Giữa con người với nhau vốn không có sự khác biệt quá lớn

Con người là trung tâm: sự khác biệt giữa hai quan điểm tiêu biểu

PGS.TS. Hồ Sĩ QuýViện Thông tin Khoa học xã hội ([emailprotected])
09:18 CH @ Thứ Bảy - 26 Tháng Mười, 2019

Những năm gần đây, ở nước ta, quan niệm coi con người là trung tâmđã trở thành cách nhìn, cách nghĩ có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà lý luận và các nhà hoạt động chính trị - xã hội. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân. Song phải thừa nhận rằng, cùng với quá trình đổi mới, nhiều nhà khoa học xã hội và nhân văn nước ta đã tiếp cận được với không khí học thuật chung của thế giới; mà một trong những đặc điểm của khoa học xã hội và nhân văn thế giới từ thập kỷ 90 (thế kỷ XX) là cung cấp cơ sở khoa học, giúp cho các quyết sách tránh thái độ bằng mọi giánhằm đến tăng trưởng kinh tế, định hướng cho các kế hoạch xã hội đừng quênmục tiêu phát triển con người và bảo vệ môi trường, trong đó con người cần phải được coi là trung tâmcủa sự phát triển.

Giữa con người với nhau vốn không có sự khác biệt quá lớn

Protagoras (490– 420 TrCN): Con người là thước đo của mọi vật

4. Sau nhiều thế kỷ làm chỗ dựa cho sự thống trị của nhà thờ Kitô giáo Trung cổ, quan điểm của Anthropocentrism chỉ thực sự bị lung lay khi thuyết Địa tâm của Ptoleme bị sụp đổ trước sự ra đời của thuyết Nhật tâm Copernic. Cùng với sự sụp đổ của thuyết Địa tâm và sau đó, cùng với sự nhận ra những hạn chế của quan niệm về cấu trúc thế giới theo hình học Euclide và những giới hạn của tư duy theo logic học Aristote, con người giật mình hiểu ra sự nhỏ bé và vị thế khiêm nhường của mình trong vũ trụ. Tất cả các phát kiến của khoa học tự nhiên và thực nghiệm cho đến thời Phục Hưng đều bác bỏ vị thế trung tâm của con người. Không có một dữ kiện khoa học nào chứng minh con người có vị trí trung tâm trong trong vũ trụ (thậm chí ngay cả ngày nay, khi con người có trong tay khối lượng khổng lồ vũ khí hạt nhân, đủ để đe doạ sự tồn vong của cả trái đất, thì điều đó cũng không chứng tỏ con người có khả năng quyết định đối với thái dương hệ). Hoá ra có lý do để tin rằng, con người không nhất thiết phải có mặt trong cấu tạo của vũ trụ; sự tồn tại của con người không hề quyết định sự tồn tại của vũ trụ mà trái lại, chính cấu tạo của vũ trụ mới quyết định sự có mặt và tồn tại của con người. Xamokhvalova gọi đó là "cú sốc", "một sự kích động mạnh" đối với con người khi nó còn chưa được "miễn dịch" trước những nguy cơ đe dọa như hiện nay 11. Về điều này, Trịnh Xuân Thuận, giáo sư vật lý thiên văn người Mỹ (gốc Việt) tại Đại học Virginia, nhận xét: "Copernic đã trục xuất con người ra khỏi vị trí trung tâm của nó trong hệ Mặt trời. Từ đó bóng ma của ông không ngừng ám ảnh chúng ta và gây ra nhiều sự phá huỷ khác. Trái đất mất vị trí trung tâm của nó, rồi đến lượt mình, mặt trời cũng lại được xếp vào hàng những ngôi sao bình thường và được đặt ở những nơi ngoại ô heo hút của dải Ngân hà. Rồi ngay cả Ngân hà cũng cũng lại bị chìm lấp trong hàng trăm tỷ thiên hà của của vũ trụ quan sát được. Con người bị thu lại bé nhỏ không đáng kể so với khoảng bao la của vũ trụ. Sự xuất hiện của trí tuệ và ý thức chỉ là một sự kiện ngẫu nhiên, một sự cố trên con đường vạn dặm của vũ trụ. Vũ trụ không cần tới sự có mặt của chúng ta và nó cũng chẳng mấy bận tâm về chuyện đó" 12.

Giữa con người với nhau vốn không có sự khác biệt quá lớn

Nicolas Copernic (1473 - 1543) & mô hình thuyết nhật tâm

Như vậy, muộn nhất là đến thế kỷ XVI, cách hiểu bản thể luận về Anthropocentrism thực sự không có cơ sở để tồn tại trong nhận thức nữa.

5. Nhưng một khi con người hiểu được vị thế nhỏ bé của mình, thì điều đó cũng chứng tỏ rằng con người đã trưởng thành với một sức mạnh đáng kể. Nghịch lý của nhận thức chính là ở đây. Con người biết mình là "chúa tể" trong vũ trụ, là sinh vật duy nhất có tư duy, có khả năng tác động đến vũ trụ và có thể bắt vũ trụ từ chỗ "tồn tại tự nó" phải "tồn tại cho ta". Nếu như về phương diện bản thể, con người thấy mình chỉ là một thành phần rất khiêm tốn của vũ trụ, thì về phương diện tâm lý và tinh thần, con người lại thấy mình vô cùng lớn lao; và thậm chí, ý nghĩa của sự tồn tại là cái chỉ đặt ra đối với con người (chỉ con người mới có các quan hệ giá trị). Từ đây cách hiểu nhận thức luận về Anthropocentrism xuất hiện, được củng cố và thay thế cho cách hiểu bản thể luận về Anthropocentrism.

Bắt đầu từ thời đại Phục Hưng và đặc biệt là ở thời đại Khai Sáng, sự xuất hiện của chủ nghĩa duy lý với những con người "dùng đầu để đứng" (chữ dùng của Hegel) đã khiến tất cả mọi quan niệm, kể cả những quan niệm về tôn giáo đều phải "ra trước toà án của lý tính để biện hộ cho sự tồn tại mình hoặc từ bỏ sự tồn tại của mình" 13. Đó là chủ nghĩa duy lý mớithay thế cho chủ nghĩa duy lý bắt nguồn từ Ptoleme14. Với chủ nghĩa duy lý mới, các giá trị cổ đại là lý tính(Reason) và giải phóng con người(Emancipation) được phục hưng trở lại và được nâng lên một tầm cao mới. Đây chính là chỗ dựa cho cách hiểu nhận thức luận về Anthropocentrism.

Giữa con người với nhau vốn không có sự khác biệt quá lớn

Teilhard de Chardin (1881-1955) & tác phẩm Hiện tượng con người

Theo Chardin, "con người là kết quả hoàn thiện nhất của sự tiến hoá qua hàng vạn năm của thế giới hữu sinh, nhưng đến lượt mình, nó lại được phát triển trên cơ sở tiến hoá của thế giới ngoài hữu sinh"17. Chardin phân biệt sự tiến hoá bao gồm 3 giai đoạn kế tục nhau về trình độ: 1) giai đoạn tiền sự sống (thạch quyển, lithosphere); 2) giai đoạn sống (sinh quyển, biospherre) và 3) giai đoạn con người (trí tuệ quyển, noosphere). Chardin thừa nhận có "quy luật phức tạp của ý thức". Bởi vì theo ông, bản nguyên tinh thần vốn có ở cả trong con người và ngoài con người. "Trong con người, bản nguyên tinh thần trở thành "tự ý thức" (con người biết rằng nó biết cái gì)". Đỉnh cao của sự tiến hoá, Chardin gọi là điểm Omega, điểm biểu tượng cho Chúa Jesu. Chardin tin vào sức mạnh của sự liên minh giữa Kitô giáo và chủ nghĩa nhân đạo, ông đề xuất sự liên kết giữa khoa học với thần học, coi đó là liều thuốc vạn năng giải quyết mọi vấn đề của xã hội hiện đại18.

Như ta đã biết, cho đến những năm 50 (thế kỷ XX), những hậu quả tiêu cực của việc con người cải tạo thế giớiđã bắt đầu trở thành một vấn nạn. Chardin nhìn thấy nguyên nhân của điều đó ở thái độ ngạo mạn của con người khi nó đi ngược lại với lợi ích chung của cả loài người. Tiếp thu đạo đức học Phật giáo và những nhân tố hợp lý trong các học thuyết về tinh thần của phương Đông (Chardin đã từng sống ở Trung Quốc tới 23 năm), ông nhấn mạnh ý nghĩa của sự tồn tại người là ở cấp độ loài. ông chủ trương con người vẫn chiếm vị thế trung tâm trong sự tồn tại của thế giới, nếu hiểu con người ở cấp độ loài. Đúng như V.I. Xamokhvalova đã nhận xét: "Đó không chỉ là Anthropocentrism được xây dựng trên một trình độ tiếp cận mới về cách hiểu sự tồn tại của thế giới, mà đó còn là việc xây dựng những nguyên tắc đạo đức - tinh thần nhất định trong quan niệm đó, là sự đối thoại bên trong giữa những tư tưởng Kitô giáo và những học thuyết tinh thần phương Đông, là sự xích lại gần tới đạo đức học vũ trụ đã được đề xướng trong đạo Phật"19.

Phải nói rằng, quan điểm của Chardinchứa đựng sự thoả hiệp rất lớn về phương diện triết học. Tuy vậy, với phẩm cách cá nhân suốt đời hoạt động nhiệt thành vì con người, Chardin đã đưa được vào quan điểm của ông nhiều nét nhân đạo của văn hoá châu Âu và văn hoá phương Đông. Quan điểm của Chardin đã lôi cuốn được sự thừa nhận của nhiều môn đệ. Đó chính là cơ sở cho sự tồn tại của Anthropocentrism hiện đại mang dấu ấn của Teilhard de Chardin.

II. Quan điểm con người là trung tâmcủa UNDP

Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, con người lại một lần nữa được coi là chiếm vị trí trung tâm của sự phát triển. Lần này, người ta không nhắc tới Teilhard de Chardin, không nhắc tới Anthropocentrism, cũng không tôn vinh một tư tưởng gia cụ thể nào đó lên tầm "cha đẻ của học thuyết". UNDP được coi là tổ chức quốc tế có công trong việc đề cao con người, thừa nhận con người là nguồn lực vô tận, là nhân tố quyết định, là mục tiêu của sự phát triển. Triết lý tổng quát thường được nhắc tới là: con người giữ vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội20. Những cách hiểu ít nhiều phiến diện như coi tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với phát triển; chú trọng phát triển nhưng vô tình hoặc cố ý bỏ quên con người; nhìn con người chỉ như là công cụ, là phương tiện của sự phát triển, v.v...bị phê phán gay gắt.

