Góc ở tâm số đo cung luyện tập

Tài liệu gồm 09 trang, được biên soạn bởi tác giả Toán Học Sơ Đồ, tổng hợp kiến thức trọng tâm, phân dạng và hướng dẫn giải các dạng bài tập tự luận & trắc nghiệm chuyên đề góc ở tâm, số đo cung, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập chương trình Hình học 9 chương 3 bài số 1.

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Góc ở tâm.
2. Số đo cung.
3. So sánh hai cung.
4. Định lí.

II. BÀI TẬP MINH HỌA
Phương pháp giải: Để tính số đo của góc ở tâm, số đo của cung bị chắn, ta sử dụng các kiến thức sau:
+ Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
+ Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 360 độ và số đo của cung nhỏ (có chung hai đầu mút với cung lớn).
+ Số đo của nửa đường tròn bằng 180 độ.
+ Cung cả đường tròn có số đo 360 độ.
+ Sử dụng tỉ số lượng giác của một góc nhọn để tính góc.
+ Sử dụng quan hệ đường kính và dây cung.

III. PHIẾU BÀI TỰ LUYỆN

Tải tài liệu

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập Bài 1: Góc ở tâm. Số đo cung - Hình học - SGK Toán lớp 9 tập 2 – Giải bài tập Bài 1: Góc ở tâm. Số đo cung - Hình học - SGK Toán lớp 9 tập 2. Nhằm cung cấp một nguồn tài liệu giúp học sinh tham khảo, ôn luyện và nắm vững hơn kiến thức trên lớp, chúng tôi mang đến cho các bạn lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 2. Chúc các bạn học tập tốt, nếu cần hỗ trợ, vui lòng gửi email về địa chỉ: [email protected]

Giải bài tập SGK Toán 9. Chương 3: Góc với đường tròn

Góc ở tâm số đo cung được tính toán như thế nào? Làm sao để so sánh kích thước 2 số đo cung. Sau đây là một số kiến thức về góc ở tâm và số đo cung cho bạn tham khảo.

Góc ở tâm số đo cung luyện tập
góc ở tâm số đo cung

Kiến thức bài giảng Góc ở tâm Số đo cung

Góc ở tâm số đo cung là phần và so sánh hai cung là những kiến thức bạn cần lưu ý.

1 – Góc ở tâm

Trong chương trình hình học, góc ở tâm là góc mà đỉnh là tâm của đường tròn. Góc ở tâm thường sẽ nhỏ hơn 180 độ nên cung đó được gọi là cung nhỏ. Mỗi cung có góc lớn hơn 180 độ được gọi là cung lớn.

Góc ở tâm số đo cung luyện tập

Góc ở tâm số đo cung lớn và cung nhỏ

2 – Số đo cung

Số đo cung được gọi là số đo cung nhỏ sẽ có số đo nhỏ 180 độ. Số đo cung lớn được tính bằng cách lấy 360 trừ đi số đo cung nhỏ. Cung nhỏ là cung có số đo nhỏ hơn 180 độ cùng lớn là cung có số đo cung lớn 180 độ.

Góc ở tâm số đo cung luyện tập

Tính toán số đo cung

3 – So sánh hai cung

Hai cung có cùng số đo sẽ có góc ở tâm bằng nhau. Số đo cung lớn thì góc ở tâm lớn hơn.

Góc ở tâm số đo cung luyện tập

Một số tính chất của số đo cung

Giải bài tập vận dụng Góc ở tâm. Số đo cung

Để hiểu hơn góc ở tâm số đo cung, chúng ta nên thực hành giải một số bài tập sau:

1 – Bài 1 trang 68

Góc ở tâm số đo cung luyện tập

Đề bài 1 trang 68

Để làm bài tập trước tiên cần xác định yêu cầu của đề bài. Một chiếc đồng hồ được coi như là hình tròn. Dựa vào số đo giờ xác định vị trí kim giờ và kim phút. Đưa vào trường hợp cụ thể ta sẽ xác định góc ở tâm có số đo là bao nhiêu.

  1. 3 giờ

Cung tạo thành giữa kim phút và kim giờ tạo thành chiếm ¼ đường tròn. Do đó số đo góc là 360 / 4 = 90 độ .

  1. 5 giờ

Cung tạo thành giữa kim phút và kim giờ tạo thành chiếm 5/12 đường tròn. Do đó số đo góc là 360*5 / 12 = 150 độ .

  1. 6 giờ

Cung tạo thành giữa kim phút và kim giờ tạo thành chiếm 6/12 = 1/2 đường tròn. Do đó số đo góc là 360/ 2 = 180 độ .

  1. 12 giờ

Cung tạo thành giữa kim phút và kim giờ tạo thành chiếm 12/12 = 1 đường tròn. Do đó số đo góc là 360 độ C.

  1. 20 giờ = 8 giờ chiều

Cung tạo thành giữa kim phút và kim giờ tạo thành chiếm 8/12 = 3/4 đường tròn. Do đó số đo góc là 360*3/ 4 = 270 độ .

2 – Bài 2, 3 trang 69

Góc ở tâm số đo cung luyện tập

Các bài tập khác trong sgk toán 9: Góc ở tâm số đo cung

Đầu tiên chúng ta đọc và xác định đề bài sau đó mới tiến hành giải từng bài tập. Với bài tập hình học cách tốt nhất là vẽ hình và xử lý. Để tránh sai sót vẽ hình là lựa chọn tối ưu.

