Học viện âm nhạc huế tuyển sinh 2023

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, môn Âm nhạc và Mỹ thuật trở thành môn học thuộc nhóm môn Công nghệ và nghệ thuật ở bậc trung học phổ thông. Với sự đổi mới này, vị thế của các bộ môn nghệ thuật tiếp tục được củng cố.

Tuy nhiên thực tế hiện nay, ngành giáo dục cả nước đang phải đối mặt với bài toán thiếu hụt nhân lực giáo viên nghệ thuật trầm trọng tại các trường trung học phổ thông.

Nắm bắt thực tế đó, các trường đào tạo sư phạm nghệ thuật đã đẩy mạnh tuyển sinh để đón đầu xu hướng, cung cấp nguồn nhân lực cho ngành sư phạm. Tuy nhiên quá trình tuyển sinh, đào tạo cũng gặp không ít khó khăn.

Học viện âm nhạc huế tuyển sinh 2023
Hiện nay, nhiều địa phương chưa thể đưa bộ môn nghệ thuật vào giảng dạy trong năm học 2022-2023 vì không có giáo viên giảng dạy. Ảnh minh họa: Doãn Nhàn

Các ngành nghệ thuật không phải là lựa chọn của số đông

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, theo Tiến sĩ Hà Mai Hương - Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế, mặc dù đào tạo nghệ thuật tại Việt Nam hiện nay đã có nhiều ưu đãi và được quan tâm hơn trước với các chương trình đề án đào tạo trong và ngoài nước, tạo ra những điều kiện thuận lợi, những cơ hội học tập cho người học nhưng xu hướng chung các ngành nghệ thuật không là sự lựa chọn của số đông.

Tiến sĩ Hà Mai Hương nêu lý do: "Vì thời gian đào tạo dài, cơ hội việc làm và thu nhập không tương xứng với sự đầu tư ban đầu nên đã không có nhiều người lựa chọn theo học sư phạm nghệ thuật.

Ngoài ra, nguồn tuyển sinh vào các trường nghệ thuật ngày càng ít, có những ngành hiếm hoặc không có người học vì vậy có ngành phải hạ thấp điều kiện tuyển chọn dẫn đến chất lượng đào tạo có phần suy giảm.

Sinh viên ra trường chỉ ở một số chuyên ngành dễ tìm được việc làm còn lại khó có cơ hội làm đúng nghề, nhất là các thành phố nhỏ thì cơ hội việc làm không dễ có".

Học viện âm nhạc huế tuyển sinh 2023

Tiến sĩ Hà Mai Hương cho biết xu hướng chung các ngành nghệ thuật không là sự lựa chọn của số đông. Ảnh: Học viện âm nhạc Huế

Trong khi đó, Phó giáo sư Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh cũng chia sẻ về khó khăn trong công tác tuyển sinh tại trường: "Do số lượng giảng viên có hạn nên chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm Mỹ thuật của nhà trường chỉ có 25 sinh viên/năm. Mặc dù vậy, trong vòng 3 năm gần đây, trường chỉ tuyển sinh được tối đa một nửa trên tổng chỉ tiêu đề ra, tức là khoảng 12-13 sinh viên".

Cần lộ trình đào tạo bài bản cho đội ngũ giáo viên Nghệ thuật cấp trung học phổ thông

Để khắc phục bài toán thiếu giáo viên nghệ thuật tại nhiều trường trung học phổ thông hiện nay, có đề xuất nêu ra như tuyển dụng thêm các nghệ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ chuyên nghiệp có bằng đại học thuộc các chuyên ngành âm nhạc/mỹ thuật khác ngoài sư phạm (như: thanh nhạc, biểu diễn các loại nhạc cụ, lý luận âm nhạc, thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa, hội họa…) và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để dạy học. Hoặc điều chuyển giáo viên dạy Âm nhạc, Mỹ thuật ở bậc trung học cơ sở đến các trường trung học phổ thông để giảng dạy,...

Theo Phó giáo sư Nguyễn Văn Minh, đây là giải pháp cần thiết để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên hiện nay, tuy nhiên về lâu về dài chúng ta cần lộ trình bài bản để đào tạo nhằm hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên dạy bậc trung học phổ thông.

“Giáo viên dạy bậc trung học phổ thông phải đạt chuẩn cử nhân, người thầy phải giỏi về sư phạm đồng thời giỏi cả về nghề để định hướng các em đúng nơi, đúng chỗ”, thầy Minh khẳng định.

