Học du lịch có dễ xin việc không

“3h sáng giật mình tỉnh giấc, chợt thấy mông lung về tương lai nghề nghiệp. Dịch dã tàn phá quá. Có bạn nào sắp tốt nghiệp như mình không? Thật sự là chưa biết xin việc ở đâu… Mình học Quản trị khách sạn, cuối tháng này ra trường rồi đây!”

Một tài khoản có tên <Toan Nguyen> đau đáu đăng tus hỏi trên group Nghề Khách Sạn - Tâm sự. Đúng thật là, lứa sinh viên "9X đời cuối" ngành du lịch - khách sạn 2 năm nay chật vật…

Học du lịch có dễ xin việc không
Sau tốt nghiệp nên tìm việc gì đây?

Khi mà tụi trẻ cứ truyền tai nhau cái ý nghĩ “học du lịch không bao giờ lo thất nghiệp” và tự tin chọn lấy một ngành để làm nền móng kiến thức cơ bản theo đuổi đam mê, háo hức đợi ngày ra trường chưa được lâu thì dịch ngỡ ở đâu đột nhiên xuất hiện. Ngành du lịch “bệnh” từ đó.

Trên cả nước, hàng triệu lao động ngành dịch vụ bị ảnh hưởng: hàng không, vận chuyển, lữ hành, khách sạn, nhà hàng, quán bar, vũ trường, spa… Từ chỗ bị giảm ngày công, giảm lương đến nghỉ tạm, nghỉ không lương và cho nghỉ hẳn vì cơ sở đóng cửa, ngưng hoạt động do vắng khách, hoặc tuân thủ Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ về phòng chống dịch. Sinh viên năm 3, năm 4 đang theo học các ngành, chuyên ngành về du lịch - khách sạn cũng gặp khó khăn trong việc tìm chỗ xin thực tập và thực tập. Vậy thì coi như, cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế trước khi ra trường bằng 0. Điều này gây bất lợi lớn cho nhiều ứng viên tìm việc khách sạn - nhà hàng non kinh nghiệm trong cuộc đua cạnh tranh suất ứng tuyển với các “lão làng” ngay khi ngành phục hồi, dù trình độ hay vốn ngoại ngữ OK. Tự dưng “có ăn, có học” vậy mà thất thế thì có “ghét con Covid” không cơ chứ?

Hướng đi nào là khả thi cho Sinh viên du lịch yêu nghề?

Không bàn đến những bạn học đại học cho bằng bạn bằng bè, học để an nhàn thêm 4 năm nữa thay vì tự lực nuôi thân; người trẻ có chí hướng, mục tiêu nghề nghiệp và nhất là yêu thích, đam mê với ngành dịch vụ khách sạn - du lịch hầu hết đều đau đáu tương lai công việc sau tốt nghiệp. Vì dịch vẫn còn đang tiếp diễn nặng. Trên cả nước, không nhiều cơ sở kinh doanh đã phải đóng cửa, thậm chí phá sản vì không trụ nỗi nữa. Khả năng ngành hoạt động và phục hồi trở lại trong năm nay không cao; trong khi hết tháng này, lứa 2K đã rục rịch cầm bằng ra trường.

Nên làm gì đây?

Trăn trở với những lo lắng và hoang mang của bạn Toan Nguyen nói riêng, sinh viên ngành du lịch - khách sạn nói chung, phía dưới bài đăng, nhiều anh chị lớn trong ngành đã “mách nước” ngay và luôn 5 hướng đi khả thi nhất có thể chọn để làm và “đợi” ngành:

+ Xin việc ở tỉnh thành dịch ổn

Tại các tỉnh, thành phố kiểm soát dịch tốt, du lịch vẫn được phép “mở cửa” đón khách nội. Không ít đơn vị kinh doanh khách sạn - nhà hàng vẫn đăng tin tuyển nhân viên, như trên Hoteljob.vn. Ngoài ra, trong thời gian tới, nếu tình hình dịch ổn, nhiều địa phương cũng sẽ nới lỏng quy định phòng chống dịch, cho phép nhiều dịch vụ hoạt động trở lại, trong đó có kinh doanh ăn uống và lưu trú. Đây là cơ hội ít ỏi cho những bạn vừa tốt nghiệp có nguyện vọng tìm việc đúng ngành. Tuy nhiên, rõ ràng, cạnh tranh vô cùng cao.

