Hòa nhập văn hóa và nỗi lo hòa tan năm 2024

Mỗi độ Tết đến, xuân về, nhiều người, nhiều bạn trẻ, các gia đình trẻ lại trăn trở nỗi niềm về quê ăn tết hay đi du lịch? Những năm gần đây, nhiều gia đình đã chọn đi du lịch, thay vì ở nhà hay về quê ăn Tết theo kiểu truyền thống. Đã có nhiều rất nhiều ý kiến trái chiều cho vấn đề này. Nhiều gia đình trẻ chọn lựa đi nghỉ dưỡng, du lịch trong và ngoài nước, với họ Tết là dịp để nghỉ ngơi, là dịp để tận hưởng cuộc sống. Nhiều bạn trẻ lựa chọn một mình xách ba lô lên và đi, Tết với họ là dịp để giao lưu, gặp gỡ, khám phá những vùng đất mới. Nhưng cũng còn nhiều người giữ nguyên quan niệm Tết là dịp đoàn viên, sum họp gia đình. Cả năm, ai cũng bận rộn mưu sinh, cho nên những ngày cuối năm dù cách xa đến mấy, họ cũng cố gắng trở về để cùng đón Tết với gia đình. Tất cả các thành viên trong gia đình đều cùng nhau chuẩn bị cho ngày Tết. Các mẹ, các chị thì lo việc bếp núc, cỗ bàn, còn những người đàn ông, con trai thì lo quét dọn nhà cửa, vườn tược, bàn thờ gia tiên cho trang nghiêm, sạch đẹp.

Từ bao đời nay, người Việt chúng ta luôn thờ cúng ông bà, tổ tiên của mình. Dù có nghèo khó đến mấy, mỗi gia đình đều cố gắng sắm sửa mâm cổ để cúng ông bà, tổ tiên, mời ông bà tổ tiên cùng về đón Tết với con cháu. Việc làm này đã tác động và ăn sâu vào tâm thức mỗi người Việt, nhắc nhở mọi người nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, làm cho lòng hiếu thảo trong mỗi người con được tiếp thêm sức mạnh, được nuôi lớn không ngừng. Ngày nay, xã hội càng phát triển, ảnh hưởng nhiều của văn hóa phương Tây, quan niệm về Tết cũng đã khác xưa nhiều. Việc đa dạng hóa các hình thức hưởng thụ trong những ngày nghỉ Tết sẽ giúp mọi người tái tạo sức khỏe, thoải mái tinh thần để bắt tay vào công việc trong năm mới được tốt hơn. Chúng ta vẫn có thể lựa chọn dung hòa là đi cùng với cha mẹ, người thân để vừa thực hiện điều mình thích, vừa không bỏ bê gia đình. Hoặc ít ra, chúng ta nên dành thời gian đón khoảnh khắc giao thừa và ngày đầu năm cùng với người nhà, thăm ông bà, cha mẹ, cúng lễ tổ tiên xong, sau đó hãy thực hiện những chuyến đi. Trước sự du nhập văn hóa của thời hội nhập, chúng ta cần giữ nét văn hóa cổ truyền Dân tộc trước khi đón nhận thêm những nền văn hóa mới. “Hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng.

Bài viết cùng chủ đề

  • Khánh Hòa: Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
  • Bắc Ninh: Chương trình phối hợp về công tác người cao tuổi giai đoạn 2022-2026
  • Công tác tham mưu, xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về gia đình tỉnh Bình Phước
  • Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới
  • Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID – 19
  • Lan tỏa các mô hình học tập cộng đồng

Nhắc lại như vậy để thấy, người Hà Nội có truyền thống buôn bán và bản lĩnh thương trường. Thế nhưng, Hà Nội lại không tận dụng được một cách hiệu quả những lợi thế mà cơ chế thị trường có thể đem lại cho hoạt động văn hóa trong khoảng 30 năm trở lại đây.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Lân Bình, Thủ đô luôn là một trung tâm văn hóa, nơi có nhiều bảo tàng nghệ thuật, nhà hát, hoạt động văn hóa nghệ thuật ở đỉnh cao, nhưng người Hà Nội hôm nay ít đi xem triển lãm, xem tranh ảnh, nghe giao hưởng... Nhiều người giải trí bằng cách tụ bạ ăn nhậu, chơi bời, “săn” hàng hiệu... trong khi đời sống văn hóa - nghệ thuật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc hình thành tính cách, phong cách cư dân đô thị.

