Hay bị chóng mặt là dấu hiệu bệnh gì

Tình trạng chóng mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng độ tuổi trung niên và người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Chóng mặt không phải là một bệnh lý mà là triệu chứng phổ biến của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. .

Bạn đã và đang đối mặt với chóng mặt và có một trong những biểu hiện sau:

  • Sáng thức dậy đầu óc choáng váng, hoa mắt không thể bước xuống giường ngay.
  • Đang tập trung làm việc thì cơn chóng mặt đột ngột ập đến, đầu óc quay cuồng, mọi thứ xung quanh bị đảo lộn, hoa mắt.
  • Mỗi khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng hoặc từ nằm sang ngồi sẽ cảm thấy bản thân quay cuồng, mất thăng bằng nhưng một vài phút thì hết.
  • Đang di chuyển trên đường thì cảm thấy cảnh vật xung quanh quay tròn, người bị kéo về một hướng.

Bạn có muốn biết tại sao mình hay bị chóng mặt và cách khắc phục tình trạng này như thế nào không? Nếu có, hãy tham khảo những thông tin được chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời!

Hay bị chóng mặt là dấu hiệu bệnh gì

Chóng mặt là bệnh gì?

Chóng mặt (Vertigo) là cảm giác đang bị xoay vòng hoặc thế giới xung quanh quay cuồng, tăng nguy cơ té ngã. Theo thống kê, chóng mặt chiếm đến 5 – 6% số lượt khám bác sĩ.

Tình trạng chóng mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng độ tuổi trung niên và người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Chóng mặt không phải là một bệnh lý mà là triệu chứng phổ biến của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. .

Triệu chứng khi bị chóng mặt

Khi cơn chóng mặt “ập đến”, người bệnh thường có những biểu hiện:

  • Đứng không vững hay mất thăng bằng
  • Đầu óc quay cuồng, nghiêng ngả
  • Bị kéo về một hướng
  • Đau đầu, choáng váng
  • Chóng mặt buồn nôn
  • Đổ mồ hôi, ù tai
  • Đầu óc rối loạn, không thể suy nghĩ
  • Tầm nhìn mờ, hoa mắt

Phân loại chóng mặt

Tùy vào tiêu chí mà có thể phân loại chóng mặt thành các dạng khác nhau. Nếu dựa theo triệu chứng cụ thể của người bệnh, có thể chia chóng mặt thành các loại sau đây:

  • Chóng mặt kiểu xoay vòng: Với dạng chóng mặt này, người bệnh thường cảm thấy mọi vật xung quanh đang quay tròn quanh mình hoặc chính mình đang quay quanh đồ vật, khó giữ thăng bằng và dễ bị té ngã. Chóng mặt xoay vòng thường xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, chất lượng cuộc sống cũng bị ảnh hưởng.
  • Chóng mặt kiểu choáng váng: Chóng mặt dạng này thường khiến người bệnh hoa mắt, dễ bị ngất và tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh lý nhiều hơn kiểu xoay vòng.
  • Chóng mặt kiểu mất thăng bằng: Đặc trưng bởi sự bất thường trong việc giữ thăng bằng. Người bệnh thường không thể di chuyển như bình thường, thậm chí còn gặp khó khăn ngay cả khi đứng yên.

.jpeg)

Một người bệnh có thể trải qua một kiểu chóng mặt hoặc phối hợp các kiểu khác nhau trong những lần khởi phát bệnh khác nhau

Riêng trong chẩn đoán và điều trị, hiện nay, các chuyên gia thường phân loại chóng mặt theo nguyên nhân hoặc vị trí cơ quan bị tổn thương. Để nắm rõ hơn các nguyên nhân và một số vị trí dễ thương tổn gây chóng mặt, bạn có thể theo dõi tiếp nội dung ở phần tiếp theo.

Nguyên nhân chóng mặt

Chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như tim mạch, thần kinh, tai – mũi – họng,… Về mặt lâm sàng, chóng mặt được phân thành hai nhóm là chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương, dựa vào nguyên nhân gây bệnh.

