Giọng nói chiếm bao nhiêu phần trăm thành công bài thuyết trình?

Có bao giờ bạn rơi vào trường hợp bạn chuẩn bị một bài giảng với nội dung rất hay nhưng khi truyền đạt vẫn thấy học viên bên dưới ngủ gà ngủ gật không? Đó là khi người Trainer chưa biết cách truyền đạt hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn mô hình giúp trình bày hiệu quả mang tên “7:38:55”.

Đây cũng là nội dung được Trainer Phan Hữu Lộc chia sẻ tại khoá Train The Trainer 3+ dành riêng cho Ngân hàng Bản Việt ngày 28, 29, 30/10/2021.

Nội dung bài viết:

Mô hình 7:38:55 là gì?

7:38:55 là mô hình trình bày hiệu quả.

7:38:55 là một mô hình giúp người sử dụng truyền đạt, giao tiếp hiệu quả. Mô hình này được tìm ra và phát triển bởi Cựu giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian của trường Đại học UCLA. Chính vì vậy mô hình 7:38:55 còn được gọi với tên gọi khác là mô hình giao tiếp Mehrabian.

Nội dung mô hình nói rằng ngôn từ bạn dùng để truyền đạt chỉ chiếm 7%, nhưng có đến 38% hiệu quả cuộc giao tiếp phụ thuộc vào ngữ điệu, tông giọng, biểu cảm trong cách diễn đạt lời nói. Cuối cùng, thứ gây ảnh hưởng lớn nhất đến nội dung truyền đi là ngôn ngữ hình thể (chiếm đến 55% hiệu quả), nó có thể là các động tác tay, chân, dáng điệu, trang phục, các cảm xúc trên khuôn mặt,… 

Tại sao mô hình 7:38:55 giúp Trainer trình bày hiệu quả?

Xảy ra tình trạng học viên ngủ gà ngủ gật hoặc không hứng thú với buổi học là vì Trainer chỉ đang tập trung vào nội dung – thứ chỉ chiếm 7% hiệu quả trong dẫn giảng, thay vì tập trung vào giọng điệu và cử chỉ của mình (chiếm đến 93% còn lại). Để sử dụng tốt 7:38:55, người Trainer cần lưu ý 03 việc sau:

01. Đồng nhất ngôn từ, tông giọng và cử chỉ mỗi khi đưa ra thông điệp

Đồng nhất ngôn từ, tông giọng và cử chỉ mỗi khi đưa ra thông điệp.

Ví dụ, nội dung bạn muốn truyền đạt đến học viên của mình là: “04 lưu ý quan trọng trong lớp học”. Ngoài ngôn từ, hãy lưu ý điều chỉnh nét mặt nghiêm nghị, giọng hơi đanh thép đồng thời cử chỉ đưa tay dứt khoát, học viên sẽ cảm nhận được tầm quan trọng của thông điệp và ghi nhớ nó. 

Nếu không đảm bảo được sự đồng nhất, trọng lượng lời nói của bạn sẽ không còn vì lúc này học viên nhìn ra được lỗ hổng và nghi ngờ năng lực của Trainer.

02. Luyện tập nhấn nhá đúng chỗ

Nhấn nhá đúng chỗ giúp tăng hiệu quả truyền đạt cho Trainer.

Nhấn nhá đúng chỗ có thể thay đổi ý nghĩa của nội dung truyền đạt. Vì vậy, việc nhấn nhá đúng trọng tâm sẽ giúp học viên ghi nhớ chính xác những gì mà Trainer muốn học viên ghi nhớ. Tránh sử dụng tông giọng đều đều cho suốt buổi giảng, học viên sẽ “dễ đi vào giấc ngủ hơn bao giờ hết”.  

03. Mô tả nội dung của bạn bằng ngôn ngữ cơ thể để đạt 55% hiệu quả trong dẫn giảng

Ngôn ngữ cơ thể chiếm đến 55% trong mô hình trình bày hiệu quả 7:38:55.

Tất cả mọi thứ như dáng điệu, trang phục, cách di chuyển, nét mặt,… đều được gọi chung là ngôn ngữ cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn có thể trau dồi ngôn ngữ cơ thể trở nên hấp dẫn, nâng cao hiệu quả dẫn giảng:

Gương mặt: Hãy chào đón học viên bằng một gương mặt rạng rỡ và tràn đầy năng lượng. Nét mặt hứng khởi của bạn sẽ có tác động rất lớn đến tinh thần của học viên, khiến họ có tinh thần tham gia vào khoá học và từ đó việc truyền đạt kiến thức cũng trở nên “dễ thở” hơn. 

Điệu bộ: Điệu bộ khoanh tay, chống cằm, bắt chéo chân sẽ thêm điểm nhấn cho bạn trong lúc dẫn giảng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng chúng trong trường hợp đưa ra ví dụ vì những cử chỉ này được hiểu là cử chỉ “phòng thủ” không tiếp nhận ý kiến. Nếu quá lạm dụng bạn sẽ khiến học viên của mình cảm thấy xa cách và có một bức tường vô hình chắn giữa hai bên.

Cử động đầu: Hãy lưu ý gật gù đồng tình khi nghe chia sẻ từ học viên. Điều này giúp người nói cảm thấy mình được lắng nghe và có tinh thần chia sẻ nhiều hơn trong buổi học. 

Tư thế đứng: Hơi cúi về phía trước khi nghe thể hiện sự lắng nghe chân thành, đứng thẳng khi nói thể hiện sự tự tin trong nội dung truyền đạt. Đồng thời, tay của bạn hãy luôn trong trạng thái luôn mở, thể hiện bạn là người cởi mở và sẵn sàng lắng nghe chia sẻ từ học viên.

Ánh mắt: Đừng nhìn cố định một chỗ quá lâu, hãy đảo mắt giao tiếp với toàn bộ không gian lớp học để học viên ngồi ở nơi khuất nhất cũng cảm nhận được mình đang được giảng viên quan tâm. 

Vị trí đứng: Hãy giữ một khoảng cách vừa phải từ bạn đến học viên, đảm bảo rằng giọng nói của bạn sẽ truyền đến nói xa nhất và người ngồi gần nhất không khó chịu vì nói quá to. Đứng ở vị trí vừa phải giúp Trainer dễ kết nối với học viên, không tạo cảm giác gần gũi thái quá hoặc xa cách.

Bắt chước về ngôn ngữ: Việc trình bày sẽ hiệu quả hơn khi Trainer có “ngôn ngữ” đồng điệu với học viên. Ngôn ngữ ở đây có thể hiểu là ngôn ngữ chuyên ngành, các từ lóng thường dùng trong ngành,… Việc bắt chước ngôn ngữ khiến học viên tin tưởng vì người Trainer thể hiện mình là người am hiểu về ngành, đồng thời việc giao tiếp cũng “trơn tru” hơn khi cả hai bên nhanh chóng hiểu được ý của nhau.

Các anh chị giảng viên nội bộ Ngân Hàng Bản Việt nhận giấy chứng nhận tại khoá Train The Trainer 3+.

Tạm kết về mô hình trình bày hiệu quả 7:38:55

Trên đây là đúc kết về mô hình trình bày hiệu quả 7:38:55 dành cho Trainer. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với công việc của bạn. Nội dung có trong khóa Train The Trainer 3+ dành riêng cho Ngân hàng Bản Việt. 

Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) được thành lập từ năm 1992. Năm 2020, Ngân hàng Bản Việt nhận được giải thưởng “ngân hàng có sản phẩm, dịch vụ sáng tạo tiêu biểu” do tổ chức IDG và Hiệp hội ngân hàng Việt Nam bình chọn. VMP hân hạnh đồng hành cùng Ngân hàng Bản Việt trong dự án đào tạo lần này.

Chủ đề