Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội qua các thời kỳ

Quyết định bổ nhiệm do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ký, được công bố chiều 17/9. PGS Thắng sẽ đảm nhận công việc từ người tiền nhiệm là PGS Hoàng Minh Sơn.

Với cương vị mới, ông Thắng đặt mục tiêu đưa Đại học Bách khoa Hà Nội lên nhóm 601-800 đại học tốt nhất thế giới, tăng chất lượng đào tạo đại học, quy mô đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Ngoài ra, tân hiệu trưởng chú trọng mảng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho tư nhân và thu hút đầu tư vào các công ty công nghệ khởi nghiệp với hình thức nhà trường và nhà khoa học đồng sở hữu.

Tại lễ công bố quyết định, PGS Thắng chia sẻ bản thân trông cậy vào sự đoàn kết, đổi mới và đột phát để trường trở thành đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực về kỹ thuật và công nghệ, phát triển bền vững, đóng góp quan trọng đối với xã hội và dẫn dắt hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

"Tôi xin cam kết luôn vì lợi ích tập thể, thực hiện tốt nhất để Bách khoa Hà Nội luôn là môi trường đại học hình mẫu về tự chủ, về đổi mới sáng tạo, nơi thầy và trò được phát triển tài năng công bằng và minh bạch", ông Thắng nói.

Quảng cáo

PGS Huỳnh Quyết Thắng là hiệu trưởng thứ 13 của Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST.

PGS Huỳnh Quyết Thắng nhận học vị tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính và Thông tin tại Đại học Kỹ thuật Varna, Bulgaria năm 1996. Năm 1998, ông trở thành giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 2009, ông làm Viện trưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông của trường. Năm 2019, ông giữ chức vụ Hiệu phó phụ trách công tác đào tạo và sinh viên.

Quảng cáo

Trong một năm làm hiệu phó, ông đã thúc đẩy việc đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng tuyển sinh, tham gia xây dựng đề án chuyển đổi mô hình tổ chức của trường hướng tới đại học đa ngành, đa lĩnh vực ngang tầm quốc tế và góp phần nâng cao vị thế của trường trên hệ thống xếp hạng thế giới.

Về nghiên cứu khoa học, PGS Thắng đã công bố hơn 80 bài báo trên các tạp chí, hội nghị trong và ngoài nước. Ông là thành viên của Hiệp hội quốc tế ACM về nghiên cứu, giáo dục ngành Khoa học máy tính và Tin học - tổ chức uy tín nhất thế giới với hơn 100.000 hội viên, Hội Kỹ sư Điện và Điện tử IEEE, Hội Tin học Việt Nam và Hiệp hội phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam.

Cũng trong chiều nay, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố PGS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường nhiệm kỳ 2015-2020 trở thành Chủ tịch Hội đồng trường theo quyết định công nhận của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.

Ông Sơn 51 tuổi, nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Điều khiển - Tự động hóa của Đại học Tổng hợp kỹ thuật Dresden, Đức năm 1998. Ông về làm giảng viên Khoa Điện, nay là Viện Điện, của Đại học Bách khoa Hà Nội; giữ chức Trưởng phòng đào tạo; sau đó là Phó hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo sau đại học, đào tạo quốc tế, truyền thông và quan hệ công chúng trước khi trở thành hiệu trưởng thứ 12 của trường.

Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập năm 1956, là đại học kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam. Hiện, trường đào tạo 65 chuyên ngành đại học, 40 chuyên ngành cao học và 43 chuyên ngành tiến sĩ với số sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh là khoảng 34.300.

Trường hợp tác với hơn 200 đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học và tổ chức giáo dục của 32 quốc gia. Ngôi trường này cũng nổi tiếng với khuôn viên rộng 26 ha, lớn nhất trong các trường nội thành Hà Nội, với hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, khu liên hiệp thể thao hiện đại.

Theo đó, PGS.TS Trương Hoành Sơn được giao đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng Trường Cơ khí; PGS.TS Tạ Hải Tùng đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông;  PGS.TS Nguyễn Hữu Thanh đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng Trường Điện – Điện tử.

Trước đó, PGS.TS Trương Hoành Sơn là Phó Viện trưởng Viện Cơ Khí, phụ trách đào tạo; PGS.TS Tạ Hải Tùng là Viện trưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông; PGS.TS Nguyễn Hữu Thanh là Viện trưởng Viện Điện tử - Viễn thông.

Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội qua các thời kỳ

Lãnh đạo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chúc mừng 3 Hiệu trưởng Trường Cơ khí, Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Điện - Điện tử

Trường Cơ khí được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại 3 Viện đào tạo gồm Viện Cơ khí, Viện Cơ khí động lực và Viện Khoa học và công nghệ nhiệt lạnh.

Trường Điện - Điện tử thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại 2 Viện đào tạo và 1 Viện nghiên cứu là Viện Điện, Viện Điện tử viễn thông; Viện Nghiên cứu quốc tế về thông tin đa phương tiện, truyền thông và ứng dụng.

Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị thuộc Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Theo PGS. Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đây là một mốc dấu quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển trường, trong đó thực hiện xây dựng mô hình tổ chức quản trị, phát triển Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành ĐH Bách khoa Hà Nội, đảm bảo triết lý “một Bách khoa”, cải cách bộ máy tổ chức, xây dựng mô hình quản trị tiên tiến, tạo động lực cho đổi mới và phát triển.

Lộ trình đặt ra, đến cuối năm 2022, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ thành lập 5 - 6 trường và 4 – 5 viện, trung tâm nghiên cứu; chuyển đổi, tái cấu trúc các phòng thành các ban thuộc đại học; chuyển đổi các viện đào tạo còn lại thành khoa.

Thúy Nga

Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội qua các thời kỳ

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa ra quyết định thành lập 3 trường trực thuộc là Trường Cơ khí, Trường Điện– Điện tử và Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông. Điều này nhằm hướng tới việc phát triển từ trường ĐH thành ĐH Bách khoa Hà Nội.


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (tiếng AnhHanoi University of Science and Technology, viết tắt là HUST[1][2],tiếng PhápInstitut Polytechnique de Hanoï) là trong những trường đại học kỹ thuật đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, một trong các trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường là một trong 13 thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương AOTULE (Asia-Oceania Top University League on Engineering).

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 147/NĐ ngày 6-3-1956 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam Nguyễn Văn Huyên ký. Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền nam Việt Nam. Với 50 năm xây dựng và phát triển, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1956-1965[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn này các thế hệ cán bộ và sinh viên của Trường đã trải qua chặng đường đầu tiên với muôn vàn khó khăn, thách thức. Trường đã bắt đầu gần như từ không đến có để trở thành một trường đại học kỹ thuật công nghiệp tương đối hoàn chỉnh. Ngày 15-10-1956 trường đã chính thức làm Lễ khai giảng khóa học chính quy đầu tiên cho gần 1000 sinh viên thuộc 14 chuyên ngành của 4 Liên khoa Cơ - Điện, Mỏ - Luyện kim, Hóa - Thực phẩm và Xây dựng. Trong giai đoạn này đã đào tạo khoảng 4000 kỹ sư công nghiệp hệ chính quy, thực hiện hơn 100 đề tài nghiên cứu khoa học và hợp đồng kinh tế - kỹ thuật.

Giai đoạn 1965-1975[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn này Trường đã không ngừng phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng toàn diện để tham gia xây dựng CNXH trước mắt và lâu dài. Gắn nội dung giảng dạy và nghiên cứu khoa học với cuộc cách mạng kỹ thuật, đào tạo cán bộ thích ứng với yêu cầu về kinh tế, quốc phòng của Việt Nam. Trường đã nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều đề tài vào sản xuất và phục vụ quốc phòng. Trường đã đào tạo được gần 7000 SV tốt nghiệp hệ chính quy và 2302 SV hệ tại chức thuộc 58 chuyên ngành. Hưởng ứng phong trào "Ba sẵn sàng", gần 200 cán bộ và trên 2700 SV lần lượt nhập ngũ bổ sung kịp thời một số đáng kể cán bộ kỹ thuật cho quân đội nhân dân Việt Nam.

