Học Đại học Thương mại có dễ xin việc không

Hàng năm, trường đại học thương mại lấy điểm vào trường ở mức khá. Nhiều ý kiến cho rằng không nên đăng ký xét tuyển, em băn khoăn quá mong xin ý kiến các anh chị hướng dẫn, nhận xét…

Bạn đang đọc: Học đại học thương mại có tốt, ra trường dễ xin việc?

Em sinh năm 2000, năm nay thi ĐH. Em rất muốn được học tập tại Đại học Thương mại ( TP.HN ), nhưng còn phân vân vì không biết trường Đại Học Thương Mại ( TP.HN ) đào tạo và giảng dạy có tốt không ? Em biết điều quan trọng nhất chính là ở bản thân người học, nhưng điều quan trọng theo đó vẫn phải là chất lượng huấn luyện và đào tạo của thiên nhiên và môi trường mình sẽ theo .Em thấy mọi người không nhìn nhận cao trường Thương mại cho lắm. Cộng với điểm đầu vào không cao như một số ít trường khác nên em có chút do dự liệu có phải là do chất lượng của trường hay không ?

Em rất mong được mọi người tư vấn giúp, đặc biệt quan trọng là những anh ( chị ) từng học trường Thương mại. Em xin chân thành cảm ơn !


Ý kiến bạn đọc:

Xem thêm: Website thương mại điện tử là gì? 7 điều cần biết về web TMĐT

– Ngành học quan trọng hơn trường, ngành nào mà mình đam mê và bản thân mình luôn nỗ lực thì dễ thành công xuất sắc hơn là ngành học mình không đam mê .

– Học trường nào không quá quan trọng đâu em. Mười năm trước anh còn không vào được trường Thương mại, cũng có một suy nghĩ như em vậy. Sau một năm học trong đầu chỉ nghĩ chắc mình coi như xong thì từ năm hai trở đi mình đã nghĩ khác. Mình không vào được chỗ khác người ta đã nhận mình thì mình nên biết ơn vì điều đó và cố gắng hết mình. Ba năm còn lại kết quả về số không phải là cao nhưng mình luôn cố gắng rèn luyện để có kỹ năng tốt nhất. Ở thời điểm ra trường thì mình khá tự tin và công việc sau cũng tạm ổn. Học hay làm tốt do mình là chính, làm sao để biến những điều kiện xung quanh làm động lực cho mình thì sẽ ổn cả.
P.S: Đa phần chúng ta chẳng biết tại sao lại đăng ký vào Trường đó, ngành đó đâu em nên cứ tự tin chiến đấu hết mình đi. Sở thích, ước mơ, đam mê cũng Thay đổi theo thời gian. Đi làm mới thấy ĐH là nền tảng thôi, ra thực tế ai hơn ai khó nói lắm. Good luck em


– Nếu phân vân về chất lượng thì em hoàn toàn có thể khám phá những trường khối ngành kinh tế tài chính khác như NEU, FTU … thì chất lượng nguồn vào tốt hơn

– Ở trường chỉ dạy những điều cơ bản, ngoài đời mới dạy chuyên sâu và phải học ngoại ngữ thật tốt thì cơ hội tìm việc làm sẽ tốt hơn.

Xem thêm: Khái niệm hợp đồng thương mại, đặc điểm của hợp đồng thương mại

– Nếu bạn hoàn toàn có thể thi điểm trên cao thì cứ vào trường khác ; còn nhiều trg chất lượng tốt, điểm nguồn vào cao nhưng vẫn có sinh viên thất nghiệp như thường. Xin đc việc hay không hầu hết là do mình chứ thực ra thi vào trường nào chả được, đặc trưng của nhóm ngành kinh tế tài chính, kế toán, … là dựa vào năng lượng chứ ng ta chả chăm sóc bạn Tốt nghiệp trường nào đâu. Bằng cấp chỉ dành cho khối ngành kĩ thuật và y dược ? thôi- Bạn cứ nhắm vào những trường ĐH lớn ( nếu hoàn toàn có thể ) về Kinh tế. Hiện nay một số ít ngân hàng nhà nước cũng có chính sách ” ưu tiên ‘ ‘ tuyển dụng sinh viên từ những trường ĐH có tiếng tăm : ĐHKTQD, ĐHNT, ĐHKT tphcm, HVNH. .. Còn nếu bạn không muốn làm ngân hàng nhà nước hay là bạn không đủ sức để thi vào những trường đó thì Thương mại cũng là một lựa chọn khá ổn …Tổng hợp

Source: //trangwiki.com
Category: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Kinh doanh thương mại (Commercial Business) thực chất không phải ngành học quá phổ biến, vì nhiều trường phân chia thành quản trị kinh doanh, kinh tế, marketing,... thay vì có một ngành học khá "tổng hợp" như kinh doanh thương mại. Những tổ hợp xét tuyển ngành này hiện nay gồm có: A00, A01, C04, D01.