Thật ra, vấn đề đã cộm lên ngay từ trước đó. Vào những năm 70-80, ở phương Tây, quan điểm coi con người là một động vật kinh tếcủa F.W. Taylor đã tỏ ra không đem lại hiệu quả nữa. Vì với cách thức khai thác triệt để kỹ năng của người lao động theo quan điểm này, nhiều cộng đồng đã buộc phải trả giá vì những vấn đề xã hội phái sinh. Các quan niệm khác về con người xã hội,về con người chính trịcũng lộ ra những khiếm khuyết khi được ứng dụng trong đời sống. ở các nước xã hội chủ nghĩa, việc nhấn mạnh thái quá khía cạnh xã hội, khía cạnh chính trị của con người đã vô tình hạn chế tính tích cực của con người cá nhân, thủ tiêu động lực thực sự của hoạt động người. Trong khi đó, một số nước không giàu có về tài nguyên lại bứt lên nhanh chóng vì biết phát huy nguồn lực con người. Khá nhiều doanh nghiệp lớn tầm cỡ thế giới thành công trong hai ba thập kỷ nay đều quảng cáo cho triết lý kinh doanh của mình là tôn trọng con người. Duke, một tổ hợp công nghiệp Mỹ cho rằng, bí quyết thành công của họ gồm "3 điều cốt yếu: trước hết là con người, kế đó là con người và sau hết cũng là con người" 21.

Cũng cần nói thêm rằng, từ giữa những năm 80, trong các nước xã hội chủ nghĩa, vấn đề con người cũng đã được nghiêm túc chú ý. Lúc đó, những quan điểm mới về nhân tố con người đã được bàn luận sôi nổi và cũng đã có những đề án thực tiễn rất tầm cỡ được đề xuất. Tiếc rằng lịch sử đã không cho phép những người đề xướng thực hiện ý đồ của mình 22.

Vấn đề con người và nhân tố con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội được cộng đồng thế giới đặt ra một cách thực tế hơn và căn bản hơn từ đầu những năm 80 (thế kỷ XX). Trước đó, tư duy về phát triển thường nghiêng về khía cạnh vật chất - kỹ thuật, người ta “đặt cược” sự phát triển ở mục tiêu kinh tế. Không ít người lầm tưởng rằng, giải quyết được vấn đề kinh tế là có thể khống chế được mọi vấn đề khác. Lúc đó, thước đo của sự phát triển thuần túy chỉ là kinh tế; kinh tế học phát triển là cái nhìn chiếm ưu thế trên các diễn đàn học thuật và chính trị - xã hội. ở các nước xã hội chủ nghĩa, từ rất sớm, con người được nhấn mạnh ở khía cạnh là sản phẩm của hoạt động, có bản chất xã hội (“Hoạt động sống của con người như thế nào thì họ là như thế ấy”; “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội” 23). Tư tưởng đúng đắn đó, trong thực tế đã bị ứng dụng thiên lệch theo hướng tuyệt đối hóa con người xã hội, con người chính trị, xem nhẹ vai trò của con người cá nhân, thiếu chú ý thỏa đáng đến tính tích cực sáng tạo của cá nhân. Dần dần, con người xã hội chủ nghĩa vô tình trở thành cái “đinh ốc ngoan ngoãn” trong cơ chế 24, trở thành cái cớ cho sự châm biếm của các thế lực phi mácxít.

Khi nhận ra những khiếm khuyết đó, thái độ của cộng đồng thế giới có những thay đổi. ở phương Tây, triết lý của sự phát triển được chú ý tìm kiếm. Với sự điều phối của UNESCO, con người và văn hóa được gọi là những “hạt nhân sống còn của sự phát triển”. Vai trò của văn hóa được đề cao, văn hóa được xem là một chiều kích của sự phát triển25. ở Liênxô và toàn hệ thống xã hội chủ nghĩa, cùng với sự tìm đường đổi mới và cải cách cuối những năm 80, nhân tố con người được coi là một khái niệm mới; người ta hiểu rằng, không thể có sự phát triển nếu con người không được đặt đúng vào vị trí của nó trong guồng máy kinh tế - xã hội 26.

Tuy nhiên, từ nghiên cứu và nhận thức về mặt lý luận đến việc đề ra các chính sách cụ thể, thực hiện trong thực tiễn nhằm phát huy nhân tố con người, coi con người thực sự là mục tiêu, là động lực của sự phát triển là cả một quá trình, đòi hỏi phải có những quyết sách hợp lý và thông minh, trên cơ sở thấu hiểu hoàn cảnh cụ thể của từng đất nước.

Có thể nhận xét rằng, đến cuối thế kỷ XX, việc đề cao con người, coi con người, chứ không phải bất cứ một cái gì khác (dù đáng giá đến mấy, chẳng hạn như, lý tính, khoa học, kinh tế, đạo đức, sự đồng thuận xã hội,v.v... ) là mục tiêu của sự phát triển tỏ ra là hợp lý hơn cả. Không phải ngẫu nhiên mà triết lý con người là trung tâm của sự phát triểncủa UNDP lại làm thoả mãn được thái độ của nhiều cộng đồng, nhiều giới chức xã hội: mọi nền văn hoá, mọi tôn giáo, mọi chính kiến... dù khác nhau đến mấy cũng đều thừa nhận (và buộc phải thừa nhận) giá trị con người và đều phấn đấu vì hạnh phúc của chính con người.

Như ta đã biết, triết lý con người là trung tâmcủa UNDP có phạm trù hạt nhân của nó là phát triển con người, được đưa ra năm 1990 cùng với Báo cáo đầu tiên về phát triển con người. Từ đó đến nay, Báo cáo phát triển con người (HDR) đã được UNDP xuất bản thường niên. Ngoài ra bên cạnh Báo cáo chung của UNDP, còn có hơn 100 nước, dưới sự điều phối của UNDP, đã công bố HDR của riêng mình. Báo cáo của Việt Nam được xuất bản năm 2001 với chủ đề "Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người"; sự kiện này đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo dư luận và đã được UNDP bình chọn tặng thưởng vào năm 2002.

Giữa con người với nhau vốn không có sự khác biệt quá lớn

Marx - Engels: Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người

Trong các tài liệu của UNDP, công lao đề xướng khái niệm phát triển con người được coi là thuộc về ông Mahbub ul Haq, người thiết kế và chỉ đạo thực hiện HDR đầu tiên, năm 1990. Theo những tài liệu mà chúng tôi khảo sát được29, nội dung chủ yếu của khái niệm này thường được nhắc đi nhắc lại trong hai cách trình bày: 1). Là qúa trình tăng cường các khả năng (hoặc các cơ hội) cho sự lựa chọn của con người. 2). Là sự mở rộng các lựa chọn cho mọi người. Tư tưởng về sự tăng cường và mở rộng các lựa chọn cho mọi người được giải thích như sau:

1. "Phát triển con người là quá trình mở rộng các lựa chọn của dân chúng - không chỉ là sự lựa chọn giữa các loại bột giặt, giữa các kênh truyền hình hoặc các kiểu dáng xe hơi khác nhau, mà là những lựa chọn được tạo ra bởi việc mở mang các năng lực và các hoạt động của con người (human cabapilities and functionings) - những gì mà dân chúng làm và có thể làm trong cuộc sống của họ" 30.

  1. - Các năng lực của con người cần được mở rộng bao gồm các năng lực sinh thể (mà trước hết là sức khỏe) và các năng lực tinh thần (mà trước hết là tri thức).

  2. - Các hoạt động của con người cần được mở rộng bao gồm các hoạt động lao động và nghỉ ngơi. Mở rộng các hoạt động được hiểu theo nghĩa là con người có khả năng sử dụng ngày càng tốt hơn năng lực sinh thể và năng lực tinh thần của mình trong công việc và trong nghỉ ngơi.

2. Quá trình lựa chọn này được mở rộng có nghĩa là con người được sống trong môi trường mà ở đó khả năng sáng tạo, sống khỏe mạnh, được học hành và trường thọ... tăng lên.

3. Quá trình mở rộng các lựa chọn này còn được nói rõ bao gồm cả sự tự do về chính trị, việc bảo đảm các quyền con người và quyền cá nhân.

Như vậy, tư tưởng về sự mở rộng các lựa chọn cho mọi người có hạt nhân hợp lý của nó. Xin được trích E. Wayne Nafziger, một nhà kinh tế học đương đại nổi tiếng để thấy rõ hơn tại sao việc mở rộng khả năng lựa chọn lại chính là phát triển con người: "Cái phân biệt giữa con người và động vật là ở sự kiểm soát lớn hơn của con người đối với môi trường của họ và quyền tự do của lựa chọn lớn hơn của họ, chứ không phải ở chỗ họ hạnh phúc hơn. Việc kiểm soát môi trường của một người, trên lý lẽ, là một mục tiêu quan trọng giống như hạnh phúc" 31. Cần lưu ý thêm rằng, môi trường mà E. Wayne Nafziger nói ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả các quan hệ xã hội và các điều kiện sống của con người.

Như đã được UNDP giải thích nhiều lần, phát triển con người không phải là phương tiện mà là mục tiêu của sự phát triển. Nhằm mục tiêu đó, chất lượng sống của con người (quality of life, cái không hề trừu tượng mà có thể đo đếm được) được xem như tương đương với hạnh phúc hay cũng chính là hạnh phúc. Con người trong quan niệm này chiếm vị thế trung tâm của sự phát triển kinh tế-xã hội.

Cần lưu ý rằng, theo các chuyên gia UNDP, con người chiếm vị thế trung tâm của sự phát triển ở đây được hiểu rất cụ thể. Trung tâm, nghĩa là con người đóng vai trò quyết định ở cả "đầu vào", ở cả "đầu ra" và trong toàn bộ quá trình phát triển. ở "đầu vào" nhân tố quyết định sự phát triển là vốn con người, tiềm năng con người.ở "đầu ra", mục tiêu của sự phát triển là chất lượng sống, phát triển con người, hạnh phúc con người.Trong suốt quá trình phát triển, nhân tố quyết định là nguồn nhân lực, là nguồn lao động,con người là động lựccủa sự phát triển.