+ Học nghề và học tiếng

Nghe có vẻ điên rồ, vì vừa bỏ thời gian và tài chính không ít để hoàn thành 4 năm học chính quy, sao giờ lại phải học nghề và học tiếng? Nhiều người thậm chí mang tư duy Đại học là nhất, chỉ những ai thất học mới đi học nghề.

Thực tế, việc học trên trường đa phần nghiêng về lý thuyết, đại cương trong khi học nghề ưu tiên thực hành thực tế. Do đó, việc chuẩn bị nền tảng hoàn thiện cả về kiến thức ngành lẫn kỹ năng và nghiệp vụ nghề giúp ứng viên tự tin ứng tuyển, có thể bắt tay ngay vào công việc và bỏ qua bước training (điều này doanh nghiệp đánh giá cao), làm việc hiệu quả và chính xác hơn trong tương lai.

Còn về học tiếng - rõ ràng là luôn cần thiết, đúng không? Đặc thù ngành dịch vụ khách sạn - nhà hàng luôn ưu tiên ứng viên giỏi ngoại ngữ để giao tiếp và phục vụ khách. Nhiều nhân sự ngành tận dụng thời gian rảnh trước và sau ca để bổ sung vốn từ vựng, rèn khả năng nói, tập nhấn nhá, phát âm hay, chuẩn… Họ đang làm nghề mà vẫn học, sao bạn lại không?

Học du lịch có dễ xin việc không
Học nghề giúp thạo kỹ năng và nghiệp vụ ngành

Lựa chọn này phù hợp với ai có điều kiện tài chính và quyết tâm “đổi đời” cao. Bởi du học tốn nhiều chi phí, lại đối mặt không ít khó khăn tại đất khách. Tuy nhiên, nếu đi được thì đây là gợi ý không tồi để phát triển bản thân và nghề nghiệp. Tại các nước du học ngành khách sạn - du lịch nổi tiếng và có tình hình dịch ổn, bạn không chỉ được học nâng cao kiến thức ngành mà còn được thực hành trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và đẳng cấp, được vừa học vừa làm tạo thu nhập, tìm kiếm cơ hội ở lại sau tốt nghiệp để “kiếm thêm” (cả kiến thức và tiền). Chưa kể, ngày về nước, với tấm bằng quốc tế trong tay, hồ sơ xin việc của bạn dĩ nhiên nổi bật.

+ Xin việc ở ngành tương tự

Học HDVDL thì xin làm MC hay nhân viên Sales, chuyên viên bất động sản - học Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thì xin làm Quản lý tòa nhà, Điều phối vé, lễ tân tòa nhà, chăm sóc khách hàng… Những công việc này tuy trái ngành nhưng hoàn toàn có thể vận dụng kỹ năng và nghiệp vụ đã được học do tương tự nhau, ở một số khâu (như cùng là ngành dịch vụ phục vụ khách hàng). Như vậy, xin việc thế này vừa có việc làm, tạo thu nhập - vừa củng cố kiến thức đã học vào môi trường thực tế, rèn dũa để chuẩn bị cho mục tiêu ứng tuyển đúng ngành trong tương lai.

+ Tìm việc làm tạm, việc trái ngành

Không ít bạn trẻ đăng ký làm shipper giao hàng hay lái xe công nghệ hoặc công nhân nhà máy, phụ việc tay chân cho các cơ sở kinh doanh tư nhân đăng tuyển. Sinh viên tốt nghiệp giỏi tiếng thì xin làm Trợ giảng, Giáo viên đứng lớp cho các trung tâm ngoại ngữ hoặc tìm việc biên/ phiên dịch, cộng tác viết bài, thiết kế hay bất kỳ công việc nào khác mà bản thân bạn có kiến thức và kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu công việc.

Học du lịch có dễ xin việc không
Tìm việc trái ngành để có thu nhập sống tiếp đợi dịch

Thế mới thấy, dịch căng ảnh hưởng đến lao động ngành thế nào. Tuy nhiên, xâu chuỗi lời khuyên từ nhiều anh, chị lớn, Ms. Smile mạnh dạn gợi ý hướng đi chung cho bạn lúc này:

- Nếu trong hoặc gần địa phương vẫn hoạt động du lịch, các doanh nghiệp vẫn mở cửa đón khách và đăng tin tuyển người thì tốt quá, cứ nộp hồ sơ ứng tuyển và hy vọng.

