, chị Huệ cho biết.

Mới có hai đại lý ở cùng một địa bàn là tỉnh Đắk Lắk, với cùng một loại giống được giới thiệu là có nguồn gốc từ Đài Loan, giá đã chênh lệnh nhau từ 1,3 - 1,5 triệu đồng mỗi thùng 100 dây, đó là một sự thật khó tin!

Cần xử lý triệt để

Lướt thêm trên Facebook, gặp một trang có tên gọi nghe có vẻ… tin tưởng: “Hội nông dân chanh dây Tây Nguyên Việt Nam”. Một người phụ nữ cầm máy giới thiệu: Đại lý mang tên Kim Huệ ở đường Hùng Vương, Thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk). Hỏi về giống, chị này khẳng định là giống chanh dây xuất xứ từ Đài Loan.

Khi được hỏi về giá, chị cho biết: “Ba triệu đồng một thùng 102 dây. Từ Thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk ship về huyện Chư Pưh thuộc tỉnh Gia Lai, giá ship 50 nghìn đồng mỗi thùng”. Khi hỏi là mua số lượng lớn, khoảng 15 thùng thì có được giảm giá hoặc miễn phí ship hay không? Chị này trả lời: Nếu mua với số lượng lớn, đại lý sẽ miễn ship, còn giá thì vẫn 3 triệu đồng mỗi thùng, không thể bớt. Hơn nữa, bên mua phải chuyển tiền đặt cóc trước mới được đại lý giao hàng.

Nông dân cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ trước khi chọn mua giống chanh dây. Ảnh: Lam Giang.

Ở Tây Nguyên, thời gian qua chanh dây được mùa, được giá. Nhiều nhà vườn hồ hởi khi có thu nhập ổn định từ vườn cây; không ít hộ nông dân mở rộng diện tích chanh dây hòng mong có những mùa vụ bội thu sau này. Tuy nhiên, với sự nhập nhằng của các đại lý bán giống, nông dân rất khó có thể xác định được giống thật và giống giả, và đâu là giá cả hợp lý nhất.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, một nông dân ở Thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai (Gia Lai), cho biết: “Tôi mua 300 cây chanh dây từ một đại lý bán giống chanh dây ở Thành phố Pleiku với giá 34 ngàn đồng/cây để trồng 6 sào. Đây là lần đầu tôi mua giống từ đại lý này, nghe họ giới thiệu là giống có xuất xứ từ Đài Loan, chất lượng tốt thì mua thôi. Giờ chanh đã bắt đầu cho trái nên năng suất chưa biết ra sao. Thú thật, nông dân như chúng tôi thì luôn muốn mua giống đảm bảo chất lượng chớ không khéo thì tiền mất tật mang”.

Ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai cho biết: Về giống chanh dây, trước đây đa số là giống Đài Nông 1 được nhập từ Đài Loan về để sản xuất. Đây là giống đã được cho phép sản xuất và nhập khẩu, muốn nhập vào trong nước phải tiến hành kiểm dịch thực vật, nếu đáp ứng quy định kiểm dịch thực vật của Việt Nam mới được phép nhập khẩu. Đây là giống đủ chuẩn, đã được Bộ NN-PTNT kiểm soát về mặt chất lượng. Tuy nhiên chỉ lo về vấn đề nhập lậu, không thể kiểm soát được.

Cũng theo ông Đoàn Ngọc Có, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, từ giống gốc là giống Đài Nông 1 có xuất xứ từ Đài Loan, sau này được một số doanh nghiệp lớn ghép và tạo ra các loại giống mới, được cấp chứng nhận là giống đầu dòng, đảm bảo chất lượng khi đưa ra thị trường. “Qua quá trình kiểm tra giám sát, có thể nói giống này tương đối tốt, đưa vào sản suất cho hiệu quả cao cả về năng suất, chất lượng quả lẫn việc kháng sâu bệnh”, ông Đoàn Ngọc Có cho biết thêm.

Chanh leo là cây trồng có nguy cơ dịch bệnh rất cao, vì vậy việc kiểm soát chất lượng giống ngay từ đầu quyết định tới thành bại của người trồng. Ảnh: TL.

Có một thực tế là hiện tại, giống chanh dây được rao bán tràn lan trên thị trường, tuy được các đại lý giới thiệu là giống chanh dây có xuất xứ từ Đài Loan, nhưng giá cả lại mỗi nơi mỗi khác, chất lượng thì… khó mà thẩm định được! Vì vậy, rất cần sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn hòng siết chặt quản lý, đảm bảo quyền lợi cho những cơ sở sản xuất giống uy tín, đảm bảo người nông dân có vườn chanh dây với chất lượng cao… Về phía nông dân, rất cần sự tỉnh táo, chọn những đơn vị cũng cấp giống có uy tín, được sự cấp phép của cơ quan chuyên môn, nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc cho vườn cây của gia đình.

“Thanh tra Sở NN-PTNT thường xuyên đi kiểm tra tại các cơ sở sản xuất giống, các HTX và các cơ sở kinh doanh giống. Nếu phát hiện trường hợp nào vi phạm thì sẵn sang xử lý triệt để với mục đích không để ảnh hưởng đến tình hình sản xuất chung của tỉnh, đến vấn đề sâu bệnh sau này, đặc biệt là gây ảnh hưởng trực tiếp đến bà con nông dân”, ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Gia Lai khẳng định.

Video liên quan

Chủ đề