Chóng mặt ngoại biên

Đây là loại chóng mặt phổ biến nhất hiện nay, thường do một số nguyên nhân sau gây ra:

  • Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính (BPPV): Là tình trạng tiền đình tai trong bị rối loạn do có sự thay đổi đột ngột về vị trí đầu và chuyển động như: thay đổi tư thế thẳng đầu sang cúi đầu, ngước đầu lên cao, thức dậy đột ngột từ giấc ngủ. Chóng mặt lành tính do tư thế thường dễ xảy những người đã từng phẫu thuật tai hoặc bị nhiễm trùng tai, có tiền sử chấn thương ở đầu.
  • Bệnh Meniere (ứ nước mê nhĩ): Là tình trạng rối loạn xuất hiện ở tai trong do ứ dịch và thay đổi áp lực trong hệ thống tiền đình của tai. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện cơn chóng mặt kèm theo ù tai và giảm thính lực, trong vài giờ hoặc cả ngày.
  • Viêm dây thần kinh tiền đình: Là tình trạng viêm xảy ra ở một phần dây thần kinh tai liên kết trực tiếp với não, thường do nhiễm virus gây ra. Bệnh có thể gây chóng mặt đột ngột, dữ dội, liên tục, thậm chí khiến người bệnh phải nhập viện.
  • U dây thần kinh số VIII (u dây thần kinh tiền đình ốc tai): Đây là một loại khối u não lành tính khá phổ biến xuất phát từ dây thần kinh sọ thứ 8 của não. Các triệu chứng ban đầu của u dây thần kinh số VIII thường là suy giảm thính giác, chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai.

Chóng mặt trung ương

  • Đau đầu Migraine: Còn được gọi là đau nửa đầu, bệnh có thể gây đau đầu dữ dội, đột ngột theo mạch đập hoặc có các triệu chứng báo trước như: hoa mắt, mờ mắt, chóng mặt, ù tai, nhìn đôi, tê buốt da đầu.
  • Đa xơ cứng: Đây là một chứng rối loạn thần kinh xảy ra trong hệ thống thần kinh trung ương, gồm não và tủy sống, do lỗi trong hệ thống miễn dịch gây ra. Người mắc bệnh đa xơ cứng thường có triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, yếu cơ, nói lắp, chuột rút,…
  • U não: Các khối u hình thành và phát triển trong não sẽ tấn công tiểu não, dẫn đến sự phối hợp không phù hợp với chuyển động của cơ thể, từ đó gây tăng tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng.
  • Thiếu máu não: Thống kê cho thấy có đến 87% trường hợp thiếu máu não bị chóng mặt khi thay đổi tư thế kèm cảm giác hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng, buồn nôn và nôn ói. Các cơn chóng mặt có thể diễn ra trong vài phút hoặc kéo dài đến vài ngày.

Một trong những “thủ phạm” gây thiếu máu não chính là gốc tự do tấn công gây tổn thương cấu trúc thành mạch, dẫn đến sự hình thành, phát triển các mảng xơ vữa và cục huyết khối. Khi các mảng xơ vữa hay cục máu đông trở thành yếu tố “ngáng đường”, sẽ làm cản trở dòng máu (chứa oxy và dưỡng chất) lên não, dẫn đến chóng mặt, hoa mắt. Tình trạng này nếu không được phát hiện và cải thiện kịp thời, có thể dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ), thậm chí tử vong.

Hay bị chóng mặt là dấu hiệu bệnh gì

Thiếu máu não có thể gây chóng mặt nghiêm trọng ở người bệnh

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân gây chóng mặt, bạn cũng có thể biết được chóng mặt không phải là vấn đề sức khỏe thông thường, mà là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì vậy, khi bạn thường xuyên bị chóng mặt kéo dài, chóng mặt một cách đột ngột kèm theo một số triệu chứng dưới đây thì tuyệt đối không được chủ quan, hãy sớm đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, tìm nguyên nhân chóng mặt, từ đó có hướng can thiệp điều trị phù hợp.

  • Đau đầu dữ dội
  • Nôn ói liên tục
  • Nhịp tim bất thường, khó thở
  • Ngất xỉu
  • Nói chậm, nói sai
  • Mắt mờ, ù tai
  • Động kinh
  • Tê hoặc yếu tay, chân

Chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt

Chóng mặt là một triệu chứng liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân u não, đột quỵ… Do đó, để chẩn đoán bệnh một cách chuẩn xác, bác sĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định nguyên nhân bệnh như:

Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số vấn đề liên quan đến cơn chóng mặt mà bạn đang đối mặt như:

  • Quá trình khởi phát và diễn biến trong bao lâu.
  • Tiền sử sức khoẻ của bản thân và gia đình.
  • Điều kiện sinh hoạt, lao động, học tập, nghỉ ngơi, các thói quen sinh hoạt…
  • Nhịp độ tiến triển: một cơn, tái phát.
  • Những biểu hiện kèm theo khi bị chóng mặt.
  • Tính chất của cảm giác xoay, mất thăng bằng.

Chụp CT, chụp MRI não: Trong trường hợp nghi ngờ đột quỵ, u não, chấn thương não, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp cận lâm sàng bằng cách sử dụng thiết bị hình ảnh chụp CT scan, chụp MRI.

Nội soi tai mũi họng và đo chức năng thính giác: Để xác định có bệnh lý tai – mũi – họng nào ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình hay không.