- Trường hợp dịch chỗ bạn phức tạp, quanh đó cũng không khả thi, thôi thì “bẻ lái” tìm tạm công việc trái ngành giờ hành chính để “nuôi thân”, thời gian rảnh thì bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng nghề, rèn ngoại ngữ; đồng thời không quên cập nhật thông tin, hoàn chỉnh CV để ứng tuyển ngay khi có cơ hội.

- Du học cũng tốt nhưng ở thời điểm hiện tại, tài chính chắc đang khó khăn; thêm nữa, tình hình dịch bệnh phức tạp, việc di chuyển lúc này nguy cơ mất an toàn cao.

Cuộc đời là của bạn nên lựa chọn là ở bạn. Nhưng dân ngành ai cũng tin du lịch rồi sẽ phục hồi. Các bạn còn trẻ, cơ hội còn nhiều nếu thực sự đam mê với nghề và còn cố gắng thì hiện tại hãy chấp nhận khó một tí, đi nhưng chắc chắn sẽ quay về. Mọi thứ với các bạn giờ chỉ mới là bắt đầu thôi…

​Ms. Smile

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là một trong 3 ngành "công nghiệp không khói" có tốc độ phát triển nhanh và đóng góp lớn về GDP cho cả nước. Bởi giàu tiềm năng phát triển mà nhu cầu nguồn nhân lực ngành này cũng ngày một cao. Tuy nhiên, việc xác định công việc phù hợp và nắm bắt cơ hội làm việc tại các công ty du lịch, khách sạn lớn là cả một quá trình cần được chú trọng. Vậy học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có dễ xin việc không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cơ hội nghề nghiệp của ngành học này qua thông tin bên dưới nhé!

 

 

Học du lịch có dễ xin việc không

Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có dễ xin việc không là băn khoăn chung của rất nhiều thí sinh yêu thích ngành này

Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, mỗi năm ngành du lịch nước ta đón khoảng 800 nghìn lượt khách nước ngoài. Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón khoảng 47- 48 triệu lượt khách du lịch nội địa, 10 – 10.5 triệu lượt khách quốc tế và với tổng số 580.000 buồng lưu trú. Với tốc độ phát triển này, dự kiến sẽ tạo ra khoảng 3.000.000 việc làm cho nguồn nhân lực ở nhóm ngành du lịch - khách sạn.
Đây là cơ hội cho những bạn theo học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành dễ dàng nắm bắt những vị trí việc làm tốt nhất. Tuy nhiên, học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có dễ xin việc hay không vẫn là vấn đề rất nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. Nhằm giúp bản thân có được lợi thế chinh phục nhà tuyển dụng, các bạn nên tìm hiểu rõ về lộ trình học tập, chọn được môi trường phù hợp để trang bị kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ.

Nhắc tới ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nhiều người hay nghĩ đến công việc hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh vị trí này, sinh viên ngành này còn có thể đảm nhiệm rất nhiều vị trí công việc khác như: chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, Quản trị điều hành thiết kế tour, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị - sự kiện, kế toán lữ hành, nhân viên lễ tân, nghiên cứu giảng dạy,…
Với những công việc vừa nên trên, cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sẽ làm việc tại:

  • Các sở, ban ngành cơ quan hành chính nhà nước liên quan đến lĩnh vực du lịch; 
  • Công ty du lịch và lữ hành, công ty tổ chức sự kiện;
  • Các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí;

Với những thông tin vừa cung cấp, mong rằng các bạn sẽ giải đáp được thắc mắc học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có dễ xin việc không? Từ đó có thêm động lực để phấn đấu học tập, sẵn sàng vươn đến thành công trong tương lai. 

CÁC CHUYÊN GIA KHUYÊN CÁC BẠN CHỌN TRƯỜNG ĐỂ KHỞI NGHIỆP?

CHỌN TRƯỜNG CÔNG LẬP LÀ LỰA CHỌN SỐ 1:

1.     Tại TPHCM hệ ĐH,CĐ: có 2 trường công lập

        2.     + Tại Hà nội hệ Đại học – trường công lập có: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Quốc Gia

               + Hệ Cao đẳng – trường công lập: Trường ta