Giai đoạn 1975-1985[sửa | sửa mã nguồn]

Trường đã triển khai và thực hiện kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu cán bộ kỹ thuật của Việt Nam về số lượng, chất lượng và đa dạng ngành nghề. Trường đã tiến hành cải tiến nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, kết hợp học với hành, kết hợp nghiên cứu tại Trường với phục vụ sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu cán bộ Khoa học- kỹ thuật trình độ cao, năm 1976 Trường đã mở hệ đào tạo sau đại học và năm 1979 bắt đầu tuyển nghiên cứu sinh thuộc 9 chuyên ngành. Trong giai đoạn này được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô, cơ sở vật chất và trang thiết bị đã được hiện đại hóa. Việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn này đã tiến bộ vượt bậc, tính đến năm 1985 số cán bộ giáo dục và phục vụ giáo dục là 1467 người, trong đó có trên 33% cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học, đã đào tạo gần 9000 kỹ sư hệ chính quy, 2200 kỹ sư hệ tại chức và 26 tiến sĩ, phó tiến sĩ.

Giai đoạn 1986 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội không chỉ là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trình độ cao mà còn là trung tâm Nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ tiên tiến của Việt Nam. Trường đã tăng cường quy mô đào tạo của cả hệ ĐH và sau ĐH, đa dạng hóa loại hình đào tạo, mở thêm ngành và chuyên ngành mới, đổi mới căn bản mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức đào tạo.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đang đào tạo trên 40.000 SV, học viên cao học và nghiên cứu sinh với 67 chuyên ngành đại học và 33 chuyên ngành cao học, 57 chuyên ngành tiến sĩ.

Hiện nay Trường có quan hệ hợp tác trong đào tạo, Nghiên cứu khoa học với trên 200 trường đại học, trung tâm Nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu và tổ chức giáo dục của 32 quốc gia trên thế giới, là thành viên của 8 tổ chức mạng lưới đại học quốc tế. Thông qua hợp tác quốc tế, trường đã cử khoảng 500 cán bộ và sinh viên đi nước ngoài học tập, nghiên cứu, trao đổi,...Xây dựng hàng chục dự án quốc tế về đào tạo, trang bị, Nghiên cứu khoa học để góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho Trường.

Bộ GD-ĐT Việt Nam đã giao cho trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thực hiện bốn chương trình đào tạo tiên tiến là chương trình Cơ - Điện tử, Công nghệ Vật liệu, Điện - Điện tử và Kỹ thuật Y Sinh. Từ năm 1986 đến nay cơ sở vật chất của Trường đã được cải tạo và nâng cấp một cách cơ bản, cơ sở hạ tầng và cảnh quan đã khang trang sạch đẹp hơn nhiều, đã đầu tư nhiều phòng thí nghiệm hiện đại, xây dựng và đang thực hiện nhiều dự án lớn phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trình độ cao. Điều kiện làm việc và đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, sinh viên không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, tháng 9/2006 Trường đã đưa vào sử dụng Thư viện điện tử Tạ Quang Bửu với mức đầu tư 199 tỷ VNĐ.

Năm 2006, Trường đã xây dựng Đề án: ‘‘Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển trường Đại học Bách Khoa Hà Nội giai đoạn 2006-2030. Ngày 01 tháng 02 năm 2007, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 668/QĐ-BGDĐT phê duyệt bản Đề án này.

Nhân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 2010,Tổng số cán bộ, công chức gồm 1950 cán bộ, với 1192 giảng viên và 394 cán bộ phục vụ giảng dạy và NCKH. Tính từ ngày thành lập năm 1956 đến nay, trong số các cán bộ giảng dạy và quản lý tại Đại học Bách Khoa Hà Nội có:

  • Nhà giáo nhân dân và ưu tú: 154
  • Giáo sư và Phó giáo sư: 399
  • Tiến sỹ khoa học và Tiến sỹ: 703
  • Thạc sỹ: 1200

Tỷ lệ CBGD tham gia nghiên cứu khoa học (tính theo số báo cáo KH từ cấp trường trở lên trong 5 năm 2002-2006). Tỷ lệ CBGD có 1 báo cáo KH: 26,50% Tỷ lệ CBGD có 2 báo cáo KH: 8,60% Tỷ lệ CBGD có 3 báo cáo KH: 10,03% Tỷ lệ CBGD có 4 báo cáo KH: 6,30% Tỷ lệ CBGD có 5 báo cáo KH trở lên: 24,70%

Ngoài ra, có 2 tập thể, 3 cá nhân Anh hùng Lao động, 4 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 2 nhóm tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Đây là đội ngũ cán bộ có uy tín, kinh nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý, trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.[3]

Cơ sở vật chất[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có tổng diện tích phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hội họp rộng 26,2 hecta. Trường có hơn 200 giảng đường, phòng học, hội trường lớn và hệ thống phòng hội thảo; gần 200 phòng thí nghiệm, trong đó có 8 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và khoảng 20 xưởng thực tập, thực hành. Các hệ thống cơ sở vật chất phục vụ bộ môn giáo dục thể chất và phong trào thể thao của sinh viên đầy đủ và hiện đại với 1 sân bóng tiêu chuẩn quốc gia, 1 nhà thi đấu đa năng tiêu chuẩn Đông Nam Á, 1 bể bơi tiêu chuẩn quốc gia, sân tennis tiêu chuẩn quốc gia... Trường có một khu ký túc xá với 420 phòng, đủ khả năng đáp ứng chỗ ở cho khoảng trên 4200 sinh viên Tổng diện tích đất sử dụng của Trường: 252.857,8 m², nơi làm việc 15.252m², nơi học78.846m², nơi vui chơi giải trí: 29.321 m².[4][5][6], 1 nhà câu lạc bộ sinh viên với 350 chỗ được trang bị âm thanh hiện đại và 1 trung tâm y tế.[7][8]

Các cấp đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội qua các thời kỳ

Quảng trường chính (C1) trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang đào tạo khoảng 40.000 sinh viên(2014), học viên cao học và nghiên cứu sinh với:

  • Kỹ sư: 75 chuyên ngành [9]
  • Thạc sĩ: 33 mã ngành [10]
  • Tiến sĩ: 57 chuyên ngành [11]

Số lượng tuyển sinh hàng năm[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ cao đẳng:

  • 800 sinh viên chính quy (2012)

Hệ đại học:

  • 5.200 sinh viên chính quy (2012)
  • 2.000 sinh viên tại chức
  • 1000 sinh viên thuộc chương trình đào tạo hợp tác với nước ngoài

Hệ sau đại học:

  • 1.000 - 1.200 học viên
  • 60 - 70 nghiên cứu sinh[12]

Ngoài ra còn có thêm chỉ tiêu hệ đại học và hệ liên thông đại học hàng năm

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội qua các thời kỳ

Mặt trước tòa nhà C1 trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Năm 2007, trường có 88 bộ môn, 15 trung tâm và phòng thí nghiệm thuộc 15 khoa và 6 viện; 1 bộ môn, 26 trung tâm và phòng thí nghiệm trọng điểm trực thuộc trường, 3 doanh nghiệp, 21 phòng, ban và nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội.

Danh sách các khoa, viện đào tạo
  • Viện Điện;
  • Viện Cơ khí;
  • Viện Cơ khí động lực;
  • Viện Điện tử - Viễn thông;
  • Viện Kỹ thuật hoá học;
  • Viện Vật lý kỹ thuật;
  • Viện Toán ứng dụng và Tin học;
  • Viện Công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Viện Khoa học và kỹ thuật vật liệu;
  • Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm;
  • Viện Kỹ thuật Hạt nhân và Vật lý Môi trường;
  • Viện Khoa học và công nghệ môi trường;
  • Viện Khoa học và công nghệ nhiệt lạnh;
  • Viện Dệt may-Da giầy và Thời trang;
  • Viện Khoa học và kỹ thuật vật liệu;
  • Viện Kinh tế và quản lý;
  • Viện Ngoại ngữ;
  • Viện Sư phạm Kỹ thuật;
  • Viện Đào tạo sau đại học;
  • Viện Đào tạo liên tục;
  • Viện Đào tạo Quốc tế;
  • Viện Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa;
  • Viện Đào tạo quốc tế về khoa học vật liệu;
  • Viện Nghiên cứu quốc tế MICA;
  • Viện Tiên tiến khoa học và công nghệ;
  • Khoa Lý luận chính trị;
  • Khoa Giáo dục quốc phòng;
  • Khoa Giáo dục thể chất;

Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội qua các thời kỳ

Khu giảng đường D trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội qua các thời kỳ

Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội qua các thời kỳ

Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội qua các thời kỳ

Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội qua các thời kỳ

Mùa thu sân trường bách khoa

Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội qua các thời kỳ

Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội qua các thời kỳ

Sinh viên thực hành trong phòng

Danh sách các trung tâm nghiên cứu
  • Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme
  • Trung tâm nghiên cứu vật liệu học và hợp kim đặc biệt
  • Trung tâm nghiên cứu ăn mòn và bảo vệ kim loại;
  • Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới;
  • Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Khoa học Vật liệu tính toán;
  • Trung tâm Hợp tác Quốc tế R&D Định vị sử dụng Vệ tinh (NAVIS);
  • Trung tâm Thông tin Năng lượng nguyên tử;
  • Trung tâm phần mềm và giải pháp an ninh mạng;
  • Trung tâm tính toán hiệu năng cao;
  • Trung tâm phát triển và ứng dụng phần mềm công nghiệp (DASI);
  • Trung tâm bảo dưỡng công nghiệp;
  • Trung tâm hợp tác khoa học kỹ thuật Việt Đức;
  • Trung tâm điện tử Y - Sinh;
  • Trung tâm Ngoại ngữ CFL
  • Trung tâm tiếng Pháp chuyên ngành;
  • Trung tâm đào tạo tài năng và chất lượng cao;
  • Chương trình PFIEV;
  • Chương trình đào tạo tiên tiến;
  • Dự án HEDSPI;
  • Chương trình VLIR-HUST;
  • Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế Genetic Bách Khoa;
Danh sách các Các đơn vị thành viên khác
  • Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội;
  • Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa;
  • Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Công nghệ Bách Khoa Hà Nội (BK-Holdings);
  • Công ty TNHH MTV tư vấn & chuyển giao công nghệ Bách Khoa;
  • Các phòng ban chức năng khác...

Các ngành đào tạo từ 2009[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Từ lúc lập trường đến năm 2007, trường đã đào tạo được

  • trên 80.000 kỹ sư
  • trên 2.000 thạc sĩ
  • gần 400 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học[cần dẫn nguồn]

Các mốc lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngày 6 tháng 3 năm 1956: Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Nguyễn Văn Huyên ký nghị định số 147/NĐ về việc thành lập Trường Đại học Chuyên nghiệp Bách khoa. Thiếu tướng, Giáo sư, Kỹ sư vũ khí Trần Đại Nghĩa được bổ nhiệm làm giám đốc.
  • Ngày 15 tháng 10 năm 1956: Khai giảng khóa 1 (K1) cho 848 sinh viên chính quy trong 14 ngành học thuộc 4 liên khoa: Cơ-Điện, Mỏ-Luyện kim, Xây dựng, Hóa-Thực phẩm.
  • Ngày 15 tháng 3 năm 1960: Khởi công xây dựng trụ sở tại đường Đại Cồ Việt do Liên Xô tài trợ.
  • Tháng 10 năm 1961: Trường làm lễ phát bằng tốt nghiệp cho 633 kỹ sư khóa 1.
  • Năm học 1966-1967: Các khoa Xây dựng, Mỏ-Địa chất tách thành Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Các bộ môn Dệt và Thực phẩm tách thành Trường Đại học Công nghiệp nhẹ.
  • Năm 1968, gần 200 cán bộ và hơn 2700 sinh viên của trường đã tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  • Trong Chiến tranh Việt Nam, khoa Vô tuyến điện (tiền thân của khoa Điện tử - Viễn thông ngày nay) đã nghiên cứu và thực hiện thành công nhiều đề tài quan trọng phục vụ chiến đấu, điển hình là đề tài rà phá bom từ trường, đề tài phục hồi 4 hệ thống thông tin vi ba của đài phát thanh "Tiếng nói Việt Nam"...
  • Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, trường thực hiện nhiệm vụ cung cấp cán bộ khung cho Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức (tiền thân của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay), Trường Đại học Tây Nguyên và hiện nay là Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội...
  • Năm 1976: Trường mở hệ đào tạo sau đại học.
  • Ngày 13 tháng 2 năm 1976: Tạ Văn Đĩnh, cán bộ giảng dạy Khoa Toán lý là người đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ tại trường và là một trong 2 người bảo vệ luận án phó tiến sĩ đầu tiên tại Việt Nam.
  • Năm 1977: Trường Công nghiệp nhẹ sáp nhập lại vào Trường Đại học Bách khoa Hà nội.
  • Ngày 6 tháng 1 năm 1984: Đỗ Sanh, cán bộ giảng dạy Khoa Chế tạo máy là người đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học tại trường.
  • Ngày 26 tháng 4 năm 2006, Trường nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.[5]

Các danh hiệu đã được phong tặng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra, trường còn được trao tặng nhiều huân chương các loại. Nhiều đơn vị, cá nhân được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba và giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ.

Các vị hiệu trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Thư viện Tạ Quang Bửu[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội qua các thời kỳ

Mặt sau thư viện Tạ Quang Bửu

Ngày 7 tháng 10 năm 2006, thư viện Tạ Quang Bửu-công trình kỉ niệm 50 thành lập trường Đại học Bách Khoa Hà Nội-được khánh thành. Tổng vốn đầu tư cho xây dựng thư viện Tạ Quang Bửu là hơn 200 tỉ đồng. Thư viện Tạ Quang Bửu hiện là một trong những thư viện lớn nhất trong hệ thống thư viện đại học ở Việt Nam, bao gồm 1 toà nhà 10 tầng với tổng diện tích 37.000m².

Từ tầng 1 tới tầng 5 là hệ thống phòng đọc mở (người đọc có thể tự tìm kiếm, tra cứu sách và tài liệu). Thư viện có hai phòng học đa phương tiện với quy mô mỗi phòng 150 máy tính được kết nối Internet giúp sinh viên truy cập miễn phí. Thư viện có khả năng phục vụ cùng một lúc hơn 2000 sinh viên.

Tổng số máy tính của trường: 2.421. Dùng cho hệ thống văn phòng: 632. Dùng cho sinh viên học tập: 1.789. Mạng thông tin:

Trang web của Thư viện với hơn 600 000 đầu sách và cung cấp các truy cập đến các cơ sở dữ liệu trực tuyến như Science Direct, IEEE, ACM.

Trang web của Trung tâm Mạng thông tin cung cấp các thông tin cần thiết về các dịch vụ công nghệ của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội từ email, tài khoản truy cập Internet, kết nối mạng nội bộ...

Nhà xuất bản Bách khoa[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà xuất bản Bách khoa được thành lập năm 2005 dưới sự quản lý của Đại học BKHN. Chức năng chính là xuất bản các ấn phẩm khoa học công nghệ và tham mưu về việc xuất bản giáo trình nội bộ cho sinh viên BKHN. Các thành viên trong ban lãnh đạo của nhà xuất bản đều là các giảng viên của trường.[13]

Giám đốc Nhà xuất bản Bách khoa: Lê Cộng HòaPhó giám đốc kiêm Tổng biên tập: Tống Đình Quỳ

Phó giám đốc kinh doanh: Phùng Lan Hương

Nhà sách Bách khoa[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm Sách Bách Khoa (Nhà sách Bách khoa) chịu trách nhiệm giới thiệu và phát hành các ấn phẩm do Nhà xuất bản Bách Khoa phát hành. Kinh doanh các loại sách khoa học kỹ thuật, sách giáo trình, sách đời sống, sách văn học, sách ngoại ngữ, sách tham khảo. Kinh doanh các loại văn hoá phẩm, văn phòng phẩm, đồ lưu niệm và nhiều mặt hàng khác phục vụ sinh viên và độc giả khác.[13]

Địa chỉ: Số 17, phố Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Nhà In[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà In chịu trách nhiệm in các loại ấn phẩm cho Nhà xuất bản. Hợp đồng in các loại ấn phẩm trong phạm vi kinh doanh của Nhà xuất bản và các đối tác.[13]

Cựu sinh viên và cựu giảng viên nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vũ Đình Cự: Phó chủ tịch quốc hội, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về khoa học và kỹ thuật, cựu giảng viên nhà trường.
  • Trương Đình Tuyển [cần dẫn nguồn]: nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại
  • Phạm Gia Khiêm: Nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam
  • Hoàng Trung Hải: K21, Khoa Điện; nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
  • Vũ Xuân Thiều: Anh hùng bắn rơi máy bay B52 năm 1972
  • Phạm Thế Duyệt: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cựu sinh viên Khoa Mỏ-Địa chất, nay là Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội.
  • Hoàng Văn Phong: nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • Nguyễn Minh Hiển: nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Nguyễn Tiến Sâm, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Phi công Quân đội Nhân dân Việt Nam; nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
  • Nguyễn Quân: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên giảng viên, phó Hiệu trưởng thường trực nhà trường.
  • Chu Ngọc Anh: Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên giảng viên
  • Nguyễn Hà Đông: Anh là tác giả của trò chơi Flappy Bird.