Học Kinh doanh thương mại ra làm gì? có dễ xin việc không?

I. Ngành Kinh doanh thương mại học những gì?

Kinh doanh thương mại học về cách điều tra thị trường, nghiên cứu, triển khai và đánh giá hiệu quả của các kế hoạch kinh doanh, thương mại theo cách chuyên nghiệp và chính xác nhất. Khi học ngành kinh doanh thương mại, bạn sẽ học quản trị kinh doanh, quản lý bán hàng, tiếp thị, phân tích tài chính, kinh tế đối ngoại, luật thương mại, bảo hiểm, xuất nhập khẩu, quản trị bán lẻ...
Với lượng kiến thức rộng như vậy, có lẽ nhiều bạn sẽ nghĩ về việc liệu học kinh doanh thương mại có thể tập trung vào hướng cụ thể hay không (vì cảm giác sẽ khó để nắm bắt rộng). Tuy nhiên, thực tế là nếu yêu thích và có năng lực, bạn vẫn có thể học tốt cả từ các môn lý thuyết như kinh tế vi mô, vĩ mô đến các môn về quản trị chiến lược, luật, hành vi khách hàng, xuất nhập khẩu... Thực tế, sinh viên học kinh doanh thương mại ra trường gần như không bị giới hạn khi tìm việc làm trong lĩnh vực kinh doanh nói chung.

II. Các vị trí việc làm khi học ngành Kinh doanh thương mại

Như đã đề cập, các bạn có bằng kinh doanh thương mại có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí việc làm. Cho dù xin vào các công ty xuất nhập khẩu, công ty thương mại, kinh doanh dịch vụ, công ty fowarder, logistics hay công ty đa quốc gia, bảo hiểm, tư vấn tài chính... thì đều có cơ hội thành công. Với lượng kiến thức chuyên ngành học được, các kỹ năng được rèn luyện trong trường, thu nhập của bạn cũng sẽ ở mức rất cạnh tranh.
Một số vị trí việc làm khi học ngành kinh doanh thương mại là:

  • Nhân viên sales/ Nhân viên kinh doanh: Đa số các công ty tuyển nhân viên sales sẽ trả lương cứng thường trong khoảng 4 - 6 triệu/tháng với người chưa có kinh nghiệm, tính thêm KPI và các khoản phụ cấp thì mỗi tháng bạn nhận từ 7 - 14 triệu, cao nhất có thể là 40 triệu/tháng.
  • Chuyên viên marketing: Nhiều bạn học kinh doanh thương mại nhưng thích tiếp thị có thể làm về mảng marketing, digital marketing với thu nhập trung bình 9 - 14 triệu/tháng, nhiều kinh nghiệm thì lương có thể lên tới 33 triệu/tháng.
  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu: Vị trí này thường sẽ yêu cầu ngoại ngữ, lương khoảng 8 - 14 triệu/tháng, tăng dần lên khoảng 30 triệu/tháng.
  • Nhân viên kinh doanh logistics: Lĩnh vực logistics ngày càng hot khi thương mại điện tử phát triển. Lựa chọn nghề nghiệp này, bạn sẽ có lương khởi điểm từ 5 - 12 triệu/tháng, sau đó là khoảng 15 - 20 triệu/tháng và có thể tăng lên tới 30 triệu/tháng sau khoảng 5 - 7 năm làm việc.
  • Đại diện thương mại: Đại diện thương mại có mức lương trung bình từ 7 - 10 triệu/tháng và cao nhất cũng tương tự như những vai trò kể trên, xấp xỉ 30 triệu/tháng.
  • Quản lý bán hàng: Lương của quản lý bán hàng khá cao, từ 13 - 19 triệu/tháng và đạt tới mức 40 triệu/tháng nếu bạn có kinh nghiệm và năng lực kinh doanh, đào tạo, lãnh đạo.
  • Giảng viên: Một lựa chọn nghề nghiệp khác cho sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại là trở thành giảng viên trung cấp, cao đẳng, đại học ngành này hoặc tương đương (quản trị kinh doanh, marketing, logistics...). Lúc này, thu nhập của bạn được trả theo quy định của nhà nước.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm việc làm chuyên viên tư vấn bảo hiểm, tư vấn tài chính, nhân viên kinh doanh bất động sản, các công việc trợ lý, nhân viên thu mua... Mức lương của các vai trò này tùy thuộc vào kinh nghiệm nhưng cao nhất cũng sẽ trong khoảng 20 - 30 triệu/tháng.