Khác với nhiều quan điểm khác về sự phát triển, theo quan điểm của UNDP, mục tiêu của sự phát triển không phải chỉ là phát triển xã hội mà chính là phát triển con người. Người ta lo ngại rằng, với xã hội hiện đại, sự phát triển của xã hội chưa chắc đã đồng nghĩa với sự phát triển của con người. Bởi lẽ, trong thực tế đã từng xảy ra trường hợp xã hội thì phát triển, mà con người lại vẫn bị lãng quên: GDP tăng nhưng thất nghiệp và đói nghèo cũng tăng; khoa học và công nghệ tiến bộ nhưng thất học và dốt nát lại trở nên phổ biến hơn; tiện nghi vật chất của xã hội hiện đại hơn nhưng quyền con người bị vi phạm nhiều hơn và thêm nhiều người không được chăm sóc tối thiểu về y tế; xã hội trở thành xã hội thông tin nhưng phần lớn cư dân lại thiếu thông tin và bị tước mất cơ hội để phát triển...

Giữa con người với nhau vốn không có sự khác biệt quá lớn

Giàu và nghèoở Manila

Khi con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, thì sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của nguồn lao động, cũng như sự phát triển các lĩnh vực khác của xã hội... dẫu có ý nghĩa đến mấy cũng chưa phải là mục tiêu của sự phát triển. Nói cách khác, sẽ là không đầy đủ nếu trình độ phát triển của một xã hội chỉ được đánh giá bằng thu nhập quốc dân, bằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, bằng số lượng của đội ngũ lao động, hay bằng các chỉ tiêu nào đó về mặt tiện nghi vật chất của đời sống. Phát triển xã hội xét cho cùng là phát triển con người; ý nghĩa của sự phát triển xã hội, trên thực tế, không nằm ở đâu khác ngoài sự phát triển của con người. Và đó chính là lý do tồn tại của các chỉ số phát triển con người (HDI).

Như đã biết, từ năm 1990, UNDP đã đưa ra chỉ số phát triển con người để đánh giá sự phát triển. Chỉ số HDI đo đạc những khía cạnh cơ bản của năng lực con người. Việc tiêu chuẩn hoá giá trị HDI từ 0 (thấp nhất) đến 1 (cao nhất) cho phép mỗi nước thấy được khoảng cách mà mình đã đạt được trên con đường tiến đến giá trị lý tưởng là 1. Độ chênh lệch HDI giữa các nước và khoảng cách giữa chỉ số mà mỗi nước đã đạt được so với chỉ số lý tưởng chính là căn cứ rất cụ thể cho phép mỗi nước hình dung được cái đích (tương đối) của sự tiến bộ còn ở phía trước bao xa. Theo những chỉ số này, Việt Nam năm 2001 xếp thứ 101 với chỉ số HDI là 0,682; chỉ số tuổi thọ là 0,71; chỉ số giáo dục 0,84 và chỉ số GDP là 0,49. Điều đáng lưu ý là ở chỗ, nhiều nước có thu nhập quốc dân đầu người cao hơn Việt Nam như Indonesia (PPP, 1999:2857 USD / PPP Việt Nam,1999:1860 USD), Ai Cập (PPP, 1999: 3420 USD), Guatemala (PPP, 1999: 3674 USD), Namibia (PPP, 1999: 5468 USD), Gabon (PPP, 1999: 6024 USD)... song do các chỉ số về tuổi thọ và giáo dục đều thấp nên đã bị xếp ở thứ hạng thấp hơn Việt Nam về phát triển con người.

Từ năm 1990, UNDP đã đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI) để đo đạc những khía cạnh cơ bản của năng lực con người. HDI là một hệ tiêu chí có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển bền vững nói chung. Hệ tiêu chí phát triển con người bao gồm hàng loạt các chỉ số thể hiện chất lượng sống (phản ánh qua chỉ số kinh tế - mức thu nhập quốc dân, thu nhập quốc dân bình quân/ người), năng lực sinh thể của người dân (phản ánh qua chỉ số tuổi thọ), và năng lực tinh thần của người dân (phản ánh qua chỉ số giáo dục). Hiện nay, trong các Báo cáo phát triển con người, số lượng các chỉ số được đo đạc đã bổ sung thêm nhiều; ở báo cáo mới nhất 2007/2008 công bố 11/2007, đã xuất hiện gần 100 chỉ số, song thật ra vẫn chỉ có ba chỉ số cơ bản (điều kiện sống, năng lực sinh thể và năng lực tinh thần), phản ánh ba mặt cơ bản của sự phát triển con người. Các chỉ số khác, theo thiết kế của các chuyên gia UNDP, chỉ nhằm bổ sung nhằm làm rõ những khía cạnh, những mức độ, những sắc thái khác nhau của ba chỉ số cơ bản đó. Các chỉ số HDI cơ bản được mang giá trị từ 0 đến 1. Với Báo cáo những năm gần đây, chỉ số giáo dục được coi là có giá trị bằng 1 khi 100% người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết; bằng 0 khi 0% người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết. Chỉ số tuổi thọ được coi là có giá trị bằng 1 khi tuổi thọ bình quân là 85 tuổi; bằng 0 khi tuổi thọ bình quân chỉ đạt 25 tuổi. Chỉ số kinh tế được coi là có giá trị bằng 1 khi GDP bình quân đầu người đạt 40.000 US$ (tính theo PPP); bằng 0 khi GDP bình quân đầu người chỉ đạt 100 US$ (tính theo PPP). Kể từ 1995, khi Việt Nam có mặt trong các Báo cáo phát triển con người, vị thế của Việt Nam và sự tiến triển của các chỉ số HDI qua các báo cáo hằng năm được nhìn nhận rất tích cực. Trong Báo cáo phát triển con người 2007/2008, mặc dù diện mạo kinh tế của Việt nam vẫn còn rất khiêm tốn: chỉ số kinh tế mới chỉ là 0,572 với tổng GDP cả nước là 52,4 tỷ USD = 255,3 tỷ USD tính theo PPP; GDP tính theo đầu người là 631 USD/người/năm = 3.071 USD/người/năm tính theo PPP, nhưng chỉ số giáo dục của Việt Nam đã là 0,815, tương đương với Thổ Nhĩ Kỳ (0,812)..., cao hơn Ấn Độ (0,620), Nam Phi (0,806)... Thứ hạng HDI (thứ hạng phát triển con người) của Việt Nam cũng nhờ chỉ số giáo dục và chỉ số tuổi thọ cao nên được xếp hạng cao hơn các nước có nền kinh tế phát triển hơn như Indosesia (xếp hạng 107/177; GDP: 3.843 USD/ người/năm; chỉ số kinh tế 0,609); Nam Phi (xếp hạng 121/177; GDP: 11.110 USD/ người/năm; chỉ số kinh tế 0,786); Ai Cập (xếp hạng 112/177; GDP: 4.337 USD/ người/năm; chỉ số kinh tế 0,629); Ấn Độ (xếp hạng 128/177; GDP: 3.452 USD/ người/năm; chỉ số kinh tế 0,591); Vanuatu (xếp hạng 120/177; GDP: 3.225 USD/ người/năm; chỉ số kinh tế 0,580)…

Giữa con người với nhau vốn không có sự khác biệt quá lớn

Với các Báo cáo phát triển con người của UNDP, Việt nam được coi là điển hình cho những nước có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, thu nhập quốc dân đầu người (thực tế) dưới 1000 USD/người/năm, nhưng lại có trình độ phát triển con người cao hơn những nước có trình độ kinh tế tương đương do chỉ số phát triển giáo dục caovà chỉ số tuổi thọ tương đối cao.

Giữa con người với nhau vốn không có sự khác biệt quá lớn

Có thể nói, quan điểm như thế của UNDP về phát triển con người là khá thực tế đồng thời lại cũng khá lý tưởng. Sự khác biệt về mặt phương pháp luận giữa quan điểm UNDP về con người là trung tâm với các quan điểm khác, trên thực tế, sẽ chi phối cách thức đối xử với các vấn đề xã hội. Với giáo dục phổ cập và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chẳng hạn. Nếu chỉ nhìn nhận hai lĩnh vực này theo quan điểm kinh tế học phát triển, người ta sẽ chỉ thấy đây là hai ngành “ngoại vi” của hoạt động kinh tế, tức là hai ngành mà khả năng của chúng nhiều lắm cũng chỉ là tạo điều kiện cho xã hội phát triển tốt hơn; và vì vậy, nếu như hiệu quả kinh tế của hai lĩnh vực này không đủ lớn, thì cách giải quyết chỉ có thể là “rót” thêm vào đây một phần phúc lợi xã hội có thể. Nhưng nếu nhìn nhận vấn đề theo quan điểm phát triển con người, thì giáo dục phổ cập và chăm sóc sức khỏe cộng đồng lại không phải chỉ là hai ngành sinh lợi hay không sinh lợi, cũng không phải chỉ là hai “vùng ngoại vi” có khả năng thúc đẩy xã hội tốt lên hay xấu đi. Mà đây là hai lĩnh vực thể hiện sự phát triển hợp lý hay không hợp lý của xã hội. Bởi lẽ, giáo dục phổ cập và chăm sóc sức khỏe cộng đồng chính là hai chỉ báo nói lên năng lực sinh thể và năng lực tinh thần của dân cư. Hai lĩnh vực này phát triển lành mạnh nghĩa là xã hội phát triển lành mạnh, chứ không phải chúng phát triển để tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Sức khoẻ và kiến thức không chỉ là phương tiện để mọi người đạt đến một cuộc sống có chất lượng mà chúng chính là thành phần cơ bản của cuộc sống có chất lượng. Việc chăm lo cho giáo dục phổ cập và chăm sóc sức khỏe cộng đồng luôn luôn là sống còn và có ý nghĩa nhân văn ngay cả khi những lĩnh vực này không sinh lợi về kinh tế.