Tiếp đến, công nghiệp văn hóa - dù là một ngành có hiệu suất kinh tế cao, vẫn chưa thể phát triển như tiềm năng và mong muốn. Sản phẩm văn hóa không đủ sức thâm nhập thị trường một cách mạnh mẽ để từ đó tác động tích cực đến mỗi người, góp phần định hình những giá trị Hà Nội. Đáng nói hơn, “một bộ phận không nhỏ” người Hà Nội, trong đó có không ít cán bộ, công chức “không đủ sức đề kháng” với những mặt trái của cơ chế thị trường, dẫn đến tự chuyển biến và bị tha hóa. Lòng tham che khuất lòng tốt. Thói vụ lợi, thực dụng lấn lướt nét thanh lịch, hào hoa. Thói trưởng giả, sự vô cảm thế chỗ lòng tự trọng, tinh thần nhân văn. Lối tư duy “có tiền mua tiên cũng được” khiến vấn nạn “phong bì” trở thành phương thức ứng xử của không ít thị dân. Lối sống kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp tất cả để “sống gấp” không còn là chuyện lạ…

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hương (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập vừa là nguyên nhân, vừa là tác nhân xô lệch những giá trị văn hóa truyền thống nói chung, văn hóa ứng xử của người Hà Nội nói riêng. Và hệ lụy tác động trước hết lên phong cách, đời sống văn hóa cộng đồng. Rất nhiều người Hà Nội hôm nay sống vị kỷ hơn, vội vã hơn. Không ít người giàu có về vật chất, nhưng nghèo nàn về văn hóa. Giàu mà không sang…

Thói sính ngoại "lên ngôi"!

Nếu như mặt trái của kinh tế thị trường tác động không nhỏ đến bản lĩnh văn hóa Hà Nội, phẩm chất người Hà Nội, thì quá trình hội nhập quốc tế cũng tạo nên những thách thức đáng kể cho việc gìn giữ bản sắc. Mở cửa ra thế giới, người Hà Nội dễ dàng tiếp cận với các giá trị văn minh của nhân loại; đồng thời cũng phải đối mặt với sự thâm nhập không thể tránh khỏi của văn hóa ngoại lai, trong đó có nhiều luồng văn hóa “độc”.

Ngôn ngữ như một lăng kính phản ánh văn hóa con người và nỗi lo về sự trong sáng của tiếng Việt lại đang hiện hữu. Phố, phường Hà Nội chi chít biển hiệu tiếng Anh, tiếng Hàn... Cách người trẻ giao tiếp với nhau thì ngoài cuộc chỉ có thể lắc đầu và kinh hãi nhất là ngôn ngữ “chat”… Một điều nữa rất đáng nói là thói “sính ngoại” đã ngấm sâu vào giới trẻ. Sự du nhập văn hóa thiếu chọn lọc là căn nguyên dẫn đến sự lệch lạc về giá trị của một bộ phận không nhỏ người Hà Nội. Thanh niên ở phố hay làng đều “ngập lụt” cùng “phong cách” Hàn Quốc, từ mái tóc, tấm áo, manh quần đến sự cuồng nhiệt “không để đâu cho hết” với phim Hàn, nhạc Hàn. Ngao ngán hơn, đám trẻ vắt “mũi chưa sạch” cũng thích nghe, thích hát K-Pop…

Văn hóa người Hà Nội hôm nay đang chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn hơn mức báo động. Đó là chưa kể đến, những dòng văn hóa bạo lực, suy đồi, nổi loạn đang vượt qua đủ thứ “rào chắn” tràn vào đời sống văn hóa Việt, tác động tiêu cực đến không ít người trẻ mà biểu hiện của nó không chỉ là hiện tượng lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử. Mặt khác, mải miết chạy theo lối sống mới, đam mê mới, nhiều người trẻ đã quay lưng với những giá trị truyền thống, những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể mà tiền nhân chắt chiu để lại. Điều gì sẽ xảy ra khi văn hóa Hà Nội mất dần bản sắc?

Kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế là tất yếu của tiến trình phát triển, Hà Nội không thể đi ngược với xu thế thời đại, nhưng cũng cần hiểu rằng, hội nhập không có nghĩa là hòa tan. Bản lĩnh văn hóa Hà Nội cần được thể hiện từ năng lực hội tụ, kết tinh, lan tỏa những giá trị thời đại, mà cụ thể là làm giàu văn hóa Thăng Long - Hà Nội và xứ Đoài trên nền tảng kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.

Chủ đề