Lương của các vị trí ngành kinh doanh thương mại cao không?

III. Các trường đào tạo ngành Kinh doanh thương mại tốt nhất

Về tổng thể, trên cả nước cũng không thực sự có nhiều trường có chương trình đào tạo ngành kinh doanh thương mại - có thể nói là rất ít trường có ngành này. Một vài trường uy tín trên cả 3 miền là:

1. Miền Bắc

  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.
  • Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội.

2. Miền Trung

  • Đại học Nha Trang.
  • Đại học Tây Nguyên.
  • Đại học Kinh tế, Đại học Huế.
  • Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

3. Miền Nam

  • Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Đại học Dân lập Văn Lang.
  • Đại học Công nghệ TP.HCM.
  • Đại học Cửu Long.
  • Đại học Cần Thơ.

IV. Học ngành Kinh doanh thương mại có dễ xin việc không?

Ngoài việc hiểu rõ rằng học kinh doanh thương mại ra trường làm gì, có thể học ở trường nào thì chắc chắn, các bạn học sinh, các vị phụ huynh cũng đều quan tâm đến khả năng xin việc của sinh viên ngành này dễ hay khó. Gần như chắc chắn không có mấy người quyết tâm thi vào các ngành mà được cảnh báo sẽ khó xin việc. May thay, kinh doanh thương mại không phải một ngành học như thế.
Có tấm bằng cử nhân ngành này, bạn có thể tự do "tung hoành" trong hầu hết các vị trí việc làm liên quan đến kinh doanh, thương mại, tiếp thị - vô số vai trò với thu nhập cao, môi trường năng động, thử thách, nhiều cơ hội thăng tiến. Kết quả học tập quan trọng nhưng thậm chí cũng không phải tiên quyết với ngành này mà đôi khi kỹ năng, quyết tâm, nỗ lực, tham vọng mới là yếu tố định hướng, giúp bạn tiến thẳng đến thành công trên con đường sự nghiệp.

Cơ hội việc làm của ngành Kinh doanh thương mại như thế nào?

V. Những ai phù hợp theo học ngành Kinh doanh thương mại?

Khối ngành kinh doanh, kinh tế được đánh giá là phù hợp với nhiều người, không chỉ người hướng ngoại mà cả những người hướng nội cũng có thể làm được. Dù vậy, vẫn có những người phù hợp người khác. Sẽ thật tệ nếu bạn theo học một ngành mình không thực sự thích và sau đó không biết phải xác định mục tiêu, nỗ lực thế nào. Hãy tự hỏi mình, cân nhắc kỹ trước khi chọn ngành học, trường học để tránh cảm giác thất vọng không đáng có về sau.
Bạn có thể tự so sánh với các tiêu chí sau đây xem liệu mình có nhiều điểm phù hợp không nhé:

  • Yêu thích kinh doanh, kiếm tiền.
  • Tư duy rõ ràng, có tham vọng, tầm nhìn, muốn xây dựng sự nghiệp thành công.
  • Không ngại thử thách, thất bại không nản lòng, kiên định với mục tiêu.
  • Năng động.
  • Quảng giao, tương tác tốt và dễ kết nối, xây dựng các mối quan hệ.
  • Nhiệt tình, chú ý đến chi tiết nhưng vẫn có khả năng bao quát tốt.
  • Có thiên phú, kỹ năng sales.
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết trình và thuyết phục.

Không "chung chung" như quản trị kinh doanh, ngành kinh doanh thương mại cũng là học về kinh doanh nhưng cung cấp các kiến thức được cụ thể hóa, giúp sinh viên tiếp cận tốt hơn với những mảng khác nhau, có thể dễ chọn công việc hơn sau khi tốt nghiệp. Mong rằng với những chia sẻ của JobOKO, các bạn có thể sớm tìm ra định hướng cho mình và thi tốt, xét tuyển thành công vào ngành kinh doanh thương mại nhé.

MỤC LỤC:
I. Ngành Kinh doanh thương mại học những gì?
II. Các vị trí việc làm khi học ngành Kinh doanh thương mại​
III. Các trường đào tạo ngành Kinh doanh thương mại tốt nhất
IV. Học ngành Kinh doanh thương mại có dễ xin việc không?
V. Những ai phù hợp theo học ngành Kinh doanh thương mại?

Video liên quan

Chủ đề