Giữa con người với nhau vốn không có sự khác biệt quá lớn

Ngày thế giới chống nghèo đói 17-10-2007 & Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 của Kevin Carter về nạn đói ở Xu đăng:

Để làm rõ thêm những khía cạnh xã hội của sự phát triển, từ năm 1997, chỉ số Nghèo khả năng phát triển con người (HPI - Human Poverty Index) - đã được sử dụng trong Báo cáo phát triển con người của UNDP. HPI còn được gọi là chỉ số nghèo khổ tổng hợp. Nghĩa là, trong khi chỉ số HDI đo thành tựu cộng đồng về phát triển con người thì chỉ số HPI đo sự thiệt thòi và những rào cản đối với phát triển con người.

Theo quan điểm phát triển con người, nghèo khả năng phát triển được hiểu là sự thiếu hụt các cơ hội và thiếu khả năng lựa chọn để có một cuộc sống có thu nhập tốt, trường thọ và có giáo dục. Chỉ số HPI được tính riêng cho hai nhóm nước: HPI-1 cho các nước đang phát triển và HPI-2 cho các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). HPI -1 đo mức độ nghèo khả năng phát triển con người qua 5 chỉ số: 1) Tuổi thọ - đo bằng tỷ lệ những người không sống quá 40 tuổi; 2) Kiến thức - đo bằng tỷ lệ người lớn (trên 15 tuổi) mù chữ; 3) Tỷ lệ người không đuợc sử dụng nước sạch hoặc Tỷ lệ người không đuợc hưởng các dịch vụ y tế; 4) Tỷ lệ người dân không được hưởng các dịch vụ vệ sinh và 5) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Giá trị HPI thấp nhât là 0, cao nhất là 100%. Ngược với HDI, giá trị chỉ số HPI càng thấp thì khả năng phát triển càng cao. Nếu chỉ số HPI của cộng đồng (được đo HPI) có giá trị thấp thì điều đó phản ánh trình độ phát triển của cộng đồng đó tốt hơn, ngược lại, nếu chỉ số HPI của cộng đồng đó có giá trị cao thì trình độ phát triển của cộng đồng đó kém hơn.

Theo thiết kế của các chuyên gia UNDP, giá trị chỉ số HPI thấp nhất là 0 và cao nhất là 100. Khác với chỉ số HDI, giá trị chỉ số HPI-1 càng thấp, càng phản ánh khả năng phát triển, nghĩa là khả năng phát triển càng cao. Chỉ số HPI của một cộng đồng (được đo HPI) có giá trị thấp, điều đó có nghĩa trình độ phát triển của cộng đồng đó tốt. Ngược lại, chỉ số HPI của một cộng đồng có giá trị cao, điều đó có nghĩa là trình độ phát triển của cộng đồng đó kém.

Giữa con người với nhau vốn không có sự khác biệt quá lớn

Việt Nam: Chỉ số HPI 1997-2005

Từ 1997 đến nay, chỉ số HPI của Việt Nam và vị trí xếp hạng của Việt Nam trong số các nước đang phát triển được tính HPI-1 đã có những thay đổi tích cực: năm 1999 Việt Nam xếp thứ 51 trong số 92 nước đang phát triển được tính HPI-1; năm 2000 Việt Nam xếp thứ 47/85; năm 2001 Việt Nam xếp thứ 45/90. Trong Báo cáo Phát triển con người của UNDP năm 2003, với giá trị là 19,9 Việt Nam đứng thứ 39/94 trong bảng xếp hạng HPI-1. Trong Báo cáo Phát triển con người của UNDP năm 2004, với giá trị là 20,0 Việt Nam đứng thứ 41/95 trong bảng xếp hạng HPI-1. Trong Báo cáo Phát triển con người của UNDP năm 2007/2008, với giá trị HPI-1 là 15,2 Việt Nam đứng thứ 36/108 trong bảng xếp hạng HPI-1. Trong thành phần chỉ số HPI-1, tỷ lệ dân không được sử dụng các nguồn nước sạch ở Việt Nam đã giảm từ 57% năm 1997 xuống còn 44% năm 2001, 23% năm 2003 và 23% năm 2004. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cũng giảm từ 45% năm 1997 xuống còn 41% năm 1999, 41% năm 2000, 39% năm 2001, 33% năm 2003, 2004 và 2005.

Với Việt Nam, bộ công cụ HDI đã cho cộng đồng thế giới thấy rõ hơn những thế mạnh của đất nước và sự cố gắng của Nhà nước cũng như của toàn thể cộng đồng trong việc chăm lo đến đời sống tinh thần và cải thiện sức khoẻ của từng người dân. Mặc dù chỉ số kinh tế còn thấp, nhưng vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng HDI lại thường xuyên cao hơn so với trình độ kinh tế, xếp hạng HDI đứng trước nhiều nước có GDP cao hơn Việt Nam. Điều đó là một khích lệ lớn cho mỗi người phấn đấu vì mục tiêu phát triển con người. Tuy nhiên, chỉ số HDI không phải là không có mặt trái của nó. Nó che giấu những hạn chế trong phát triển kinh tế, cái đóng vai trò là cơ sở quan trọng cho mọi quyết sách của đất nước. Nam Phi, Ấn Độ, Vanuatu chẳng hạn, những đất nước có nền kinh tế và nhiều mặt khác khá phát triển, thế mà vẫn có vị trí xếp hạng HDI đứng sau Việt Nam. Hay thậm chí HDI còn che giấu những khuyết tật rất cơ bản trong nền giáo dục. Nếu chỉ nhìn vào chỉ số giáo dục của Việt Nam trong các báo cáo của UNDP, người ta sẽ thấy nền giáo dục Việt Nam nhìn chung rất tốt đẹp. Nhưng thực tế, giáo dục Việt nam như hiện đang bàn luận, có quá nhiều khuyết tật, mà khuyết tật đáng nói nhất là chất lượng – cái đang làm cho toàn xã hội phải lo ngại. Chúng tôi sẽ bàn đến nội dung này trong một bài khác.

Ta có quyền tự hào, nhưng có lẽ vẫn phải tỉnh táo.

Có thể nói, triết lý con người là trung tâmvà quan điểm phát triển con ngườicủa UNDP, trên thực tế, đã cung cấp một công cụ khá nhân đạo để con người nhìn nhận và đánh giá cuộc sống của mình. Ngày nay, nhìn vào thực trạng của sự phát triển con người trên phạm vi thế giới, có thể nói, triết lý con người là trung tâmvà quan điểm phát triển con người, dẫu sao vẫn mới chỉ là một lý tưởng để phấn đấu. Thế giới vẫn còn những mâu thuẫn cực kỳ sâu sắc: toàn cầu hóa mở ra những cơ hội phát triển cho nhiều nước, nhưng đồng thời cũng lại làm tăng thêm khoảng cách giữa hàng trăm triệu người. Hiện nay, sự vi phạm quyền con người, vi phạm chủ quyền quốc gia, tình trạng bất công, sự đe dọa an ninh xã hội, nạn nghèo đói, bần cùng... đang có nguy cơ tăng lên. Vào năm 1999, số người nghèo khổ ở vùng duyên hải Trung Quốc chỉ 20% nhưng ở vùng sâu nội địa lại hơn 50%. Chỉ 20% dân số các nước có thu nhập cao đã chi phối 86% GDP, 82% thị trường xuất khẩu, 68% đầu tư nước ngoài và 74% số máy điện thoại của toàn thế giới; tài sản của ba tỷ phú hàng đầu thế giới thế giới lớn hơn toàn bộ GNP của tất cả các nước kém phát triển với 600 triệu dân của mình 34. Xét từ quan điểm phát triển con người, thực tế này không thể được coi là bình thường.

Rõ ràng, những đòi hỏi của thực tế về việc cần thiết phải coi con người thực sự là trung tâm của sự phát triển kinh tế-xã hội vẫn bức bách và quyết liệt hơn so với bất kỳ một lý thuyết nào, dù đó là lý thuyết của UNDP hay lý thuyết Anthropocentrism. Tư tưởng phát triển con người của

UNDP mặc dù là nhân đạo và cũng khá thành công với bộ máy công cụ HDI, nhưng dẫu sao cũng vẫn còn phiến diện và cứng nhắc. Những người phê phán bộ máy công cụ này không phải không có lý do của họ. Bởi vậy cần góp sức để các chỉ số phát triển con người của UNDP ngày càng được cải tiến hơn và trở nên sâu sắc hơn cho phù hợp với thực tế phức tạp của sự phát triển con người ở giai đoạn hiện nay - giai đoạn mà thế hệ sau trông cậy không phải là một khối lượng lớn của cải vật chất mà là một trình độ nhân đạo của sự phát triển con người.


TrÝch dÉn

1. Xem: ĐCSVN. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb CTQG. Hà Nội, 1996. tr.85. // Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm BCH Trung ương khoá VIII. Nxb CTQG. Hà Nội, 1998. tr. 56.

2. Xem: В.И. Самохвалова. Человек и мир: проблема антропосентризма. Философские науки. № 3,1992. стр. 161.

3. Xem: Современный Философский словарь.Nxb. Панприн. Moscow, Minsk, London, Franfurt/ Main, Paris, Luckcemburg, 1998. tr. 68.

4. Aнтропосентризм. Современный Философский словарь.Tам же, стр. 68.

5. Aнтропосентризм. Человек. Философскo- энциклопедический словарь.Изд. Наука. Москва, 2000. стр33-34.

6. Xem: В.И..Самохвалова. Там же.стр. 162. //Trịnh Xuân Thuận. Giai điệu bí ẩn và con người đã tạo ra vũ trụ.Nxb KH&KT. Hà Nội, 2001, chương VII.

7. Xem: G.N. Machusin. Nguồn gốc loài người.Nxb KHKT.Hà Nội, 1986. //Trịnh Xuân Thuận. Sđd., chương VIII, IX.

8. Xem: Hoàng Tâm Xuyên. Mười tôn giáo lớn trên thế giới.Nxb CTQG. Hà Nội, 1999. tr. 671. //A.G.Xpirkin. Triết học xã hội.Nxb Tuyên huấn. Hà Nội,1989, tr. 188.

9. C. Mác và Ph. ăngghen. Toàn tập.tập 20. Nxb CTQG. Hà Nội, 1994. tr 655.

10. Философский энциклопедический словарь.Изд. Сов. Энциклопедия. Москва, 1989. стр. 521.

