Hóa 8 bài tập tính nồng độ phần trăm

Các em đã hiểu về nồng độ dung dịch với các công thức tính nồng độ mol của dung dịch hay công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch ở nội dung bài viết trước.

Nội dung bài này, chúng ta sẽ áp dụng các công thức tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm để giải một số bài tập liên quan tới nồng độ dung dịch.

Bạn đang xem: Bài tập áp dụng công thức tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm của dung dịch – Hóa 8 bài 42

* Bài 1 trang 145 sgk hoá 8: Bằng cách nào có được 200g dung dịch BaCl2 5%.

  • Hóa 8 bài tập tính nồng độ phần trăm

A. Hòa tan 190g BaCl2 trong 10g nước.

B. Hòa tan 10g BaCl2 trong 190g nước.

C. Hoàn tan 100g BaCl2 trong 100g nước.

D. Hòa tan 200g BaCl2 trong 10g nước.

E. Hòa tan 10g BaCl2 trong 200g nước.

> Lời giải:

– Đáp án đúng: B.Hòa tan 10g BaCl2 trong 190g nước.

Áp dụng công thức suy ra từ CT tính nồng độ phần trăm, ta có:

 mct = (C%.mdd)/100% = (5%.200)/100% = 10 (g).

 mà mdd = mct + mnước ⇒ mnước = mdd – mct = 200 – 10 = 190 (g).

* Bài 2 trang 145 sgk hoá 8: Tính nồng độ mol của 850ml dung dịch có hòa tan 20g KNO3.Kết quả là:

a) 0,233M.   b) 23,3M.

c) 2,33M.   d) 233M.

> Lời giải:

– Đáp số đúng: a. 0,233M.

– Theo bài ra, ta có:nKNO3 = 20/101 = 0,198 (mol).

– 850 ml = 0,85 (lít) ⇒ CM (KNO3) = n/V = 0,198/0,85 = 0,233 (M).

* Bài 3 trang 146 sgk hoá 8: Hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:

a) 1 mol KCl trong 750ml dung dịch.

b) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch.

c) 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch.

d) 0,06 mol Na2CO3 trong 1500ml dung dịch.

> Lời giải:

– Áp dụng công thức tính nồng độ mol: CM = n/V.

– Lưu ý: Các em nhớ đổi đơn vị thể tích từ ml sang lít.

a) 1 mol KCl ⇒ nKCl = 1; 750ml dung dịch = 0,75 lít dung dịch ⇒ Vdd = 0,75 (l).

 ⇒ CM (KCl) = n/V = 1/0,75 = 1,33 (M).

b) CM (MgCl2) = n/V = 0,5/1,5 = 1,33 (M).

c) nCuSO4 = 400/160 = 2,5 (mol)

 ⇒ CM (CuSO4) = 2,5/4 = 0,625 (M).

d) CM (Na2CO3) = 0,06/1,5 = 0,04 (M).

* Bài 4 trang 146 sgk hoá 8: Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau:

a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5M.

b) 500ml dung dịch KNO3 2M.

c) 250ml dung dịch CaCl2 0,1M.

d) 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3M.

> Lời giải: 

– Áp dụng công thức suy ra từ công thức tính nồng độ mol: n = CM.V

– Và công thức tính khối lượng: m = n.M

a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5M 

 ⇒ Vdd = 1 lít; CM = 0,5M.

 ⇒ nNaCl = CM.V = 1.0,5 = 0,5 (mol) 

 ⇒ mNaCl = m = n.MNaCl = 0,5.(23 +35,5) = 29,25 (g).

b) nKNO3 = 2.0,5 = 1 (mol) 

 ⇒ mKNO3 = 1.101 = 101 (g).

c) nCaCl2 = 0,1.0,25 = 0,025 (mol) 

 ⇒ mCaCl2 = 0,025.(40 + 71) = 2,775 (g).

d) nNa2SO4 = 0,3.2 = 0,6 (mol)

  ⇒ mNa2SO4 = 0,6.142 = 85,2 (g).

* Bài 5 trang 146 sgk hoá 8: Hãy tính nồng độ phần trăm của những dung dịch sau:

a) 20g KCl trong 600g dung dịch.

b) 32g NaNO3 trong 2kg dung dịch.

c) 75g K2SO4 trong 1500g dung dịch.

> Lời giải:

– Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm. 

– Lưu ý: Các em nhó đổi đơn vị khối lượng từ kg sang gam.

a) C% (KCl) = (mct.100%)/mdd = (20.100%)/60 = 3,33%

b) 2kg = 2000 (g).

 ⇒ C% (NaNO3) = (32.100%)/2000 = 1,6%

c) C% (K2SO4) = (75.100%)/1500 = 5%.

* Bài 6 trang 146 sgk hoá 8: Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế mỗi dung dịch sau:

a) 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9M.

b) 50g dung dịch MgCl2 4%.

c) 250ml dung dịch MgSO4 0,1M.

> Lời giải:

– Áp dụng công thức suy ra từ công thức tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm.

 mct = n.V; mct = (mdd.C%)/100%

– Số gam chất tan cần dùng để pha chế các dung dịch:

a) nNaCl = CM .V = 2,5.0,9 = 2,25 (mol).

