Hạ tầng kỹ thuật đô thị là gì

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009

Hạ tầng kỹ thuật khung là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính cấp đô thị, bao gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng, tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu mối kỹ thuật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

Quy hoạch đô thị là một phần của quy hoạch xây dựng. Theo đó, căn cứ tại Khoản 4, Điều 3, Luật quy hoạch đô thị năm 2009, Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị bao gồm 03 loại quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. 

Căn cứ tại Khoản 2, Điều 18, Luật quy hoạch đô thị năm 2009, Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. 

Đối với thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật. Vậy nội dung quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Căn cứ tại Điều 36, Luật quy hoạch đô thị năm 2009, Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị được lập cho 07 đối tượng sau đây: giao thông đô thị, cao độ nền và thoát nước mặt đô thị cấp nước đô thị, thoát nước thải đô thị, cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, nghĩa trang và xử lý chất thải rắn.

Nội dung chi tiết quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đối với từng đối tượng cụ thể được quy định chi tiết tại Điều 37, Luật quy hoạch đô thị năm 2009 như sau: 

Giao thông đô thị là hệ thống các loại đường xá và các phương tiện vận tải hàng hoá và hành khách. Hệ thống giao thông đô thị bao gồm: Mạng lưới đường đô thị (đến đường phố chính cấp khu vực); đường sắt đô thị; đường thủy; vị trí, loại hình, quy mô các nút giao thông quan trọng, bến bãi đỗ xe, nhà ga trung tâm vận chuyển hành khách, cầu lớn vượt sông, cầu vượt, hầm đường bộ; các tuyến vận tải hành khách công cộng chủ yếu.

Quy hoạch giao thông đô thị bao gồm việc xác định quỹ đất dành cho xây dựng và phát triển giao thông, vị trí, quy mô công trình đầu mối; tổ chức hệ thống giao thông đô thị trên mặt đất, trên cao và dưới mặt đất; xác định phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn giao thông.

Quy hoạch cao độ nền là nghiên cứu thiết kế độ cap bề mặt hoàn thiện của các bộ phận chức năng trong đô thị nhằm đảm bảo độ dốc và hướng dốc hợp lý để tổ chức thoát nước mưa tụ động. Căn cứ quy định  tại Khoản 3, Điều 3, Luật tài nguyên nước 2012, nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. 

Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị bao gồm việc xác định khu vực thuận lợi cho việc xây dựng trong từng khu vực và đô thị; xác định lưu vực thoát nước chính, khu vực cấm và hạn chế xây dựng, cốt xây dựng, mạng lưới thoát nước mặt và công trình đầu mối; giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

Xem thêm: 

Nội dung đồ án quy hoạch chuyên ngành giao thông đô thị, quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị là gì?

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm những nội dung nào? (P2)

Tổng hợp các bài viết về Luật Quy hoạch đô thị

Luật Hoàng Anh 

Khoa Kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị
Mã xét tuyển: KTA05 - Mã ngành: 7580210
Thời gian đào tạo: 4,5 năm
Văn bằng: Kỹ sư
Hình thức: 70% chỉ tiêu được xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT; 15% dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT; 15% chỉ tiêu được xét tuyển dựa vào kết quả kiểm tra năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội
Tổ hợp xét tuyển năm 2022:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Anh văn)
- D01 (Toán, Ngữ văn, Anh văn)
- D07 (Toán, Hoá học, Anh văn) 

Việt Nam là đất nước đang có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh và vấn đề phát triển hạ tầng đô thị luôn đòi hỏi cấp thiết và cũng là vấn đề chứa đựng nhiều bức xúc chưa được giải quyết. Trong khi các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với các vấn đề về giao thông ùn tắc, úng ngập xảy ra thường xuyên, môi trường nhiễm… các đô thị nhỏ lại có những vấn đề về thu hút nguồn lực để phát triển, mâu thuẫn giữa đầu tư hạ tầng và tính hiệu quả, nhiều dự án treo, khai thác không hiệu quả.

Chính vì vậy, các Kỹ sư Kỹ thuật hạ tầng đô thị sẽ là những nhà kiến tạo, có vai trò quan trọng giải quyết các vấn đề lớn về kỹ thuật hạ tầng đô thị, góp phần vào sự phát triển nhanh hướng tới các đô thị xanh, thông minh và bền vững.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm 8 hạng mục như: Giao thông, san nền, thoát nước, cấp nước, cấp điện… là các hệ thống khung của mỗi một đô thị nói riêng và mỗi một địa phương nói chung. Một đô thị đáng sống phải là một đô thị có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh, phát triển bền vững…

Đặc biệt, năm 2020, đứng trước thực trạng nhu cầu phát triển đô thị ngày càng gia tăng mạnh mẽ nhưng thiếu hụt nguồn kỹ sư lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng đô thị, xây dựng; Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội quyết tâm kích cầu nguồn nhân lực khan hiếm bằng hình thức bổ sung hình thức xét tuyển sinh viên đại học bằng học bạ THPT. Cụ thể, kết quả học tập của 5 học kỳ đầu ở bậc THPT sẽ được dùng ngay để xét tuyển. 