11. Xem: В.И..Самохвалова. Там же.стр. 164.

12. Trịnh Xuân Thuận. Sđd., tr. 278.

13. C. Mác và Ph. ăngghen. Toàn tập.tập 20. Sđd., tr 31.

14. Xem: V.E. Đaviđôvich. Dưới lăng kính triết học.Nxb CTQG. Hà Nội, 2002. tr 45.

15. Li Desuhun. Từ "loài người là trung tâm" đến "giá trị môi trường" . Tài liệu TTKHXH số TN 99-34.

16. Xem: Философский энциклопедический словарь.Там же. стр. 644-645. // Triết học phương Tây hiện đại. Từ điển.Nxb. KHXH. Hà Nội, 1996. tr. 478-480.

17. Философский энциклопедический словарь.Там же. стр. 644.

18. Xem: Философский энциклопедический словарь.Там же. стр 644-645.// Triết học phương Tây hiệnđại. Sđd., tr. 478-480.

19. В.И..Самохвалова. Там же.стр. 164..

Khi diễn đạt ở tầm triết lý, UNDP dùng chữ "People" chứ không phải "Human" để trình bày tư tưởng coi con người là trung tâm của sự phát triển (Need to put people at the centre of the development). Sự tinh tế này không được chuyển ngữ thật chính xác vào tiếng Việt. Xem: HDR 1999, tr. 16.

21. Tổ hợp Duke: Kinh nghiệm không chỉ của giám đốc.Báo Đại đoàn kếtsố 29, 12-14/4/2000.

22. Xem: I.T. Frolov. Trở lại với con người. Tạp chí Nghiên cứu con người. Số 1/2002.

23. C. Mác và Ph. ăngghen (1995), toàn tập t. 3, Nxb. CTQG, Hà Nội. Tr. 30 & tr. 11.

24. Ziuganov. Mười hai bài học lịch sử.Thông tin công tác tư tưởng số 1/1996. Xem thêm: D.A.Leonchev (2003). Từ những giá trị xã hội đến những giá trị nhân cách. Nguồn gốc xã hội và hiện tượng học của điều chỉnh hoạt động.Nghiên cứu con người số 6/2002 và 1/2003.// Lê Hữu Tầng chủ biên (2003). Chủ nghĩa xã hội. Từ lý luận đến thực tiễn. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu. CTQG. Hà Nội. 2003.

25. Xem: Francois Perroux. Triết lý phát triển.(Bản dịch của Chương trình Triết lý phát triển ở Việt Nam).// Người đưa tin UNESCO số 11/1988; số 8/1990.

26. Xem: I.T.Frolov. Tư duy mới về chủ nghĩa nhân đạo mới.Trong sách Viện sĩ I.T.Frolov. Nxb Nauka, Mátxcơva, 2001. tr. 512-2519.// I.T.Frolov. Trở lại với con người.Tạp chí Nghiên cứu con ngườisố 1/2002.

27. http://www.marxists.org/archive/marx/works/1848/communist-manifesto/index.htm// C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), toàn tập t. 4, Nxb. CTQG, Hà Nội. Tr. 628.

28. UNDP. HDR, 1990.

29. Xem: UNDP. 1990-2001. // Phát triển con người: từ quan niệm đến chiến lược và hành động. Nxb CTQG. Hà Nội, 1999. // Báo cáo của Edouard Wattez tại Hội thảo Phát triển con người trong qúa trình đổi mới ở Việt Nam. Hà Nội, 3-4/4/2000. // Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001. Nxb CTQG. 2001.

30. Paul Streeten. Ten years of Human Development. UNDP. HDR 1999.

31. E. Wayne Nafziger. Kinh tế học của các nước đang phát triển.Nxb Thống kê. Hà Nội, 1998, tr.65.

32. UNDP. Human Development Report. Table 1 HDR 1995-2007/2008.

33. UNDP. Human Development Report. Table 1 HDR 1995-2007/2008

34. Xem: Toàn cầu hóa với gương mặt con người.HDR 1999. tr.2-3.

Nguồn:Tạp chí Triết học số 11/2002. Có viết bổ sung
LinkedInPinterestCập nhật lúc:06:46 SA @ 26/10/2019
khoa họctriết họcnhân họcxã hội họcHồ Sĩ Quý

Chớ vội vã dù dòng đời xô ngã đọc hiểu - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Ta muốn có một cuộc sống bình thường thì sẽ gặp phải những khó khăn bình thường; ta muốn có cuộc sống tốt đẹp thì sẽ gặp phải những khó khăn lớn hơn. Đây chính là sự công bằng của cuộc đời, nếu vượt qua được thì ta sẽ là người chiến thắng; nếu không vượt qua được thì hãy ngoan ngoãn quay về cuộc sống trước đó. Có thực hiện được ước mơ hay không, không phải dựa vào ta thông minh đên đâu mà là xem ta có mỉm cười vượt qua mọi cửa ải khó khăn hay không. Điều già đi đầu tiên chưa bao giờ là dung mạo bề ngoài, mà chính là sự lụi tàn của tinh thần xông pha không mệt mỏi.

Ta leo lên được đỉnh núi nào thì đạt được độ cao đó; ta đạt được chừng nào được quyết định bởi trước đó ta đã nỗ lực bao nhiêu; chúng ta có cuộc sống như thế nào là do trước đó chúng ta đã từng vượt qua những khó khăn, rào cản ra sao. Khi ta ngưỡng mộ tiền bạc và địa vị của người khác thì cũng nên đặt mắt mình vào những nỗ lực và cố gắng mà họ đã bỏ ra chứ không nên chỉ nhìn vào những gì mà họ đạt được.

Có nhiều người không vượt qua được những khó khăn thử thách đặt giữa thành công nên cuối cùng đành chịu cảnh “sắp thành lại bại”. Yếu tố quyết định thu hoạch nhiều hay ít, không phải do thế giới này cho ta nhiều hay ít mà chính là dũng khí và trí tuệ ta đã bỏ ra bao nhiêu trước khó khăn. Bởi vậy, ta có thể biến ước mơ thành hiện thực hay không điều quan trọng chính là khi đứng trước cơ hội, thái độ của ta là lo sợ trước sau, bão tàn thủ huyết (*), hay là dùng sức mạnh vũ bão để chiến thắng khó khăn nơi đầu sóng, ngọn gió. Đối với người biết mỉm cười đối diện với khó khăn và luôn giữ nụ cười đến phút cuối cùng thì những gì họ đạt được là điều đương nhiên.

(Chớ vội vã dù dòng đời xô ngã, Gytaso Rinpoche, NXB Hồng Đức, 2019, trang 183 -184)

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản?

Câu 2: Theo anh/chị, điều gì sẽ xảy ra nếu “khi đứng trước cơ hội, thái độ của ta là lo sợ trước sau, bão tàn thủ khuyết”?

Câu 3: Theo anh/chị, “sức mạnh vũ bão để chiến thắng khó khăn nơi đầu sóng, ngọn gió” có thể là sức mạnh đến từ đâu?

Câu 4: Vì sao “khi ta ngưỡng mộ tiền bạc và địa vị của người khác thì cũng nên đặt mắt mình vào những nỗ lực và cố gắng mà họ đã bỏ ra chứ không nên chỉ nhìn vào những gì họ mà họ đã đạt được”?

Trả lời:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2: Nếu “khi đứng trước cơ hội, thái độ của ta là lo sợ trước sau, bão tàn thủ khuyết” thì ta sẽ đánh mất cơ hội để tiến thân và sẽ không có cơ hội để thành công, không thể biến ước mơ thành hiện thực

Câu 3: “Sức mạnh vũ bão để chiến thắng khó khăn nơi đầu sóng ngọn gió” là nguồn sức mạnh đến từ dũng khí, trí tuệ của mỗi cá nhân.

Câu 4:

“Khi ta ngưỡng mộ tiền bạc và địa vị của người khác thì cũng nên đặt mắt mình vào những nỗ lực và cố gắng mà họ đã bỏ ra chứ không nên chỉ nhìn vào những gì mà họ đã đạt được” vì:

- Để thấy được những gì họ nhận được là xứng đáng, đó không phải là thần may mắn đến với họ, mà là phần quà cho những công sức họ đã bỏ ra.

- Đồng thời thành công của họ cũng là bài học, động lực ta cũng phải cố gắng kiên trì, nỗ lực theo đuổi để đạt được thành công của chính mình. Đừng chỉ đứng một chỗ ngưỡng vọng mà hãy thay đổi để bản thân mình được như họ, thậm chí hơn họ

Vì sao con người hơn hẳn muôn loài?

Giữa con người với nhau vốn không có sự khác biệt quá lớn
Giữa con người với nhau vốn không có sự khác biệt quá lớn

Nguồn hình ảnh, Getty

Chụp lại hình ảnh,

Không loài vật nào có thể tạo sức công phá khủng khiếp như con người (Hình: Thinkstock)

“Tôi đã trở thành tử thần, kẻ hủy diệt thế giới,” nhà vật lý Robert Oppenheimer, người góp phần tạo ra bom nguyên tử, nói.

Hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945 đã khiến gần 200.000 người Nhật chết. Chưa từng có bất kỳ sinh vật nào khác có sức huỷ diệt đến như vậy, và không loài nào có thể làm vậy.

"Con người" với "Tự nhiên" qua cái nhìn của nhà nhân chủng học

Đăng ngày: 14/08/2013 - 04:00Sửa đổi ngày: 12/01/2018 - 18:44

Nhà nhân học và dân tộc học Philippe Descola RFI
Trọng Thành

Trong các xã hội hiện đại ngày nay, phân biệt giữa ''Văn hóa'' và ''Tự nhiên'' đã trở nên một điều được chia sẻ rộng rãi. Văn hóa thuộc về xã hội loài người, còn Tự nhiên là thế giới bên ngoài ta. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng sinh thái đe dọa sự sống còn của nhiều cộng đồng dân cư trên hành tinh và sự tồn tại bền vững của xã hội loài người, không thể không đặt ra câu hỏi : Phải chăng cách ứng xử với môi trường hiện nay có cội rễ trong một quan niệm như vậy ? Quan niệm đó từ đâu mà có ? Đâu là những giới hạn của quan niệm này ?...

Quảng cáo
Đọc tiếp

Tạp chí Khoa học của RFI tuần này xin chuyển đến quí vị một số kiến giải về vấn đề trên qua cuộc đối thoại với nhà nhân (chủng) học Pháp Philippe Descola.