Thăm khám thần kinh toàn diện dùng hình ảnh học: Để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý đe dọa tính mạng, đặc biệt là đột quỵ.

Xét nghiệm kiểm tra thính lực và khả năng thăng bằng: Thường có các kiểm tra:

  • Kiểm tra cử động của mắt.
  • Kiểm tra cử động của đầu.
  • Thay đổi tư thế.
  • Kiểm tra xoay ghế.

Cách điều trị chóng mặt như thế nào?

Chóng mặt thường xuyên không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, đời sống, công việc bị đảo lộn mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe. Do đó, điều trị bệnh sớm là điều hết sức cần thiết. Hiện nay, phần lớn triệu chứng chóng mặt thường được điều trị bằng thuốc, bài tập giữ thăng bằng hoặc phẫu thuật.

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc kháng sinh hoặc steroid có tác dụng làm giảm sưng và chữa nhiễm trùng nếu chứng chóng mặt là do nhiễm trùng hoặc viêm.
  • Thuốc chống lo âu như: Diazepam, Alprazolam
  • Thuốc chống buồn nôn, ngừa dị ứng như: thuốc kháng histamin theo toa và thuốc kháng cholinergic.
  • Thuốc lợi tiểu: Nếu bạn bị bệnh Meniere.
  • Thuốc trị chứng đau nửa đầu nếu bạn bị chóng mặt do đau nửa đầu.

Hay bị chóng mặt là dấu hiệu bệnh gì

Một số trường hợp chóng mặt có thể dùng thuốc để điều trị nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Phục hồi chức năng tiền đình:

Đây là một loại vật lý trị liệu giúp củng cố hệ thống tiền đình, thường được khuyến nghị với người bệnh bị chóng mặt tái phát. Liệu pháp này giúp tập luyện mắt và các giác quan khác để bù đắp cho chứng chóng mặt.

Thủ thuật tái định vị sỏi tai:

Viện Hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ đã đưa ra một loạt các hướng dẫn chuyển động đầu và cơ thể chi tiết cho bệnh nhân mắc chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Những động tác được thực hiện nhằm di chuyển sỏi canxi từ ống tai vào khoang tai trong để được cơ thể hấp thụ. Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện nghiệm pháp Epley, nghiệm pháp Semont, bài tập Brandt-Daroff. Các bài tập này có thể gây ra chóng mặt hơn nếu thực hiện không đúng, tốt nhất nên thực hiện tại bệnh viện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tâm lý trị liệu:

Liệu pháp này thường áp dụng cho người bệnh bị chóng mặt do rối loạn lo âu.

Phẫu thuật:

Phương pháp điều trị này chỉ áp dụng cho người bệnh buộc phẫu thuật mới điều trị dứt điểm được. Nếu chóng mặt gây ra bởi những vấn đề nghiêm trọng như khối u, chấn thương não hay cổ, bác sĩ sẽ tập trung điều trị nguyên nhân gốc để kiểm soát chóng mặt. Thường có 3 phương pháp phẫu thuật là phẫu thuật giải áp túi nội bạch huyết, phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh tiền đình số 8 hoặc phẫu thuật cắt bỏ mê nhĩ.

Có thể bạn chưa biết: “Khởi nguồn” của các bệnh lý ở não nằm ở gốc tự do.

Gốc tự do là những nguyên tử hay phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng sinh ra liên tục trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc sản sinh khi cơ thể hứng chịu các yếu tố độc hại bên ngoài như khói bụi, không khí ô nhiễm, tia UV, rượu bia, thuốc lá,… Khi gốc tự do tăng sinh quá mức, chúng sẽ tấn công vào tất cả cấu trúc tế bào trong cơ thể, nhưng não bộ là nơi phải chịu đựng nhiều tổn hại nhất. Nguyên nhân là do não bộ hoạt động cường độ cao và liên tục, đồng thời cấu trúc chứa hơn 60% là acid béo chưa bão hòa.

Khi gốc tự do tấn công não sẽ gây ra 2 nhóm bệnh chính:

  • Bệnh lý mạch máu não: chóng mặt, đau đầu/đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu máu não, tai biến mạch máu não…
  • Bệnh lý thoái hóa thần kinh: suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson…

Chính vì vậy, để cải thiện và phòng ngừa chóng mặt và các bệnh lý não, các chuyên gia khuyên người bệnh hạn chế các yếu tố tăng sinh gốc tự do và chủ động bổ sung các chất chống gốc tự do cho não.

Các nghiên cứu mới đây của các nhà khoa Mỹ đã chỉ ra: Blueberry và Ginkgo Biloba có chứa nhóm chất chống gốc tự do tự nhiên với hàm lượng rất cao. Nổi bật như Anthocyanin, Pterostilbene trong Blueberry Bắc Mỹ, có khả năng vượt qua hàng rào máu não, hỗ trợ trung hòa gốc tự do, bảo vệ và chống lão hóa tế bào thần kinh, hạn chế sự tổn thương thành mạch, cải thiện lưu lượng máu lên não. Từ đó, hỗ trợ giảm thiểu rối loạn cảm giác cũng như các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, đau nửa đầu, mất ngủ, phòng ngừa đột quỵ.

Hay bị chóng mặt là dấu hiệu bệnh gì

Một số lưu ý nên ghi nhớ khi bị chóng mặt

Chóng mặt có thể được kiểm soát và hạn chế diễn tiến xấu nếu bạn biết cách chăm sóc, có thói quen sinh hoạt phù hợp sau:

  • Khi bạn thấy có triệu chứng chóng mặt, hãy ngồi xuống hoặc nằm xuống, nhắm mắt lại, bình tĩnh thở thật sâu. Nên nằm ở nơi có bóng mát, không bị ánh sáng làm chói mắt, tránh cử động đầu.
  • Không lái xe, hoặc vận hành máy móc nếu bạn bị chóng mặt, thường xuyên bị chóng mặt.
  • Tập suy nghĩ tích cực, tận dụng thời gian thư giãn, nghỉ ngơi trong môi trường sống thoải mái, không để đầu óc căng thẳng
  • Đi lại cẩn trọng, tránh thay đổi tư thế quá đột ngột để tránh mất thăng bằng.
  • Sắp xếp đồ vật trong nhà gọn gàng, ngăn nắp, tránh vật cản đặc biệt trên sàn nhà để tránh nguy cơ vấp ngã.
  • Uống nhiều nước ít nhất 2 lít/ngày, ngủ đủ 7- 8 tiếng/ngày và tránh căng thẳng.
  • Luyện tập thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày 1 tuần bằng những bài tập phù hợp với sức khỏe như đi bộ, yoga, bơi lội,…
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt tăng cường các loại các loại các loại nước ép trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu vitamin B6 (thịt gà, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, hạt dinh dưỡng), thực phẩm giàu protein (bông cải xanh, trứng, hạnh nhân, sữa,…) vào bữa ăn hằng ngày.
  • Tránh dùng caffeine, hạn chế đồ uống có cồn.
  • Hạn chế sử dụng muối, tốt nhất nên giữ lượng muối dưới 2.000 miligam mỗi ngày. Đồng thời, hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối như: Xúc xích, thịt nguội, bánh quy…
  • Điều quan trọng cuối cùng không thể bỏ qua trong việc cải thiện và phòng ngừa chóng mặt là cần can thiệp tận gốc nguyên nhân gây chóng mặt, chủ động chống gốc tự do tăng sinh quá mức và tăng cường hệ thống phòng vệ gốc tự do cho não bằng các tinh chất thiên nhiên đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả và mức độ an toàn như Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong OTiV).

Qua toàn bộ những thông tin chia sẻ về chóng mặt ở trên, hy vọng có thể giúp ích được cho bạn trong việc điều trị và phòng ngừa tình trạng này, giúp trí não luôn minh mẫn, khỏe mạnh dài lâu

Bị chóng mặt là triệu chứng của bệnh gì?

Chóng mặt, hoa mắt, quay cuồng, khó đứng vững là những triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan như rối loạn tiền đình, thiếu máu, đột quỵ, hạ đường huyết… Chóng mặt không quá nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng việc làm, sinh hoạt và gia tăng nguy cơ tai nạn khi cơ thể bị mất thăng bằng và té ngã.

Làm sao để hết bị chóng mặt?

Dưới đây là những phương pháp tự nhiên có thể làm giảm chóng mặt một cách hiệu quả, theo boldsky..

Uống nhiều nước. Nước được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất có thể giúp bạn thoát khỏi chóng mặt. ... .

Uống nước chanh pha đường. ... .

Uống trà gừng. ... .

Hít thở sâu. ... .

Ăn sữa chua. ... .

Ăn. ... .

Nghỉ ngơi..

Tai sao lại bị chóng mặt khi quay tròn?

Khi bạn di chuyển vòng tròn hoặc gây ra những rung động lớn lên cơ thể, những chất lỏng này chảy vào bên trong ống tai. Dòng chảy đó tác động vào những sợi lông mỏng manh, khiến chúng lay động qua lại. Và chính những chuyển động của những sợi lông là chìa khoá vấn đề.

Người hay bị chóng mặt nên ăn gì?

Do đó, người thường xuyên mắc chứng chóng mặt nên tích cực bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B9 như gan động vật (bò, gà, heo), rau có lá màu xanh thẫm, súp lơ xanh,...; Thực phẩm giàu sắt: Người thiếu máu chóng mặt nên ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê,...