Học viện âm nhạc huế tuyển sinh 2023

Phó giáo sư Nguyễn Văn Minh (Ảnh: Trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh)

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Hà Mai Hương cũng cho rằng: “Với bất kỳ đối tượng học nào (cho dù học nghệ thuật chuyên nghiệp hay học nghệ thuật theo dạng lựa chọn ở trường phổ thông) thì năng lực, phương pháp sư phạm của giáo viên cũng rất cần thiết để hỗ trợ cho giáo viên trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt”.

Trong khi đó, Tiến sĩ Trần Thị Thu Hà, Phó Trưởng khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng giáo viên nghệ thuật dạy học cho cấp trung học phổ thông cần đáp ứng được nhiều yêu cầu khắt khe:

“Trước tiên người giáo viên cần có phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên nói chung. Đồng thời có kiến thức, kĩ năng khoa học ngành/liên ngành cần thiết và có khả năng vận dụng hiệu quả vào giảng dạy cũng như vào thực tiễn.

Ngoài ra, phải nhận biết được giá trị văn hoá của khoa học ngành/liên ngành; có khả năng và ham muốn học hỏi, tiếp thu những giá trị phổ quát, tinh hoa của văn hoá nhân loại; biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú…”

Trước yêu cầu đó, Tiến sĩ Thu Hà cho biết trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tăng chỉ tiêu đào tạo trong những năm gần đây, đồng thời không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy để kịp thời cung cấp nguồn nhân lực cho ngành giáo dục:

“Không nằm ngoài sứ mệnh chung của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Chuẩn mực, Sáng tạo, Tiên phong, Khoa Nghệ thuật luôn không ngừng rà soát, sửa đổi từ chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, nội dung dạy học, phương pháp dạy học… nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đào tạo luôn hướng đến sự phát triển năng lực của người học.

Chỉ tiêu tuyển sinh 2 ngành đào tạo sư phạm Âm nhạc và sư phạm Mỹ thuật tại Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 2020 trở lại đây có tăng cao hơn các năm trước. Cụ thể, trong năm học 2022 – 2023. Dự kiến khoa Nghệ thuật sẽ tuyển 90 chỉ tiêu cho ngành sư phạm Âm nhạc và 60 cho ngành sư phạm Mỹ thuật”.

Học viện âm nhạc huế tuyển sinh 2023

Tiến sĩ Trần Thị Thu Hà: "Các em chỉ có thể phát triển nghề nghiệp tốt nhất nếu đó là sở trường của các em". Ảnh: NVCC

Khi phóng viên đề cập đến vấn đề làm sao để thu hút nhiều hơn các thí sinh lựa chọn nộp hồ sơ vào sư phạm nghệ thuật cũng như lựa chọn bộ môn này ở chương trình giáo dục phổ thông mới, Tiến sĩ Thu Hà thừa nhận: “Đây là câu hỏi khó cho chính những người đang trực tiếp đào tạo ngành sư phạm nghệ thuật như chúng tôi.

Cá nhân tôi cho rằng, cần tư vấn rất rõ cho học sinh sẽ lựa chọn bộ môn nghệ thuật trong trường phổ thông cũng như các em học sinh đang còn do dự nên hay không nên học ngành sư phạm nghệ thuật hiểu: được học và làm việc bằng sở trường của mình là một lợi thế rất lớn. Các em chỉ có thể phát triển nghề nghiệp tốt nhất nếu đó là sở trường của các em”.

Để giải quyết bài toán thu hút nhân tài theo học sư phạm nghệ thuật về lâu về dài, Tiến sĩ Hà Mai Hương cho rằng cần có sự nhìn nhận chính xác hơn về vai trò, sự tác động của nghệ thuật tới đời sống.

“Hiện nay Mỹ thuật và Âm nhạc là môn lựa chọn trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Chúng tôi mong muốn xã hội nhìn nhận chính xác hơn về vai trò, sự tác động của nghệ thuật nói chung và âm nhạc, mỹ thuật nói riêng đối với sự phát triển của mỗi người để có những thay đổi trong đánh giá và nhìn nhận các bộ môn nghệ thuật. Một khi nghệ thuật được coi trọng thì người học nghệ thuật sẽ ngày càng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu xã hội”.

Doãn Nhàn - Châu Giang