Philippe Descola là người phụ trách Laboratoire d’anthropologie sociale (Phòng nghiên cứu nhân học xã hội), cơ sở nghiên cứu hỗn hợp của Collège de France/CNRS/EHESS, do nhà bác học Claude Lévi-Strauss - cha đẻ thuyết cấu trúc luận nổi tiếng - phụ trách trước đây. Ông cũng từng là học trò của Claude Lévi-Strauss.

Các khảo sát về thổ dân Nam Mỹ Jivaros Achuar, một sắc dân sống rải rác trong vùng rừng nguyên thủy Amazone, đã đưa Philippe Descola hướng về những suy tư về con người và những ứng xử nói chung của con người. Mối quan tâm đặc biệt của ông là quan hệ giữa con người với môi trường, mà ông gọi là các tồn tại « không phải con người » trong các xã hội khác nhau, từ xã hội của các thổ dân, đến các xã hội Phương Tây hoặc chịu ảnh hưởng của Phương Tây.

Tác phẩm « Bên kia tự nhiên và văn hóa » (Par-delà nature et culture) (2005) của Philippe Descola đã đưa ra một cái nhìn vượt qua quan niệm đối lập hai thế giới Tự nhiên và Văn hóa - tưởng như là điều mang tính phổ quát - để giúp cho những người quan tâm có thể nhận thức sâu hơn, đích thực hơn về mối quan hệ giữa con người và môi trường trong các xã hội đương đại. Hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp những nghiên cứu của Philippe Descola góp phần mang lại cho chúng ta những hiểu biết toàn thể - xuyên thấu qua các nền văn hóa hết sức khác nhau - về các quan hệ con người với thế giới tự nhiên, trước các thách thức hiện nay về môi trường, do quá trình khai thác các nguồn lực tự nhiên một cách tràn lan và thiếu kiểm soát.

Những đóng góp của Philippe Descola được cộng đồng khoa học ghi nhận. Năm 2012, toàn bộ các công trình của ông được trao huy chương Médaille d’or của CNRS, phần thưởng cao quý nhất của giới khoa học Pháp. Kể từ khi giải được lập ra (1954) cho đến nay, trước ông chỉ có bốn nhà nhân học khác được trao giải này : Claude Levi-Strauss (1967), André Leroi-Gourhan (1973), Maurice Godelier (2001) và nhà xã hội học Pierre Bourdieu (1993), mà một phần quan trọng trong tác phẩm của ông là các nghiên cứu dân tộc học.

Đối thoại với Philippe Descola

Từ thổ dân Achuar đến xã hội Tây Phương

Mở đầu tạp chí, Philippe Descola giới thiệu sơ qua với thính giả một số điểm chính của nghề dân tộc học và nhân học.

Philippe Descola : « Người ta thường có xu hướng hình dung các nhà dân tộc học như là những người sưu tập các đồ vật lạ, các hiện tượng kỳ bí gây tò mò, được thu thập tại những nơi xa xôi hẻo lánh. Ngành dân tộc học ra đời trong bối cảnh của chủ nghĩa thực dân cuối thế kỷ XIX, các nghiên cứu dân tộc học đầu tiên được tiến hành tại các vùng đất sau đó trở thành thuộc địa, chủ yếu là của Anh và Pháp. Mặc dù vậy, trên thực tế cái nhìn của các nhà dân tộc học, vốn được xây dựng để hiểu về các xã hội xa xôi, có thể được dùng để hiểu về những gì gần gũi hơn, nhưng là những thứ mà ta không hẳn đã có thể nhìn nhận một cách trực tiếp về chúng, như ta vẫn tưởng (có thể thấy qua quan niệm về ‘‘Tự nhiên’’ và ‘‘Văn hóa’’ trong nền văn minh Tây Phương – ndr).

Xứ sở của người Achuar DR

Dân tộc học mang lại sự ngạc nhiên. Trước hết đấy là phương pháp được xây dựng trên điều mà chúng ta gọi là ‘‘sự quan sát tham nhập’’. Có nghĩa là sự hội nhập trong một thời gian dài của một người quan sát trong một cộng đồng, mà người đó học hỏi tiếng nói, nếu như không phải là tiếng của người đó, và chia sẻ cuộc sống của cộng đồng trong một năm, hai năm hoặc nhiều năm. Kinh nghiệm này cho phép người đó hiểu được cộng đồng này sống như thế nào, đâu là các giá trị của họ, các chuẩn mực của họ.

Ngành dân tộc học trong hiện tại hướng đến những nghiên cứu về nhiều cộng đồng khác nhau trên thế giới, kể cả những cộng đồng thuộc chính các xã hội hiện đại. Những đồng nghiệp Mỹ của tôi đã làm những nghiên cứu về đời sống hải quân trên một chiến hạm của quân đội Mỹ, các đồng nghiệp EPHE (Paris) của tôi thì làm những nghiên cứu về cảnh sát thuộc biệt đội chống tội phạm (BAC - Brigade Anti-Criminalité) tại vùng 93, và có những nghiên cứu về giới điện ảnh tại Bollywood…

Toàn bộ những cái nhìn của nhà dân tộc học hướng về các cách thức khác nhau tạo thành một xã hội cụ thể, cung cấp các dữ liệu cho phép nhà nhân (chủng) học mở ra những suy ngẫm sâu rộng hơn về các xã hội con người nói chung ».

Nhà nhân học Descola giải thích vì sao ông lại chọn nghiên cứu xã hội người Jivaros Achuar, một nghiên cứu mà ông đã tiến hành trong những năm 1970.

Philippe Descola : « Tôi đã chọn vùng Amazone, bởi một lý do chính xác là : Từ khi chúng ta có các thông tin về các cư dân ở khu vực đất thấp ở Nam Mỹ, tức vào khoảng thời Phục Hưng, khi những người Châu Âu đầu tiên xâm nhập vào vùng ven biển Brazil hiện nay, ở Châu Âu người ta ngạc nhiên thích thú với chuyện này, bởi hai điều.

Hoặc người ta hình dung là các cư dân ở đây giống như những người sống trong vườn địa đàng Eden, ‘‘những triết gia trần truồng’’, như Mongtaigne mô tả, ‘‘những người hoang dã tốt bụng’’ (‘‘les bons sauvages’’), hoặc ngược lại, đó là những kẻ ăn thịt người. Nhưng nhìn chung, dù loại này hay loại kia, những thổ dân Nam Mỹ đều được hình dung như là sự nối dài của tự nhiên. Các thổ dân được coi là không có khả năng tách khỏi tự nhiên, họ hoặc là sản phẩm tốt của tự nhiên, hoặc là sản phẩm tiêu cực.

Người Achuar. Ảnh Mitakuye Magazine, tạp chí về các thổ dân Nam Mỹ.

Những nhà du hành, những người thu thập tư liệu đầu tiên, sau đó là các nhà dân tộc học gặp rất nhiều khó khăn trong việc hiểu được xã hội của các thổ dân đó. Xã hội của các thổ dân Nam Mỹ sống rải rác rất khác so với các xã hội đã được biết đến trước đó nhiều hơn ở Châu Phi hay ở Châu Đại dương. Ở các xã hội thổ dân Nam Mỹ không có dòng họ, không có hệ thống thủ lĩnh, không phân chia thành các nhóm… tóm lại không có các định chế xã hội mang tính hội nhập cao.

Để hiểu được các xã hội xa lạ này vận hành như thế nào, nhà nhân học nhấn mạnh đến một giả thuyết sau đây.

Philippe Descola : « Tôi có một giả thuyết là : Chính sự hàm chứa của tự nhiên trong đời sống xã hội này, có nghĩa là mối quan hệ không hề đứt đoạn giữa con người với các tồn tại không phải con người, có thể là một đầu mối giúp chúng ta hiểu được các xã hội lạ lùng này.

Ở Phương Tây bắt đầu từ thế kỷ XVI, có sự phân biệt rõ rệt giữa con người với các tồn tại không con người, vì con người được coi là có một đời sống chủ quan, có ngôn ngữ, có khả năng xây dựng biểu tượng…, một đời sống nội tâm, ta có thể nói như vậy. Trong khi đó, về mặt sinh học, thì con người không thực sự khác biệt với các tồn tại khác trong thế giới này. Bởi vì con người cũng như các tồn tại khác đều tuân theo các quy luật hóa học, vật lý… và tất nhiên là, kể từ Darwin ta biết đến các quy luật sinh lý di truyền, của sự tiến hóa… Chính đời sống tinh thần khiến con người Phương Tây khẳng định mình như là một tồn tại khác biệt với toàn bộ phần thế giới còn lại.

Người Achuar : Thế giới tự nhiên như "sự nối dài của tâm hồn con người"

Tại Amazon, khi tôi đến đây nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi : Làm thế nào mà Tự nhiên gắn kết với xã hội con người ở đây ? Tôi đã nhận thấy một điều ngược lại.

Cụ thể là, những người Achuar, và những dân cư tương tự khác mà tôi được biết đến sau đó qua sách vở, nhìn nhận ở rất nhiều tồn tại không phải là con người, những suy nghĩ, tình cảm giống như con người.

Như vậy, theo cách suy nghĩ này, giữa con người với thế giới gọi là tự nhiên không hề có sự gián đoạn, ngược lại, mỗi cộng đồng người lại là một loài riêng, có một thế giới riêng, với các đặc tính riêng. Mỗi bộ lạc có một ngôn ngữ, các công cụ, các đồ trang sức, cách ăn mặc, để tóc riêng… Những điều này được coi là các thế mạnh mang tính sinh học của tập thể đó ».

Và một điều không thể bỏ qua là thứ âm nhạc riêng của cộng đồng.

Đàn violon của người Achuar Ảnh hiệp hội trợ giúp thổ dân Amazone Fundación Pachamama

Theo giải thích của Philippe Descola, nhạc cụ được sử dụng mà chúng ta nghe là cây đàn hai dây (tiếng Achuar gọi là kerum), lấy cảm hứng từ đàn violon Châu Âu trong các tiếp xúc với người Tây Ban Nha. Thực dân Tây Ban Nha trước đây đã bị thổ dân Achuar đánh tơi bời và không trở lại vùng này cho đến giữa thế kỷ XX, nhưng người Achuar lại tiếp nhận từ người Tây Ban Nha ảnh hưởng âm nhạc nói trên.