2. Vẽ đường thẳng cho giao nhau điểm tại O. Góc tạo thành giữa 2 đường thẳng là 40 độ. Sau đó vẽ đường tròn tâm O. có 2 góc bằng 40 độ tương tự có thể tính toán được góc 140 độ.

3. Dùng dụng cụ đo góc ta sẽ chọn thước đo góc. Nối O với A và B. Ta lấy thước đo góc tìm vị trí đường 0 độ đặt vào 1 cạnh. Cạnh còn lại chỉ bao nhiêu sẽ tìm ra được số đo góc. Cung AmB như mắt thường thấy đường là cung nhỏ. Tính góc nhọn AOB sau đó lấy 360 độ trừ số đo góc tính được số đo cung lớn.

Bài tập phần luyện tập

Góc ở tâm số đo cung luyện tập

Bài tập phần luyện tập

Bài 4:

Nhận xét hình số 7 ta thấy tam giác OAT là một tam giác vuông. Số đo cạnh OA và AT bằng nhau nên tam giác này được xác định là tam giác vuông cân. Góc của tam giác vuông cân là 45 độ. Như vậy số đo cung lớn AB là 360 – 45 = 315 độ.

Bài 5:

Vẽ hình ta thấy góc AMB là 35 độ nên tia phân giác chia thành góc có số đo là 17,5 độ. Ta thấy 2 tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng kẻ từ tâm tới giao tuyến. Do vậy tia OM sẽ là tia phân giác nên dựa vào công thức tính toán tam giác vuông ta tính được AOM là 90 độ là 17,5 là 72,5 độ.

Với cách tính toán và xác định OM là tia phân giác, ta lấy gấp đôi số đo góc AOM. Như vậy, ta tính được số đo góc ở tâm tạo từ bán kính OA và OB là 72,5×2 = 145 độ.

Bài 6:

Đề bài cho tam giác đều đường tròn tâm O ngoại tiếp tam giác ABC. Đặc điểm đặc biệt từ một tam giác đều chính là 3 cạnh bằng nhau và số đo từng góc đều bằng 60 độ. Như vậy ta sẽ sử dụng những tài liệu này xử lý từng câu trong bài tập đưa ra.

  1. Hình tròn ngoại tiếp tam giác ABC có tâm là O hơn nữa tam giác ABC là tam giác đều. Như vậy O là trọng tâm của tam giác ABC. Xét góc ở tâm số đo cung thì tất cả đều bằng nhau nên ta sẽ lấy góc 360 / 3 = 120 độ. Đây chính là đáp số cần tìm của bài.
  2. Chọn ngẫu nhiên 2 trong 3 điểm A, B, C rồi tính số đo góc từ các cung mà chúng tạo thành. Hãy nhớ đến tam giác ABC là tam giác đều có 3 cạnh bằng nhau. Dù bạn chọn cạnh nào thì góc ở tâm số đo cung cũng sẽ phụ thuộc và giá trị dây căng cung.

Xác định được các dây căng cung bằng nhau tức là số đo góc khi lấy 2 trong 3 điểm A,B,C sẽ luôn có kết quả bằng nhau. Vì vậy số đo các cung là ⅓ chu vi của hình tròn tâm O.

Hướng dẫn giải sbt toán 9 tập 2

Để củng cố thêm hãy xem hướng dẫn các bài tập trong sách bài tập

Bài 1 sbt toán 9 tập 2 trang 99

Đây là bài yêu cầu tìm số đo góc giữa các kim giờ trên đồng hồ. Bạn cần có một chiếc đồng hồ hoặc hình vẽ của chiếc đồng hồ đó. Sau đó hãy tính ra khoảng cách thời gian. Ví dụ đồng hồ là một hình tròn có 12 mốc chia. Nên mỗi giờ sẽ là góc quay 360 / 12 = 30 độ. Từ đó tính ra góc quay theo yêu cầu.

Bài 2 sbt toán 9 tập 2 trang 99

Ở đây đồng hồ chạy chậm 25 phút tương ứng là cần chỉnh 5 vạch chia. Bạn nên tính toán góc quay ứng với 5 đơn vị chia trên đồng hồ theo bài 1 đã hướng dẫn để tìm góc quay

Bài 3 sbt toán 9 tập 2 trang 99

Hình ngôi sao cần có 5 cánh đều nhau. Do vậy cần chia thành 5 phần bằng nhau trước khi cắt. Góc đo sẽ tính theo công thức là 360 độ / 5 = 72 độ. Bạn có thể dùng một tờ giấy thực hiện để kiểm chứng điều này.

Bài 4 sbt toán 9 tập 2 trang 99

Bài toán cho ta mối quan hệ giữa tia OM với bán kính. Khi vẽ hình lên bạn có thể nhận xét một tam giác vuông mà có cạnh huyền gấp đôi một cạnh góc vuông thì sẽ xuất hiện góc 30 độ và 60 độ. Theo đó lần theo mối quan hệ góc bạn tính toán để tìm ra góc đề bài yêu cầu.

Bài 5 sbt toán 9 tập 2 trang 99

Đây là bài tập có nhiều hơn 1 đáp số cho nên khi làm cần vẽ hình chi tiết. Cách vẽ hình sẽ ảnh hưởng tới kết quả được tính ra. Và có thể tìm được 2 đáp số.

Kết luận

Góc ở tâm số đo cung không phải dạng toán đơn giản và có thể gây khó khăn khi học. Vì thế bạn cần chú ý thường xuyên ôn luyện phần kiến thức này. Các bạn học sinh hay theo dõi các bài viết khác của Kiến Guru để cập nhật kiến thức cũng như bài giải các môn học khác nữa nhé!