Để được ĐKXT, thí sinh phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Tổng điểm trung bình cộng 3 môn trong tổ hợp xét tuyển (ĐTBmôn 1 + ĐTBmôn 2 + ĐTBmôn 3) phải lớn hơn hoặc bằng 18,0 điểm;

- Điểm mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển thuộc học kỳ 1 lớp 11 (Đhk3), học kỳ 2 lớp 11 (Đhk4), học kỳ 1 lớp 12 (Đhk5) phải lớn hơn hoặc bằng 5,0 điểm.

Đến với Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội để trở thành một Kỹ sư Kỹ thuật hạ tầng đô thị chung sức xây dựng đất nước phát triển

Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã thiết kế Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị (trình độ Đại học theo hướng tiếp cận CDIO) hướng tới đào tạo kỹ sư tiên tiến, hội nhập với khu vực và quốc tế. 

Chuẩn bị cho các kỹ sư trong tương lai có thể thực hành nghề một cách có trách nhiệm; cung cấp các giải pháp sáng tạo và liên quan đến các vấn đề kỹ thuật hạ tầng phức tạp; những đánh giá về đạo đức và chuyên môn nghiêm ngặt, để phát triển kỹ năng trong suốt cuộc đời nghề nghiệp và đáp ứng sáng tạo với những nhu cầu thay đổi của xã hội. 

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Kỹ thuật hạ tầng đô thị có thể làm chủ các giải pháp thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy phạm… trong lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng đô thị; hiểu những vấn đề liên quan đến thực tiễn chuyên môn.

Những tố chất gì cần rèn luyện để trở thành Kỹ sư Kỹ thuật hạ tầng đô thị giỏi

  • Năng lực tìm tòi, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của kỹ thuật cơ sở hạ tầng.

  • Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.

  • Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.

  • Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.

Bạn sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng gì?

  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị

  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về quy hoạch kỹ thuật hạ tầng đô thị (hệ thống giao thông, quy hoạch chiều cao) làm cơ sở đề xuất, phân tích, đánh giá và lựa chọn các giải pháp thiết kế hệ thống kỹ thuật hạ tầng

  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về thiết bị điện, hệ thống điện, cung cấp điện, tự động hóa làm cơ sở cho việc lựa chọn, các giải pháp thiết kế công trình đơn vị trong hệ thống kỹ thuật hạ tầng

  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về đề xuất, phân tích lựa chọn giải pháp hệ thống kỹ thuật hạ tầng

  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về đề xuất, phân tích lựa chọn giải pháp thiết kế từng công trình đơn vị trong kỹ thuật hạ tầng

  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về tính toán, thiết kế hệ thống kỹ thuật hạ tầng trong công trình xây dựng và đô thị

  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về quản lý, bảo dưỡng, vận hành hệ thống kỹ thuật hạ tầng, đảm bảo hiệu quả, tối ưu

  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về tổ chức thi công các công trình trong hệ thống kỹ thuật hạ tầng... 

Nhiều cơ hội nghề nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên học ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị có thể đảm nhiệm công việc tại các vị trí sau:

  • Công chức, viên chức, cán bộ quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước đối với công trình Kỹ thuật hạ tầng đô thị, hạ tầng đô thị từ trung ương đến địa phương.

  • Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến công trình Kỹ thuật hạ tầng đô thị, công trình xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, quản lý chất thải rắn và hệ thống điện dân dụng từ khâu lập, quản lý dự án, quy hoạch, khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, vận hành, khai thác, sửa chữa và khắc phục sự cố công trình...

  • Giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành về phát triển cơ sở hạ tầng…

  • Làm chủ các doanh nghiệp về tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, sản xuất kinh doanh các sản phẩm về xây dựng công trình và đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng.

  • Chủ nhiệm lập dự án, chủ nhiệm và chủ trì thiết kế, quy hoạch các công trình xây dựng, công trình cơ sở hạ tầng đô thị, khu công nghiệp và nông thôn.

  • Chỉ huy trưởng thi công các công trình xây dựng, công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn.

  • Kỹ sư định giá, lập tổng mức đầu tư, lập dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu các công trình xây dựng, công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn.

Chúng tôi hoan nghênh và chào đón bạn trở thành thành viên H.A.U! 

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội – Nơi kiến tạo tương lai!