Điều thú vị trong âm nhạc kể trên là giai điệu của nó được gọi là « a-nưn-s » - tiếng nói của tâm hồn, tức là một bài hát, một lời thỉnh cầu – thường được hát thầm trong đầu (hay biểu hiện ra ngoài bằng sáo hoặc đàn) nhắm tác động đến trạng thái chủ quan hay tinh thần của một đối tác, không chỉ là một người mà cả các tồn tại không phải con người… Bạn có thể hướng (giọng hát này) đến một con khỉ hay một nương sắn, hay đến vợ mình, nếu bạn đang đi chiến đấu… nhằm định hướng đối tác đến một hành động. Ví dụ như khi đi đánh bẫy khỉ bằng thuốc độc, khi con khỉ bị nhiễm thuốc độc, nhưng chưa rơi xuống đất, người Achuar cho rằng khi hát lên « a-nưn-s » - tiếng nói của tâm hồn - như vậy sẽ khiến khỉ rơi xuống đất.

Từ kiểm soát Thiên nhiên đến đòi hỏi thừa nhận "quyền của hệ sinh thái"

Cuộc sống của người thổ dân Achuar, cũng như nhiều thổ dân Amazone gắn chặt với tự nhiên. Bác bỏ một quan niệm khá phổ biến ở nhiều người, Philippe Descola cho rằng các thổ dân Amazon mà ông biết có một thu hoạch đủ ăn, thậm chí dư thừa về các chất cơ bản như chất đạm, đặc biệt với việc sử dụng các loài côn trùng làm nguồn thực phẩm chính.

Khác với nền văn minh Phương Tây, các thổ dân có những quan hệ mang tính đối thoại với môi trường, hay « những tồn tại không phải là người », theo cách gọi của Philippe Descola. Bạn hoàn toàn có thể tiêu thụ một loại cây, giết một con thú, nhưng bạn không có một quan hệ mang tính « kiểm soát tuyệt đối » đối với các thực thể này. Bởi vì cây này, hay con này tùy theo thực tế cụ thể có thể chấp nhận cho bạn ăn, bạn giết, hay sẽ trả thù bạn. Các thực thể này có khả năng thương thuyết trở lại với bạn.

Tóm lại, mối quan hệ đặc biệt như vậy của các thổ dân với môi trường, không coi môi trường là các tài nguyên mà con người có toàn quyền khai thác và kiểm soát, xuất phát từ một thái độ rất gần gũi về mặt tinh thần giữa con người với « các thực thể không phải là con người ». Tìm hiểu về xã hội các thổ dân Amazon, nhận biết những khác biệt vô cùng lớn so với xã hội Phương Tây trong mối quan hệ với môi trường, nhà nhân học đặt quan niệm cố hữu về sự đối lập Tự nhiên và Văn hóa trong nền văn minh Phương Tây, và những xã hội chịu ảnh hưởng, trước một loạt thách thức.

Philippe Descola : « Hiện nay, chúng ta thấy, sự phân biệt giữa Tự nhiên và Văn hóa không còn hiệu quả lắm đối với nền văn minh (phương Tây hiện đại) của chúng ta. Bởi vì mọi biến đổi khoa học, ví dụ như các kỹ thuật nhân bản hay quá trình khí hậu bị hâm nóng… cho thấy khó mà phân biệt rành rọt giữa ''Tự nhiên'' và ''Văn hóa'', giữa quá trình ‘‘Tự nhiên’’ và quá trình mang tính nhân tạo. Trong một thời gian dài, chúng ta đã thấy có những thứ thật sự mang tính tự nhiên và có những điều mà chúng ta kiểm soát được. Nhưng trong hiện tại, sự kiểm soát các quá trình nhân tạo như vậy đã thoát khỏi tầm tay của chúng ta.

Sự phân biệt Tự nhiên và Văn hóa trong vài thế kỷ qua, ở Châu Âu và những nơi chịu ảnh hưởng của Châu Âu, là một điều đã trở nên ổn định. Tuy nhiên, trong hiện tại, sự phân biệt này đã trở thành câu chuyện của quá khứ. Nhưng dù sao, một quan niệm đã thuộc về quá khứ như vậy vẫn tiếp tục để lại những hệ quả đối với chúng ta.

Chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa được ‘‘các thực thể không con người’’ hội nhập vào trong xã hội của chúng ta, để giúp cho chúng ta thoát khỏi cuộc chạy đua cùng nhau hướng đến vực thẳm. Cụ thể là cái tương lai kinh hoàng chung đang chờ đón chúng ta : Đây là kết quả của cuộc (chạy đua) khai thác tự nhiên, một thế giới tự nhiên chỉ được nhìn nhận như là một nguồn tài nguyên cho con người khai thác.

Từ đó, chúng ta có thể thấy lợi ích của việc thừa nhận tự nhiên. Điều này không nhất thiết đồng nghĩa với việc dành quyền cho một số loài động vật, như các đòi hỏi của nhiều nhà tranh đấu hiện nay, mà rộng hơn nhiều đó là vấn đề quyền của các hệ sinh thái.

Ví dụ như khi ta bảo vệ một môi trường, thì không chỉ là bảo vệ nguyên trạng, mà còn là duy trì một sự cân bằng tối ưu, về mặt trao đổi năng lượng giữa các thành tố, mà trong đó con người là một thành tố, nhưng là thành tố mang lại nhiều tác động gây trở ngại lớn nhất cho quá trình trao đổi năng lượng.

Trong một chừng mực nhất định, con người cần được coi như là phần phụ, thêm vào các chủ thể về quyền, đó là các hệ sinh thái, chứ không phải là những người tạo ra quyền, có vai trò quyết định bảo vệ hay không bảo vệ các hệ sinh thái.

Sự thay đổi mang tính cách mạng này cần phải được tiến hành trong thế kỷ mà chúng ta đang sống, nếu không thì quá muộn ».

Kẻ "thích nghi" tốt nhất và hiểm họa của việc khai thác cùng kiệt môi trường

Nhà sinh học và triết học Jean-Jacques Kupiec : « Con người là một sinh vật, nhưng là một sinh vật đặc biệt. Sinh vật người phát triển một môi trường riêng của mình. Trong một chừng mực nhất định, con người thoát khỏi các cạnh tranh với những giống loài khác với việc tạo ra môi trường riêng của mình.

Tôi trở lại với Darwin. Darwin giải thích rằng : ‘‘Chọn lọc tự nhiên’’ là sự sống sót của giống loài nào có khả năng thích nghi cao nhất. Người ta vẫn tin rằng đó là sự sống sót của loài mạnh nhất hay của loài thông minh nhất. Không, hoàn toàn không phải như vậy. Loài có khả năng thích nghi cao nhất, theo Darwin, là nhờ ở nguyên tắc mà ông gọi là ‘‘việc tạo sự khác biệt" (divergence). Khi chúng ta có hai tồn tại rất giống nhau, có cùng các đặc tính, cùng tìm thức ăn ở một nơi, vì chúng có cùng một kích thước và chúng rơi vào cạnh tranh, thì điều gì sẽ xẩy ra ?

Thì lúc đó, những giống nào lớn hơn hay thấp hơn một chút, chúng sẽ tìm được các cây thấp hơn hay cao hơn, thì đó sẽ là loài sống sót. Đó là những loài tạo được sự khác biệt. Darwin gọi giống loài giành chiến thắng là loài có nhiều sự khác biệt nhất so với mức trung bình, loài thích nghi nhất là loài tạo được khác biệt nhất.

Chính nguyên tắc này cho phép chúng ta hiểu được lý do thành công của loài người. Bởi vì con người là loài động vật tạo ra cho mình môi trường riêng, với văn hóa. Con người tạo ra môi trường riêng mà không có giống loài nào khác có thể tới để cạnh tranh với nó.

Hiển nhiên là, sự phát triển của giống người (như thế) có thể ngược lại đặt ra những vấn đề (mới) mà loài người phải làm chủ ».

Trong phần đối thoại với nhà sinh học và triết học Jean-Jacques Kupiec, đồng ý với nhận định chính con người tạo ra những môi trường cho riêng mình và không giống loài nào có thể đến cạnh tranh với nó, và đây là một nhân tố khiến con người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh sinh tồn của chọn lọc tự nhiên, tuy nhiên, Philippe Descola lưu ý đến những hệ lụy của các tiến bộ kỹ thuật, thoạt tiên mang lại sức mạnh cho con người, nhưng sau đó, đã biến thành các tác nhân gây hủy hoại môi trường nói chung, đặt toàn nhân loại trước một thách thức sống còn.

Philippe Descola : « Hoàn toàn đúng như vậy. Đây là điều mà thế hệ các nhà dân tộc học chúng tôi làm việc tại vùng Amazone đã thấy. Rừng Amazone được coi là một không gian hoang dã lớn trên Trái đất. Trên thực tế, khu vực này đã được tạo tác qua năm tháng bởi các cư dân sống ở đây. Khoảng 10.000 năm trước, con người sống tại đây đã bắt đầu thuần hóa các loài thực vật, trong quá trình đốt nương làm rẫy. Theo dòng thời gian, hành động này đã có một tác động cơ bản đến sự phân bố của các loài thực vật. Rừng Amazone hiện nay là sản phẩm của các hoạt động con người. Hành động con người đã có tác động sâu sắc đến cấu tạo của rừng. Cho dù đây không phải là những nương lúa rộng lớn như tại vùng Đông Nam Á, nhưng rừng Amazone cũng không hoàn toàn là nơi hoang dã. Các thổ dân Da đỏ hoàn toàn có ý thức về sự biến chuyển của rừng mà họ đã tham gia tạo tác. Trên thực tế, rừng được coi là một khu vườn lớn, và vườn được coi là một khu rừng thu nhỏ. Có một sự liên tục giữa không gian được thuần hóa và không gian hoang dã. Điều đó cho thấy môi trường là do con người tạo ra.

Toàn bộ vấn đề đặt ra trong phần cuối của các nhận định của người đồng nghiệp của tôi Jean-Jacques Kupiec, là mức độ chuyển hóa mà con người có thể mang lại đối với môi trường, các hệ quả lâu dài. Các tác động của con người đến vùng Amazone có thể được thấy qua các nghiên cứu thực vật học, với việc kiểm kê các giống loài thực vật, ví dụ như có một sự tập trung cao của một số giống loài. Điều này chỉ có thể được giải thích bằng sự di thực do con người thực hiện. Các hành động này không có hệ quả nghiêm trọng về dài hạn.

Ngược lại, việc làm biến đổi môi trường do quá trình đô thị hóa, quá trình phủ kín mặt đất bằng các vật liệu không thấm nước, hệ quả gây sói mòn của lũ trên các vùng đất nghiêng, và chung hơn là khí hậu trái đất bị hâm nóng… Tất cả những điều này, về mặt lâu dài, có hệ quả lớn hơn nhiều. Tôi tin rằng, các thảo luận cần phải hướng vào việc tìm ra các kỹ thuật giúp cho việc kìm hãm các thay đổi này, chứ không phải làm cho các thay đổi như vậy trở nên nghiêm trọng hơn ».

"Toàn cầu hóa" : Phản ứng kháng cự và các văn hóa lưỡng hợp khu vực

Trong phần đối thoại cuối cùng của tạp chí, Philippe Descola ghi nhận nhận định của nhà địa chất học Michel Lussault về sự xuất hiện những đa dạng văn hóa, với các tiểu văn hóa sinh ra trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, qua việc hình thành các cộng đồng nhập cư – sống tại các trung tâm lớn của thế giới - vẫn còn giữ được các gốc gác của mình. Tuy nhiên, nhà nhân học muốn đưa ra một cái nhìn bao trùm hơn nhiều về thế giới đương đại, mà theo ông, không chỉ là sự đối lập giữa một bên là chủ nghĩa tư bản toàn cầu, dưới hình thức các đại công ty.

Philippe Descola : « Tôi đồng ý với quan điểm cho rằng quá trình toàn cầu hóa tạo ra nhiều sự khác biệt, đồng thời với việc hủy diệt những khác biệt. Đây là một quá trình tương phản.

Hiệp hội Fundación Pachamama lắp đặt những tấm pin mặt trời đầu tiên cho cộng đồng Achuar, 8/2012. Ảnh Fundación Pachamama

Quá trình toàn cầu hóa diễn ra hiện nay với cái mà chúng ta gọi là ‘‘thực dân hóa nội địa’’, tại các quốc gia lớn như Brazil, Trung Quốc, Indonesia (cũng như các quốc gia trung bình và nhỏ khác – ndr). Quá trình này dẫn đến sự biến mất của các xã hội, các thành viên của các xã hội như vậy có thể không biến mất về mặt thực thể sinh học, nhưng các nền văn hóa và đặc biệt là các tiếng nói thì mất đi. Có một thực tế không phủ nhận được là sự biến mất của các ngôn ngữ (của các cộng đồng thiểu số). Mỗi năm, có thể có đến hàng chục ngôn ngữ biến mất. Mỗi ngôn ngữ là một gia tài, như chúng ta biết.

Cùng lúc đó, là các phản ứng, ở các địa phương ở vùng ngoại vi của chủ nghĩa tư bản, và đồng thời ở trung tâm của chủ nghĩa tư bản, các phản ứng chống lại các trào lưu mang tính hủy diệt này. Chúng ta thường có xu hướng chỉ nhìn thấy sự đối lập giữa một bên là chủ nghĩa tư bản toàn cầu, dưới hình thức các đại công ty, áp đặt một mô hình, một lối tiêu thụ mang tính toàn cầu, và bên kia là cuộc sống rộn ràng của các văn hóa địa phương hết sức nhỏ bé (fourmiellement), đang lần lượt bị hút vào cái cực độc nhất này.

Thực tế phức tạp hơn nhiều, do quá trình nhất thể hóa diễn ra tại các địa phương. Tôi lấy ví dụ về người Achuar tại Equador. Vào lúc tôi bắt đầu nghiên cứu xã hội này, người Achuar rất ít liên hệ với Nhà nước, sự hiện diện của Nhà nước lúc đó chỉ qua một số đơn vị quân đội đóng gần khu vực họ sống. Nhưng dần dần, các định chế Nhà nước hình thành, như các ‘‘kết hợp lưỡng tính mang tính chất thực dân’’ (hybride coloniale), thông qua các mô thức trong âm nhạc hay các hình thức tổ chức xã hội, các hình thức lao động cộng đồng… Dần dần, các mô hình địa phương của quá trình toàn cầu hóa được hình thành.

Những mô hình ‘‘kết hợp lưỡng tính mang tính chất thực dân’’ hoàn toàn không phải là mô hình phương Tây, cũng không phải là mô hình bản địa. Hiện tượng kết hợp lưỡng tính đó trong đời sống địa phương hình thành ở khắp mọi nơi trên hành tinh này. Những người Achouar trở thành người ‘‘créol’’ (tức người nói thứ tiếng nói pha trộn giữa tiếng nói thống trị với tiếng nói bản địa - ndr), chứ không phải là người Phương Tây. Điều này cũng giống với việc một người Pháp chẳng hạn sống ở Ecuador hay Indonesia, có được các thói quen văn hóa đặc biệt, gắn liền với nền văn hóa của mỗi nơi này. Những thói quen đó mang lại những sắc thái riêng biệt trong một nền văn hóa địa phương. Chúng ta thấy sự phổ biến các nền văn hóa khu vực như vậy bao trùm lên trên các nền văn hóa mang tính địa phương nhỏ hẹp hơn.

Chính ở đó diễn ra quá trình đa dạng hóa ».

Nhân loại trước "bước nhảy" quyết định

Trước khi khép lại tạp chí về quan hệ con người và môi trường, đối thoại với Philippe Descola, chúng tôi xin giới thiệu thêm với quý vị tiếng nói của nhà triết học Patrick Viveret về nhân loại trước các thách thức chưa từng có về môi trường hiện nay (qua tạp chí của RFI"L'écologie : un luxe en temps de crise?"). Patrick Viveret là người có một cảm quan về vận mệnh nhân loại khá gần gũi với Philippe Descola.

Patrick Viveret : « Đây là thời điểm mà nhân loại (hiện đại - ndr) ý thức về số phận chung của mình và bắt đầu trở thành chủ thể lịch sử của số phận chính mình. Nhân loại đã khởi sự với những gì tồi tệ nhất : các trại tập trung thảm sát hàng loạt dưới chế độ phát xít, bom nguyên tử Hiroshima… Đấy là thời điểm mà nhân loại tự hủy diệt, về mặt tinh thần cũng như về mặt thực thể. Nhưng ít năm sau, Stéphane Hessel đã nhắc đến rất đúng, chúng ta có Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Từ đó, mà nhân loại có thể nói lên một tiếng nói thống nhất bằng ngôi ‘‘tôi’’. Từ đó đặt ra vấn đề : ‘‘Nhân loại có phải là một tài sản chung hay không ?’’

Ở đây, tôi nói đến quá trình ‘‘humanisation’’ - tức trở quá trình trở thành người đang diễn ra -, để so sánh với sự xuất hiện của con người trước kia, sau khi đã diễn ra một quá trình hình thành nên con người về mặt sinh học – ‘‘hominisation’’. Nếu nhân loại có thể thực hiện được một ‘‘bước nhảy về chất’’ (un saut qualitatif) trong quá trình này, thì như vậy, nhân loại có trước mình một cơ hội phi thường. Mà điều này gắn với sự trưởng thành rất lớn về mặt tình cảm. Trên thực tế, về mặt tình cảm, nhân loại vẫn còn ở tuổi thơ ấu.

Ngược lại, nếu nhân loại không thành công trong ‘‘bước nhảy về chất’’ này, thì nhân loại có thể sẽ phải trải qua, như trong nhiều giai đoạn lịch sử trước đó, những giai đoạn đầy kịch tích của sự suy thoái, chiến tranh và hỗn loạn ».

Quý vị có thể theo dõi toàn bộ tạp chí đối thoại với Philippe Descola "Quel rapport l'homme entretient-il avec son environnement ?", trên trang web của rfi.fr., chương trình « Autour de la question ».

Phải ngừng coi Trái đất là một nguồn tài nguyên miễn phí

« (…) Cần phải ngừng coi Trái đất là một nguồn tài nguyên miễn phí, tôi nghĩ đơn giản là như vậy. Nói thực là, cần phải ngừng ‘‘lối sống dựa vào sự vay mượn’’, lối sống dựa vào toàn bộ thế giới không phải con người, vốn chỉ được coi như là các nguồn tài nguyên. Vì một lối khai thác như vậy có một tác động ngược trở lại đối với lối sống của chính chúng ta.

Từ quan điểm đó, tôi thấy rằng việc khai thác khí đá phiến ở Hoa Kỳ có một hệ quả khủng khiếp, vì cái đỉnh giá của dầu lửa mà chúng ta dự kiến sẽ rơi vào khoảng 2020, thì do việc khai thác được khí đá phiến, đỉnh giá này sẽ bị đẩy lùi rất xa về tương lai. Và như vậy nhu cầu sử dụng các loại năng lượng không tái tạo sẽ vẫn tiếp tục được duy trì. Ở đây, các tiến bộ kỹ thuật mang lại các hệ quả khủng khiếp. Điều này cho phép kéo dài một lối sống, nếu nhìn về tương lai, là mang tính tự sát.

Những sự phát triển như vậy khuyến khích chúng ta giữ nguyên một cách tư duy, một thái độ hết sức dễ dãi trước các nguồn tài nguyên trong thiên nhiên, mà chúng ta hiểu rằng chúng chỉ là hữu hạn. » (Philippe Descola : Trò chuyện với RFI trong chương trình « Autour de la question »)

Các bài liên quan

Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu bế tắc

Biến đổi khí hậu : Báo động đỏ khắp nơi

Kinh tế Việt Nam có nguy cơ bị biến đổi khí hậu tác hại nặng

Biến đổi khí hậu tác động lên vùng đồng bằng Cửu Long

Đồng bằng Cửu Long đối phó với nước mặn nhập sâu

Những giải pháp cho sông Hồng, dòng sông đang bị "bức tử"

Bauxite Tây Nguyên : Công luận ngày càng bức xúc trước hiểm họa tiềm tàng

Tác hại kinh tế của biến đổi khí hậu : Hơn 3% GDP thế giới có thể mất đi mỗi năm

Rio+20 : Điểm khởi đầu cho cuộc tìm kiếm một mô hình phát triển mới

« Hãy phẫn nộ » : Lời kêu gọi của một cựu chiến binh đối với giới trẻ Pháp

Khi phim Avatar trở thành một biểu tượng đấu tranh

  • Khoa học
  • Môi trường
  • Tạp chí