⇒ mNaCl = 2,25.(23 + 35,5) = 131,625 (g).

b) mMgCl2 = (50.4%)/100% = 2 (g).

c) nMgSO4 = n.V = 0,1.0,25 = 0,025 (mol)

⇒ mMgSO4 = n.M = 0,025.(24 + 64 + 32) = 3 (g).

* Bài 7 trang 146 sgk hoá 8: Ở nhiệt độ 25oC độ tan của muối ăn là 36g của đường là 204g. Hãy 

tính nồng đồ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn và đường ở nhiệt độ trên.

> Lời giải:

– Muối ăn là NaCl, theo bài ra, ta có:

 mdd (muối ăn bão hoà) = 100 + 36 = 136 (g).

⇒ C% (NaCl) = (mct.100%)/mdd = (36.100%)/136 = 26,47%.

 mdd (đường bão hoà) = 100 + 204 = 304 (g).

⇒ C% (đường) = (204.100%)/304 = 67,1%.

Nội dung Bài tập áp dụng công thức tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm của dung dịch này cùng với lý thuyết ở bài viết trước đã hoàn thành khối kiến thức đầy đủ về nồng độ dung dịch giúp các em hiểu rõ hơn. Mọi góp ý và câu hỏi các em hãy để lại dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 8

Hóa 8 bài tập tính nồng độ phần trăm

Học sinh cần lưu ý dạng bài về tính nồng độ phần trăm, tính nồng độ mol, bài tập tổng hợp về nồng độ phần trăm… để có thể đạt được điểm cao môn Hóa học trong học kỳ II.

Cô Phạm Thị Thúy Ngọc (giáo viên môn Hóa học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) cho rằng, đây là nội dung trọng tâm trong chương trình Hóa học 8 và có mối liên hệ mật thiết để học sinh học tiếp môn Hóa học 9. Chính vì vậy, cô Ngọc đã hệ thống lại các dạng bài học sinh thường gặp và cách làm để học sinh học tốt môn Hóa học 8 cũng như chuẩn bị tốt kiến thức cho năm học tiếp theo. 

Dạng 1: Bài tập về tính nồng độ phần trăm, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, khối lượng dung môi

Theo cô Ngọc, học sinh cần ghi nhớ các công thức cơ bản về nồng độ phần trăm, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, từ đó mới có thể vận dụng nhuần nhuyễn vào làm bài tập. 

Hóa 8 bài tập tính nồng độ phần trăm

Ngoài ra, học sinh cần nắm vững cách tính khối lượng dung dịch sau phản ứng để tìm ra kết quả chính xác nhất. Khi tính khối lượng dung dịch sau phản ứng, học sinh cần ghi nhớ các trường hợp dưới đây: 

Hóa 8 bài tập tính nồng độ phần trăm

Để giúp học sinh nắm vững lý thuyết, cô Ngọc hướng dẫn học sinh một số bài tập ví dụ như sau. 

Dạng tính nồng độ phần trăm của dung dịch 

Hóa 8 bài tập tính nồng độ phần trăm

Dạng tính khối lượng chất tan trong dung dịch 

Hóa 8 bài tập tính nồng độ phần trăm

Dạng tính khối lượng dung dịch, khối lượng dung môi

Hóa 8 bài tập tính nồng độ phần trăm

Dạng 2: Bài tập tổng hợp về nồng độ %

Đây là một trong những dạng bài tập đầu tiên có trong chương 1 chương trình lớp 9 nên học sinh hãy làm thành thạo ngay từ bây giờ. 

Hóa 8 bài tập tính nồng độ phần trăm

Dạng 3: Bài tập tính nồng độ mol, số mol chất tan, thể tích dung dịch

Học sinh nên ghi nhớ các công thức và tham khảo cách giải bài tập mẫu cô Ngọc đưa ra dưới đây. 

Hóa 8 bài tập tính nồng độ phần trăm

Dạng tính nồng độ mol của dung dịch

Hóa 8 bài tập tính nồng độ phần trăm

Dạng 4: Bài tập tổng hợp về nồng độ mol 

Hóa 8 bài tập tính nồng độ phần trăm

Trên đây là 4 dạng bài tập học sinh thường gặp ở chuyên đề nồng độ phần trăm và nồng độ mol. Hy vọng qua những chia sẻ của cô Phạm Thị Thúy Ngọc, học sinh sẽ chinh phục dạng bài tập này một cách dễ dàng. 

Ngoài ra, để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng học tập cho con khi dịp Tết Canh Tý qua đi, cha mẹ hãy lên kế hoạch học tập cho con ngày từ bây giờ vì sau Tết là thời gian con sẽ bắt đầu bước vào học kỳ 2 với lượng kiến thức mới, đồng thời điểm số ở kỳ này quyết định phần lớn kết quả cả năm học. 

Theo đó, phụ huynh có thể tham khảo CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT 2019 – 2020 giúp con học tập tăng tốc ngay sau Tết. Các khóa học bao gồm đầy đủ các môn: Ngữ văn, Toán, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh…và khái quát toàn bộ nội dung sách giáo khoa cùng trọng tâm kiến thức cần nhớ trong chương trình bên cạnh hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kỳ. 

Hóa 8 bài tập tính nồng độ phần trăm

▶ Quý phụ huynh và học sinh quan tâm, tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY